Tổng hợp các mẫu hóa đơn cho người nước ngoài mới nhất

Việc cập nhật các loại hóa đơn mới nhất là một trong những vấn đề đã và đang được quý bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hướng dẫn của pháp luật. Đây là một trong những chứng minh, bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể trong đời sống xã hội. Bài viết dưới đây gửi tới cho quý bạn đọc thông tin về Tổng hợp các mẫu hóa đơn cho người nước ngoài mới nhất.

Tổng hợp các mẫu hóa đơn cho người nước ngoài mới nhất

1. Hóa đơn là gì?

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hướng dẫn của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Khi lập hóa đơn phải có các nội dung sau:

  • Tên loại hóa đơn;
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn;
  • Tên liên hóa đơn;
  • Số thứ tự hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  • Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn;
  • Tên tổ chức nhận in hóa đơn.

2. Quy định về sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài

Hiện nay, việc sử dụng hóa đơn xuất khẩu sẽ được áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính. Căn cứ:
– Hóa đơn GTGT (theo mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ được áp dụng với các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi xuất khấu, nếu DN xuất khẩu áp dụng phương pháp khấu khấu trừ.
– Hóa đơn bán hàng (theo mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ được áp dụng với các tổ chức, cá nhân khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
– Hóa đơn bán hàng (theo mẫu số 5.3 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào trong khi phi thuế quan với nhau, xuất khẩu ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân xuất vào khu phi thuế quan”.

Mặt khác, với một số trường hợp đặc biệt thì quy định sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài sẽ như sau:
– Trường hợp xuất khẩu dịch vụ phần mềm
Trong Công văn số 76605/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, trường hợp các DN sử dụng hóa đơn GTGT, có phát sinh hoạt động xuất khẩu phần mềm cho công ty nước ngoài thì DN sẽ không lập hóa đơn GTGT cho hoạt động này. Thay vào đó, doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu.
Việc lập hóa đơn thương mại sẽ được tiến hành theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 3 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
– Trường hợp xuất khẩu tại chỗ
Tại Điều 68 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm các hoạt động sau:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo hướng dẫn tại Điều 32, Nghị định 187/2013/NĐ-CP;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao và nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

3. Mẫu hóa đơn cho người nước ngoài

  • Tên người xuất khẩu/người gửi hàng: Ghi rõ tên và địa chỉ trọn vẹn của người gửi hàng, tên quốc giá xuất khẩu
  • Tên người nhập khẩu/người nhận hàng: Tên Công ty, địa chỉ, số ĐT liên hệ
  • Số chứng từ và ngày phát hành: bắt buộc phải ghi số và ngày chứng từ được lập bởi người bán và được sử dụng để làm thủ tục khai báo hải quan – có thể lưu hồ sơ theo số chứng từ thương mại
  • Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, và mã hiệu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa.
  • Số lượng kiện : Ghi tổng số lượng kiện của lô hàng đó, thường ghi kèm tổng trọng lượng cả bì. Thông tin này có thể không cần chi tiết, vì đã có trong Packing List
  • Giá của từng mặt hàng.
  • Loại tiền.
  • Phương thức vận chuyển: Phải ghi rõ phương thức vận chuyển (đường không, đường biển) nhưng không cần ghi tên phương tiện hay số chuyến
  • Điều khoản giao hàng: Ghi rõ điều khoản giao hàng là gì, theo bản Incoterms nào (VD 2000 hay 2010)
  • Điều khoản thanh toán: Ghi TT, TTR, LC, No Payment, và đồng tiền thanh toán là USD, EUR, JPY,v.v…
  • Các thông tin khác: Ghi rõ từng khoản (nếu có) như cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí container, chi phí đóng gói, và tất cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên) liên quan đế n việc đưa hàng từ dọc mạn tàu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn tàu (FAS) tại cảng đến ở Hoa Kỳ. Chi phí đóng gói, bao bì, container và cước phí vận tải nội địa đến cảng xuất khẩu không phải liệt kê nếu như đã nằm trong giá hóa đơn và được chú thích như vây.
  • Các giảm giá, chiết khấu.
  • Nước xuất xứ hàng hóa.
  • Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc sản xuất hàng hóa được không. Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên nhà gửi tới. Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên cơ sở thuê muớn hay phải trả tiền riêng?
  • Nếu phải trả tiền riêng thì gửi kèm hóa đơn. “Hỗ trợ” bao gồm như khuôn đúc, khuôn ép, dụng cụ sản xuất, trống in, chế bản, sơ đồ, bản thiết kế, hỗ trợ tài chính.
  • Hóa đơn thương mại không cần phải ký, nếu hóa đơn có chữ ký thì phải được quy định rõ trong L/C.
  • Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong L/C hoặc trong hợp đồng về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại.
  • Nếu trong L/C đề cập đến giấy phép nhập khẩu, đơn đặt hàng của người mua và những chú ý khác thì những chi tiết này phải ghi trong hóa đơn.
  • Người thụ hưởng ký tên đóng dấu.

Trên đây là nội dung về Tổng hợp các mẫu hóa đơn cho người nước ngoài mới nhất. Mong rằng nội dung trình bày này sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com