Tham luận về nâng cao chất lượng dạy và học mới nhất

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là bước đầu xây dựng nhân cách con người cũng là bậc đào tạo nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành các cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và bền vững của đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và một số kĩ năng cần thiết khi học sinh chuyển tiếp lên bậc trung học cơ sở. Để nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh là một việc vô cùng quan trọng, dưới đây là mẫu bài tham luận nâng cao chất lượng dạy học mới nhất.

1. Hướng dẫn viết bài tham luận về nâng cao chất lượng dạy và học mới nhất:

1.1. Phần mở đầu:

– Nêu lời chào

– Giới thiệu về bản thân, đơn vị công tác

– Nói về mục đích của việc tham luận

1.2. Phần nội dung:

– Nêu những thành tựu đã đạt được của việc nâng cao chất lượng dạy học

– Nêu những hạn chế, bất cập còn tồn tại

– Nêu giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học:

+ Thứ nhất: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục.

+ Thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

+ Thứ ba: Nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ lãnh đạo giáo dục.

+ Thứ tư: Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển giáo dục đào tạo.

+ Thứ năm: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giáo dục đào tạo.

1.3. Phần kết luận:

– Tổng kết lại ý nghĩa của bài tham luận

– Nêu suy nghĩ và quyết tâm của bản thân

– Lời chào

2. Tham luận một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh

Kính thưa đoàn Chủ Tịch!

Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu dự đại hội!

Thưa toàn thể thầy giáo, cô giáo cùng nhân viên trong nhà trường kính mến!

Đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học trong thời gian tới, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 29 – NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó thực hiện các giải pháp:

+ Thứ nhất: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong giáo dục.

+ Thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

+ Thứ ba: Nâng cao năng lực điều hành của cán bộ lãnh đạo giáo dục.

+ Thứ tư: Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

+ Thứ năm: Tăng cường công tác thanh, kiểm tra giáo dục đào tạo.

Còn đối với trường Tiểu học Tràng Cát thì trong năm học này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và của lớp. Nhà trường cần làm tốt việc sau:

1. Làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh

Nhà trường và Gv phải tuyên truyền đến phụ huynh thông qua trao đổi các cách gd con em mình để biết rõ mục đích, ý nghĩa chương trình sách giáo khoa, nắm vững chủ chương giáo dục theo quan điểm cải cách đổi mới trong những cuộc gặp phụ huynh. Khi hoạt động ngoại khoá mời phụ huynh đến tham gia cùng và trực tiếp quan sát giờ học tập của con ở lớp, để phụ huynh hiểu được sâu thêm trong công tác GD. Phương pháp đó cha mẹ học sinh tham gia một cách tích cực về việc đầu tư, tài trợ các hoạt động giáo dục cũng như trang hoàng lớp học và sửa sang trường lớp nơi con em mình học tập.

2. Làm tốt công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ giáo viên

Nhà trường luôn tổ chức trao đổi trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thực hiện chương trình mới. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, xây dựng các tiết dạy minh hoạ sẽ đưa ra được cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhất với thực tế của trường và tìm những biện pháp để giải quyết một số vấn đề đang tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó cũng trao đổi những kinh nghiệm trong tổ chức lớp học, thiết kế không gian lớp học và cách huy động phụ huynh tham gia hỗ trợ trong công tác giáo dục học sinh.

3. Làm tốt công tác quản lí và tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục.

Cán bộ quản lí tiếp tục nâng cao năng lực quản lí phù hợp với yêu cầu chung hiện nay và đề xuất với chính quyền địa phương điều chỉnh bổ sung hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phù hợp điểu kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Còn với cán bộ giáo viên và nhân viên thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ đã phân công theo đúng quy chế chuyên môn. Cán bộ giáo viên phải đổi mới vận dụng sáng tạo nhiều hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, áp dụng hiệu quả thiết bị dạy học và đồ dùng tự làm đặc biệt đồ dùng công nghệ thông tin trợ giúp có hiệu quả trong quá trình giảng dạy tiết thu bài học cho học sinh.

Giáo viên phải thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm ở đồng nghiệp để thực hiện tốt việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm và khuyến khích tính tích cực năng động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp cận, khai thác, ứng dụng kiến thức bài học.

Trên đây là những kiến thức của tác giả trong nội dung “Một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh”. Cảm ơn nhiều người đã chia sẻ.

3. Tham luận nâng cao chất lượng giảng dạy môn ngữ văn:

Kính thưa đoàn chủ tịch!

Kính thưa quý đồng chí trong Hội nghị!

Trước tiên tôi xin trân trọng biết ơn Hôi nghị đã cho tôi được phát biểu một số ý kiến của mình đối với “các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn”

Kính thưa Hội nghị!

Hoạt động chủ yếu trong một Nhà trường là hoạt động dạy và học. Thông qua hoạt động dạy không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng đồng thời xây dựng cho học sinh những năng lực và phẩm chất giúp các embước vào cuộc sống. Nhưng việc thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này không phải là dễ với những môn học nói chung trong đó có môn Ngữ Văn.

Sinh thời Chủ tịch Hồ CHí Minh đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người kém cỏi, người có đức mà không có tài muốn làm việc gì cũng được”. Nhà trường xưa đến giờ vấn đề đạo đức, lối sống vẫn được dân tộc việt nam đề cao coi trọng giáo dục và dạy dỗ con cái sau này. Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, bộ môn Ngữ văn giữ vai trò bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, cao đẹp cho học sinh. Hơn nữa, môn Văn là môn thi tự chọn bắt buộc của kì thi THPTQG. Đứng trước thực trạng đó, công tác giảng dạy bộ môn Ngữ Văn vì thế càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, thực trạng học sinh tiếp cận bộ môn Ngữ Văn còn khá chậm: nhiều học sinh và gia đình học sinh cho rằng đây là bộ môn không cần dành nhiều thời gian, đây không phải bộ môn thời thượng, đây là môn có thể suy nghĩ gì viết đó, đây là bộ môn nhàm chán. … Hơn nữa, trước yêu cầu khắt khe về phương pháp dạy học bản thân tôi cùng tôi tin là có nhiều thầy cô khác cũng đang bối rối trong quá trình áp dụng pp và kt dạy học vào thực tiễn. Lí thuyết về một số phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể nhiều thầy cô đã nắm được tuy nhiên vì các yếu tố: học sinh trong lớp quá đông, chương trình còn nặng ….. cho nên khó áp dụng hiệu quả. Thực trạng đó khiên bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp của mình cũng hết sức trăn trở. Cũng trong bản tham luận này, tôi xin phép chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân tôi đã đúc kết được qua quá trình dạy học của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói riêng và quá trình dạy học nói chung.

Thứ nhất, giáo viên phải có kiến thức vững chắc. Đây mới là điều quan trọng nhất với những ai đang làm nghề dạy học. Vì nó mới là phần nền và yếu tố quan trọng tạo ra một tiết dạy thành công. Dù phương pháp dạy học có linh hoạt, hợp lý đến thế nào, hay khả năng truyền đạt của thầy có tốt đến đâu nhưng nếu kiến thức không đầy đủ, không sâu sắc thì các yếu tố khác cũng không có cơ hội được phát triển. Kiến thức vững của người thầy sẽ khiến cho học sinh nể và khi đó mới có tâm, tin theo rồi làm theo thầy. Vì thế, tôi luôn cập nhật kiến thức: học từ tài liệu, học qua đồng nghiệp, từ bạn bè ở trường khác và từ các học trò. ….

Thứ 2, Chú ý lựa chọn phương pháp dạy phù hợp. Sự phù hợp trong phương pháp dạy học không phải bắt buộc phải bỏ những phương pháp dạy học truyền thống để chọn các phương pháp được nhiều người coi là mới, là tiên tiến. Theo tôi, sự phù hợp là phù hợp với đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung bài dạy.

Thứ 3, trong các giờ học tôi đều cố gắng tạo không khí: Nghiêm khắc mà thoải mái. Sự nghiêm khắc xác định cho học sinh ý thức và tư thế đúng đắn trong quá trình tiếp thu tri thức. Sự thân thiện đem lại cảm giác thoải mái, vui vẻ, không gò bó căng thẳng. Điều đó giúp việc học của các em cũng sẽ hiệu quả hơn.

Thứ 4, cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT và đồ dùng dạy học hiện đại để dạy học (nhưng phải hợp lý) bởi đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng giúp giảm bớt những hoạt động của thầy trên lớp, coi học sinh là trung tâm, học sinh dễ lĩnh hội kiến thức, ngoài ra nó cũng có tác dụng kích thích, tạo hứng thú trong mỗi tiết giảng.

Thứ 5, khả năng truyền tải kiến thức của người thầy cũng vô cùng quan trọng bởi nó biểu hiện sự bản lĩnh của một người thầy khi đứng trước học sinh. Nó giúp học sinh lĩnh hội và tiếp nhận kiến thức 1 cách nhanh chóng, có hứng thú trong học tập hơn, học sinh cũng học tập ở thầy cách nói, cách ứng xử trong cuộc sống.

Thứ 6, tác phong và lối sống của giáo viên cũng vô cùng quan trọng: đó là cách nói năng, đi lại, điệu bộ, cử chỉ, hành động, trang phục. .. Không thể có được buổi dạy thành công nếu giáo viên có lối sống không tốt, tác phong không chuẩn mực. Tác phong làm việc của người thầy cũng ảnh hưởng khá nhiều lên tác phong học và cả tác phong sống của trò.

Thứ 7, trong quá trình giảng dạy kiến thức, tôi luôn chú trọng rèn luyện kĩ năng làm bài giúp học sinh. Tôi thường nói với học sinh: Có kĩ năng làm bài không khác gì mình đã biết được đường đi từ điểm bắt đầu tới đích nhanh nhất và chính xác nhất. Có kĩ năng học sinh khi đứng trước các yêu cầu như vậy biết mình phải làm gì. Tôi yêu cầu nghiêm túc học sinh phải làm điều này. Vì thế, đứng trước các đề bài như vậy học sinh biết phải làm gì. Học sinh không còn sợ viết văn, ngại làm văn và xoá bỏ quan điểm môn văn có thể “bịa” được. Cần phải coi nó là một môn khoa học. Những kĩ năng làm bài đó sẽ được tôithường xuyên yêu cầu học sinh áp dụng trong toàn bộ quá trình làm bài sau mỗi tiết lên lớp, làm bài trong các bài thi định kì.

Thứ 8, chủ động tìm hiểu tâm tư, tình cảm của học sinh để nhắc nhở động viên kịp thời từng em. Chúng ta phải trở thành người bạn tốt của các em. Chúng ta có thể trở thành “những người truyền lửa” của các em theo nhiều cách: Đó là sự động viên kịp thời (với mỗi đối tượng khác nhau là khác nhau) : với những học sinh trung bình khích lệ cho em biết làm tốt một số nội dung căn bản, với học sinh Khá –Giỏi không chỉ làm được mà còn cò phải mày mò, tìm tòi. Đó cũng là nuôi dưỡng đam mê và ước mơ thông qua các bài học cuộc sống. Từ đó, học sinh thấy được quá trình học tập của mình không những là tiếp thu tri thức, ko phải đơn thuần là thi, mà là cuộc sống, là ước mơ, là đam mê và là tương lai của chính bản thân mình.

Kính thưa quý đồng chí!

Trên đây là bài tham luận trong công tác giảng dạy của tôi. Bản tham luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong hội nghị đóng góp ý kiến giúp bản tham luận của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Cuối cùng xin được kính mời các vị đại biểu, khách quí và toàn thể đồng chí sức khoẻ dồi dào. Chúc hội nghị thành công rực rỡ. Tôi xin trân trọng nhận lời.

4. Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học trường THCS:

Kính thưa Đoàn chủ tịch Đại hội!

Thưa các đồng chí đại biểu khách mời!

Thưa Đại hội!

Được sự uỷ quyền của đoàn Chủ tịch Đại hội phát biểu ý kiến, trước tiên tôi tán thành cao với nội dung Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ khoá XXI mà đồng chí. ………………………….. thay mặt cho đoàn chủ tịch đệ trình. Để làm sáng tỏ hơn những vấn đề tại báo cáo về lĩnh vực giáo dục, tôi xin trình bày về thực trạng công tác giáo dục và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, các phong trào thi đua gắn với thực hiện chỉ thị 03 của Bộ chính trị.

Kính thưa Đại hội!

Những năm trước đây, Nguyên Hoà là một trong các vùng khó khăn của giáo dục Phù Cừ: Cơ sở vật chất thiếu thốn chưa thể đáp ứng được điều kiện dạy và học, trường THCS có 8 phòng cho 12 lớp học không có phòng chức năng, phòng học bộ môn, khu làm việc hành chính.

Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, đặc biệt từ nhiệm kỳ. ……….. cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, đời sống nhân dân được nâng tầm, bộ mặt quê hương ngày một khởi sắc, cho nên phong trào giáo dục Nguyên Hoà đã có những chuyển biến: Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư nâng cấp; chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao. Giáo dục Nguyên Hoà đã góp phần không nhỏ cùng Đảng bộ và nhân dân xã nhà hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới; đóng góp cho thành tích xuất sắc của Đảng bộ trong nhiệm kì vừa rồi. Cụ thể là:

– Chất lượng học sinh phổ thông đạt trên 98%

– Số lượt học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp 91 em;

– Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên xuất sắc cấp tỉnh cấp huyện đạt 60%.

– Nhà trường được xếp hạng đơn vị, cơ quan văn hoá.

– Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT liên tục đứng đầu trong 5 xã của vùng tuyển đặc biệt trong 2 năm học: . ……….. đạt trên 92,6% và năm học: . ………… đạt 96,2%.

– Duy trì công tác phổ cập GD THCS đạt trên 95% năm. ……… đạt mức độ 3.

Bên cạnh các kết quả đạt được thì phong trào giáo dục địa phương cũng còn một số tồn tại, hạn chế như

+ Đội ngũ giáo viên không thật sự đồng đều về chất lượng và đặc biệt là vẫn có một số giáo viên tinh thần trách nhiệm với công việc còn cao.

+ Một bộ phận phụ huynh không thật quan tâm đối với giáo dục và ít có các biện pháp hiệu quả trong việc giáo dục con em mình; mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình chưa thực sự gắn bó.

+ Một bộ phận học sinh không xác định được động cơ thái độ giáo dục của bản thân.

+ Xã hội ngày một phát triển, trình độ nhận thức không theo kịp khiến có những học sinh có hướng đi lệch lạc không làm chủ được bản thân dẫn đến đi nhầm con đường vào tương lai.

Kính thưa đoàn chủ tịch – Thưa đại hội!

Báo cáo chính trị tại Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ xã nhiệm kỳ. …….. trong đó nêu cụ thể về công tác giáo dục là: Trên cơ sở thực hiện đường lối cải cách giáo dục của Đảng, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt quan tâm việc giáo dục đạo đức, lối sống đối với học sinh. Kết hợp giữa gia đình trong nhà trường ngoài xã hội. Các nhà trường giữ vững trường tiên tiến và phấn đấu xây dựng 3 trường chuẩn quốc gia cấp độ 1.

Trong nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ trên, có thể khẳng định: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một trong các giải pháp, yếu tố then chốt để làm nền tảng, tiền đề góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân trong xã hoàn thành tốt chỉ tiêu Đại hội. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề trong toàn xã, nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức của từng người dân đối với mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn mới.

Để góp phần hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ xã trước năm 2020, giáo dục xã nhà nói chung và trường THCS Nguyên Hoà nói riêng phấn đấu làm tốt các nhiệm vụ sau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục gắn với việc thực hiện chỉ thị 03 của Bộ chính trị:

Một là: Làm tốt công tác tư tưởng đối với đội ngũ giáo viên – phụ huynh – học sinh nhà trường nhằm nâng cao nhận thức và phấn đấu thực hiện tốt những mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã nhiệm kì. ……… và nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu Đại hội.

Hai là: Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, nhằm khẳng định vai trò tiên phong có sức ảnh hưởng của Đảng trong trường học. Mỗi đồng chí Đảng viên trong chi bộ nhà trường phải nhận thức được mục đích yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường và luôn là tấm gương sáng về các hoạt động cũng như những phong trào của nhà trường đặc biệt là thi đua học tập và là nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Ba là: Nhà trường luôn chú trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ đảng viên, giáo viên gắn với những phong trào thi đua và nhiều cuộc vận động như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” các phong trào thi đua: “Xây dựng trường học tiên tiến, học sinh giỏi” của toàn ngành; thực hiện: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự rèn luyện và phấn đấu”. Thường xuyên tổ chức trong cán bộ Đảng viên, giáo viên và học sinh các chuyên đề về “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh là đạo đức, là văn minh”. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và nâng cao mặt bằng dân trí.

Bốn là: Tham mưu đề nghị đầu tư bổ sung cơ sở vật chất trường học với đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh và nhằm đáp ứng điều kiện phát triển của giáo dục nói chung và xã hội nói riêng để năm 2020 phấn đấu xây dựng được 3 trường chuẩn quốc gia.

Năm là: Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường – Gia đình và xã hội đối với công tác giáo dục học sinh. Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” nhằm trợ giúp kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn cuộc sống, học kém, lười lao động. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo – nâng cao tỷ lệ mù chữ góp phần hoàn thành chỉ tiêu phát triền của địa phương trong giai đoạn mới.

Sáu là: Tập trung xây dựng hệ thống tổ chức chính trị và đoàn thể xã hội trong nhà trường gồm Công đoàn – Chi đoàn trường – Liên đội nhằm giúp tích cực cho hoạt động của nhà trường nói riêng của địa phương nói chung góp phần hoàn thành những chỉ tiêu Đại hội đặt ra.

Bẩy là: Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách lối sống đối với các em bằng cách noi gương, kể chuyện những anh hùng, các danh nhân và người tiêu biểu nhất, tấm gương sáng nhất là Bác Hồ, Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cụ thể thông qua các giờ học chính khoá và ngoại khoá, đặc biệt là trong chương trình hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh hướng dẫn các em chọn 5 điều Bác dạy làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện. Vào sáng thứ 2 mỗi tuần lớp chúng tôi lại kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Kính thưa Đại hội!

Với những nội dung giải pháp nói trên với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học trong sự nghiệp giáo dục ở địa phương, đó cũng là những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ tương lai trở thành lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên theo di chúc của Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, đưa đất nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác hằng mong ước. Chi bộ nhà trường cùng tập thể giáo viên và học sinh trường THCS Nguyên Hoà sẽ phấn đấu hết mình nhằm xây dựng sự nghiệp giáo dục của xã nhà ngày một đi lên xứng với lòng tin yêu và kỳ vọng của Đảng và nhân dân.

5. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:

– Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cán bộ

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng viên là nhiệm vụ chiến lược có tính then chốt của quá trình bảo đảm chất lượng giáo dục.

Đây là nhiệm vụ cần thực hiện xuyên suốt, có hệ thống, cá nhân từng giảng viên cần ý thức rõ trách nhiệm quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Đây là nhiệm vụ then chốt, cơ sở cần phải tổ chức chương trình tập huấn cho giảng viên để giúp đội ngũ hiểu được các nội dung cơ bản

– Nâng cao chất lượng đào tạo

Thầy cô nên được tham quan mô hình đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục lớn trong nước và ngoài nước, học tập, trao đổi kinh nghiệm để tìm ra phương hướng cải tiến chất lượng giáo dục thích hợp với môi trường đào tạo trong nước và năng lực giảng dạy của mỗi cá nhân.

Giảng viên cần hiểu biết về kiến thức chuyên môn của bản thân cùng các kỹ năng khác hỗ trợ hiệu quả công tác giảng dạy. Mỗi giảng viên là người thầy, đồng thời cũng là người bạn cần thường xuyên rèn luyện, trau dồi kiến thức và kĩ năng của cá nhân qua quá trình làm việc.

– Đổi mới phương pháp quản lý

 Giáo dục mầm non là bậc học đầu của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là đào tạo nhân cách con người phát triển toàn diện

Muốn thực hiện tốt mục tiêu trên, đối với sự nghiệp giáo dục thì đội ngũ cán bộ quản lý phải là lực lượng nòng cốt. Iều bước đầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục là từng bước thay đổi phương pháp quản lý nhằm tăng cường khả năng, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý qua đó hình thành nên sức mạnh tập thể để phát triển theo chiều hướng tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với trẻ ở trường Mầm non

– Tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức

Giảng viên không chỉ là người có trách nhiệm đem tới tri thức đến học sinh, sinh viên mà đóng góp to lớn cho việc xây dựng nên thế giới quan của tầng lớp trẻ.

Cần phải thấm nhuần lối suy nghĩ tích cực để xây dựng nên tính cách tư duy logic rành mạch, khoa học, đánh giá và nhìn nhận từ mọi khía cạnh của vấn đề, có năng lực làm chủ tư duy của bản thân, không bị sự chi phối của các luận điểm hay tư tưởng sai lệch.

– Đẩy mạnh nhiều hoạt động xã hội hoá giáo dục

Việc giáo dục không những là trách nhiệm của nhà trường mà cần sự quan tâm và giúp đỡ từ cả xã hội.

Nhà trường cùng gia đình phải tăng cường truyền thông, xây dựng tư tưởng giáo dục cho toàn xã hội, hình thành nên phong trào học tập và rèn luyện trong cuộc sống, đảm bảo công tác giáo dục và học tập có thể thực hiện liên tục, xuyên suốt trong và sau quá trình đào tạo

Có như vậy, chúng ta mới có thể đào tạo nên các thế hệ con người phát triển toàn diện, cũng như phát huy được mọi mặt, mọi tiềm năng của xã hội để góp sức thực hiện tốt công cuộc xây dựng đất nước.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com