Đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng phong phú hơn và cũng nảy sinh nhiều tranh chấp về vấn đề tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vậy chi phí ly hôn, án phí ly hôn với người nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?
1. Thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Tại Khoản 4 Điều 3 Luật hôn nhân và gia định 2014 quy định, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Xét về mặt xã hội thì ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng hoảng trong mối quan hệ vợ chồng. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng đồng thời nó cúng là mặt không thể thiếu khi quan hệ hôn nhân tổn tại cũng chỉ còn là hình thức, vì con cái hôn nhân không có tiếng nói chung, không đạt được hạnh phúc. Khi kết hôn sẽ dựa trên sự tự nguyện của hai người chính vì thế khi ly hôn pháp luật cũng không có quyền từ chối khi họ có nhu cầu ly hôn. Việc ly hôn nhằm giải phóng cho vợ chồng thoát khỏi cuộc sống chung đầy đau khổ hiện tại, giúp họ thoát khỏi những mâu thuẫn sâu sắc mà không thể giải quyết được.
Hiên nay, ly hôn có yếu tố nước ngoài đang trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết của toàn xã hội. Bởi với sự phát triển nền kinh tế thị trường đi đôi với với những quan hệ kinh tế song phương, đa phương thì vấn đề gia đình nói chung và ly hôn nói riêng sẽ ngày cảng trở nên phức tạp vưới sự xuất hiện của những yếu tố nước ngoài trong các mối quan hệ
Ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 127 luật hôn nhân gia đình 2014, từ đó ta có thể thấy qaun hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ có một trong các yếu tố sau:
– Yếu tố chủ thể:
Quan hệ ly hôn được coi là có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các bên chủ thể tham gia là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài
Mà người nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định là người không có quốc tịch Việt Nam và bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch
– Yếu tố làm chấm dứt quan hệ hôn nhân:
+ Tại Khoản 2 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình có quy định: Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
+ Đối với trường hợp này thì yếu tố chủ thể sẽ không được đặt ra. Tức là, trong trường hợp các bên chủ thể tham gia đều là công dân Việt Nam nhưng nếu sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra tại nước ngoài hoặc theo pháp luật nước ngoài thì quan hệ đó là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Yếu tố vị trí của tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn:
+ Khoản 3 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài thì việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó
+ Với trường hợp này thì không cần xét đến yếu tố chủ thể và yếu tố làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, nếu tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn không nằm trên lãnh thổ Việt Nam mà ở nước ngoài thì quan hệ đó cũng được coi là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
– Ngoài ra nếu quan hệ ly hôn chấm dứt bằng một bản án, quyết định của tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền nước ngoài thì đó cũng là một trong những dấu hiệu xác định quan hệ ly hôn đó là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, để xác định quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài thì ta sẽ xét đến 3 yếu tố nêu trên, nếu đáp ứng ít nhất một trong ba yếu tố trên thì quan hệ ly hôn này là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
2. Chi phí ly hôn, án phí ly hôn với người nước ngoài bao nhiêu?
Án phí ly hôn được quy định tại danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo nghị quyết 326/2016/UBTVQH cụ thể như sau:
2.1. Án phí ly hôn cấp sơ thẩm:
Thuận tình ly hôn |
Đơn phương ly hôn |
Trường hợp thuận tình ly hôn tức ly hôn không có giá ngạch thì án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng. |
Án phí ly hôn không có giá ngạch với mức án phí sơ thẩm là 300.000 đồng. |
|
Trường hợp đơn phương ly hôn phân chia tài sản (ly hôn có giá ngạch) thì án phí ly hôn được tính như sau: + Tranh chấp tài sản từ 6 triệu đồng trở xuống mức án phí là 300 nghìn đồng. – Tranh chấp tài sản từ trên 6 triệu đồng đến 400 triệu đồng mức án phí bằng bằng 5% giá trị tài sản tranh chấp. – Tranh chấp tài sản từ 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng mức án phí bằng 20 triệu đồng + 4% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng. – Tranh chấp tài sản từ 800 triệu đồng đến 2 tỷ đồng mức án phí bằng 36 triệu đồng + 3% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng. – Tranh chấp tài sản từ trên 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng mức án phí bằng 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 2 tỷ đồng. – Tranh chấp tài sản trên 4 tỷ đồng mức án phí bằng 112 đồng + 0.1% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4 tỷ đồng. |
Ngoài ra còn có lệ phú ủy thác tư pháp xác minh ra nước ngoài là 200 nghìn đồng
2.2. Án phí ly hôn cấp phúc thẩm:
Án phí ly hôn phúc thẩm đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH là 300.000 đồng. Mức án phí này áp dụng cho cả trường hợp thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.
3. Đặc điểm riêng về thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Khi giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thì thủ tục giải quyết sẽ phải tuân theo các quy định về chung về thủ tục đối với việc giải quyết các vụ việc ly hôn. Ngoài ra cũng cần phải tuân thủ các quy định về thủ tục mang tính đặc thù của vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
+ Tòa án Việt Nam chỉ thụ lý và giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đó đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc đăng ký kết hôn của họ được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam hoặc đã được hợp pháp hóa lãnh sự
+ Nếu đương sự là người nước ngoài thì đơn ly hôn của đương sự phải được chứng thực hợp pháp (hợp pháp hóa lãnh sự) hoặc đối với trường hợp đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài thì cần có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại hoặc là phải có nhân thân của họ và đương sự trong nước xác nhận.
+ Ngoài ra, khi tiến hành giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tòa án Việt Nam chỉ thụ lý giải quyết nếu trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam đã ký kết, tham gia không có quy định khác
+ Khi tiến hành ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tòa án Việt Nam sẽ lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài và điều tra, xác minh về tài sản chung ở nước ngoài sẽ đều được thực hiện bằng con đường ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài hoặc cho cơ quan địa diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại
+ Đối với trường hợp yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mà có một trong hai bên đương sự đang ở nước ngoài đã thể hiện quan điểm của họ về việc đồng thuận ly hôn và đã xin giải quyết vắng mặt tại Tòa án thì lúc này Tòa án vẫn phải mở phiên họp để xét việc xin thuận tình ly hôn sau đó mưới được ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
+ Trong trường hợp giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài mà một bên đương sự ở nước ngoài, không có mặt tại Toàn án vào thời điểm thụ lý, giải quyết vụ án thì vấn đề hòa giải đoàn tụ ly hôn sẽ không đượ đặt ra, coi như không thể hòa giải.
+ Tòa án Việt Nam sẽ thông báo với đương sự tại nước ngoài về việc Tòa án mở phiên tòa
+ Thẩm quyền giải quyết ly hôn mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Bộ luật dân sự 2015
+ Bộ luật tố tụng dân sự 2015
+ Luật hôn nhân gia đình 2014