Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt của Kim Lân chi tiết, dễ nhớ và dễ hiểu - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt của Kim Lân chi tiết, dễ nhớ và dễ hiểu

Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt của Kim Lân chi tiết, dễ nhớ và dễ hiểu

Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình văn học lớp 12. Đây cũng là tác phẩm văn học hay xuất hiện trong các đề thi. Để giúp các em có một kì thi thật tốt, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẫu sơ đồ tư duy bài Vợ Nhặt của Kim Lân chi tiết, dễ nhớ và dễ hiểu.

1. Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt của Kim Lân ngắn gọn nhất:

1.1. Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt của Kim Lân ấn tượng nhất:

Top 30 Sơ đồ tư duy Vợ nhặt (dễ nhớ, dễ hiểu)Top 30 Sơ đồ tư duy Vợ nhặt (dễ nhớ, dễ hiểu)

1.2. Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt của Kim Lân hay nhất:

Top 30 Sơ đồ tư duy Vợ nhặt (dễ nhớ, dễ hiểu)Top 30 Sơ đồ tư duy Vợ nhặt (dễ nhớ, dễ hiểu)

1.3. Sơ đồ tư duy về nhân vật Tràng thú vị nhất:

Top 30 Sơ đồ tư duy Vợ nhặt (dễ nhớ, dễ hiểu)Top 30 Sơ đồ tư duy Vợ nhặt (dễ nhớ, dễ hiểu)

1.4. Sơ đồ tư duy về nhân vật Thị dễ hiểu nhất:

Top 30 Sơ đồ tư duy Vợ nhặt (dễ nhớ, dễ hiểu)Top 30 Sơ đồ tư duy Vợ nhặt (dễ nhớ, dễ hiểu)

2. Đôi nét về nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt mà bạn cần biết:

2.1. Tìm hiểu chung về nhà văn Kim Lân:

Nhà văn Kim Lân, có tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Do hoàn cảnh khó khăn, ông chỉ được học hết lớp tiểu học, rồi sau đó vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn.  Kim Lân bắt đầu viết thể loại truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo như: Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật… Đúng như lời nhà văn Nguyên Hồng đã từng nói: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”. Ông là một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam. Ông được biết đến với những tác phẩm mang tính chất xã hội, nhân văn và chủ yếu xoay quanh cuộc sống của người nông dân, công nhân và những người nghèo. Sau Cách mạng tháng Tám (năn 1945), Kim Lân tiếp tục các hoạt động làm báo, viết văn phục vụ kháng chiến và cách mạng. Ông vẫn dành một tình cảm đặc biệt với thể loại văn học truyện ngắn và là một nhà văn nổi tiếng chuyên viết về làng quê Việt Nam – một mảng hiện thực mà từ lâu ông đã có sự hiểu biết sâu sắc. Lời văn ông viết vô cùng chân thật, xúc động, thể hiện đúng với hiện thực khắc nhiệt về cuộc sống xã hội và người dân quê thời bấy giờ; ông có sự hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Năm 2001, Kim Lân được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2.2. Tìm hiểu chung về tác phẩm Vợ nhặt:

Vợ nhặt là một tác phẩm văn học của nhà văn Kim Lân. Nội dung tác phẩm là viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945, đã cướp đi sinh mạng của gần hai triệu đồng bào nhân dân ta. Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí (truyện ngắn năm 1962), tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư ( năm 1946) tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên tác phẩm vẫn còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc (năm 1954), Kim Lân đã dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Nhan đề của tác phẩm khá ấn tượng, đặc sắc và tạo nên nét riêng biệt; để qua đó hé mở một tình huống đầy éo le của tác phẩm khiến người đọc không thể bỏ qua.

2.3. Ý nghĩa đặc sắc ẩn chứa trong nhan đề “Vợ nhặt”:

Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. Trước hết, từ “vợ” là một danh từ thiêng liêng, dùng để chỉ người phụ nữ trong mối quan hệ được pháp luật công nhận với “chồng”. Theo phong tục, vợ chồng chỉ được công nhận khi có sự chứng kiến của họ hàng, làng xóm. Còn “nhặt” là hành động cầm vật bị đánh rơi lên. Có thể hiểu ngay, thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào.

Kim Lân đã sáng tạo ra một nhan đề độc đáo, ấn tượng và vô cùng sâu sắc. Bởi vì, chỉ khi ta nói từ “nhặt” thì sẽ được hiểu là nhặt được một món đồ nào đó bị rơi, chứ không ai lại nghĩ đến trường hợp nhặt được một người về làm vợ bao giờ cả. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Qua đó, nhà văn đã thể hiện được cảnh ngộ thê thảm của con người lúc bấy giờ, đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

Nhan đề “Vợ nhặt” trước hết khái quát được tình huống của truyện. Đồng thời đó cũng lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ thực dân đã đẩy người nông dân vào tình cảnh nghèo đói, người “chết như ngả rạ”. Nhan đề có tính khái quát cao, hoàn cảnh của Tràng chỉ là một trong số đó, vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

3. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân:

3.1. Mẫu 1 – Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân đầy đủ nhất:

Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước, hoành hành khắp nơi, người chết nhiều như rạ, người còn sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là chàng trai xấu xí, thô kệch, nghèo đói, ế vợ, sống cùng với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp năm ấy, Tràng phải làm nghề kéo xe thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày cùng với mẹ. Trong một lần kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái (tên là Thị). Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi dáng vẻ tiều tụy, khắc khổ, đói rách khiến cô gái đó đã khác đi rất nhiều so với lần đầu mới gặp. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã liền theo anh Tràng về nhà làm vợ. Cô Thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng về đến nhà, bà vừa bất ngờ, ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là “mẹ”; bà vừa thấy đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất, lo rằng không biết có qua nổi giai đoạn này không và người ta lấy con mình vì cái đói, cái khổ. Tuy nhiên, ngay lập tức, bà nhanh chóng gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống kể từ lúc căn nhà đón thêm nàng dâu đã có sự thay đổi hoàn toàn. Sự bừa bộn, lộn xộn của căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, tươm tất. Tràng cũng đã thay đổi, anh dần thấy lo cho tương lai sau này và hiện lên những suy nghĩ sâu xa hơn về cuộc sống. Ba mẹ con Tràng, Thị và bà cụ Tứ cùng nhau ăn bữa cơm đầu với nồi cháo cám. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô Thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong sự nghẹn ngào, không ai nói với ai câu nào. Cô Thị còn kể những mẩu chuyện về người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ, tưởng chừng chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại là chìa khóa, mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai, hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.

3.2. Mẫu 2 – Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân đầy đủ nhất:

Vợ nhặt (của nhà văn Kim Lân) được lấy bối cảnh trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nội dung được kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng bất ngờ đưa vợ về nhà. Đây người vợ mà hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng không nổi bàng hoàng, ngạc nhiên, hoảng hốt và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra, nhanh chóng gạt bỏ nỗi buồn đó và chấp nhận người con dâu ấy. Bà cụ Tứ – một người mẹ giàu tình thương người, chỉ là quá xót thương cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, khi bà chấp nhận nàng dâu mới. Đêm tân hôn của họ đã diễn ra trong bầu không khí chết chóc, tủi sầu ở nơi xóm ngụ cư vọng tới. Đến sáng hôm sau, là một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài nhà. Ngôi nhà bỗng trở nên ngăn nắp, gọn gàng và sáng bóng hơn mọi ngày. Tràng cũng cảm thấy con người mình dần đổi khác. Từ chút đùa đến thoáng lo, bây giờ đây Tràng thấy mình cần trở thành người có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong bầu không khí khét lẹt mùi chết chóc và tiếng hờ khóc ai oán vang vọng từ nơi xóm ngụ cư. Tràng cảm thấy mình đã gắn bó và có trách nhiệm hơn với cái nhà của mình và thấy mình nên người. Tràng trông thấy người vợ của mình, đúng là một người phụ nữ hiền hậu, dịu dàng, đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Trong bữa cơm đón nàng dâu mới, ba mẹ con họ chỉ ăn với nhau một bữa cháo kèm theo là nồi cháo cám bà cụ Tứ dành cho nàng dâu. Bữa cơm đón nàng dâu thấm đậm tấm lòng độ lượng, bao dung đến từ người mẹ thương con. Miếng cám chát, nghẹn cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ hướng về tương lai với một cuộc sống đổi khác, tốt đẹp hơn và ấm no hơn. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành sự hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nhau nương tựa, bám vào nhau cùng tiếp tục sống và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm được kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ của Đảng – niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại về hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com