Mẫu di chúc có người làm chứng, có công chứng, chứng thực

Hiện nay, nhiều người sử dụng dịch vụ soạn thảo di chúc phân chia di sản thừa kế tại các tổ chức hành nghề công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường. Dưới đây là mẫu di chúc có người làm chứng, có công chứng, chứng thực đang được áp dụng phổ biến.

1. Mẫu di chúc có người làm chứng, có công chứng, chứng thực:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …, tại …

Tên tôi là:…..

Sinh ngày: …/ …/ …

Căn cước công dân số …, cấp ngày … tháng … năm …, nơi cấp: …

Địa chỉ thường trú: …

Nơi ở hiện tại: …

Hiện nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tỉnh táo và không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép, tôi quyết định lập bản di chúc này với mục đích chuyển toàn bộ tài sản mà tôi đang sở hữu làm di sản thừa kế cho những người được hưởng di sản này sau khi tôi chết đi.

Tài sản mà tôi đang sở hữu hiện nay bao gồm:

1. …

2. …

Kèm theo tài sản đó các hồ sơ, giấy tờ, chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản được cơ quan có thẩm quyền cấp, bao gồm:

1. …

2. …

Theo di nguyện của tôi, người được hưởng di sản, tài sản tôi để lại, sau khi tôi qua đời là:

Ông/ bà: …

Sinh ngày: …/ …/ …

Căn cước công dân số …, cấp ngày … tháng … năm …, nơi cấp:…

Địa chỉ thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …

Ông/ bà … sẽ là người được hưởng toàn bộ di sản là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của tôi để lại được ghi trong bản di chúc này. Ngoài ông/ bà… tôi không chuyển tài sản thuộc sở hữu của tôi cho bất cứ người nào khác.

(Trong trường hợp để lại di sản thừa kế cho nhiều người thì sẽ ghi rõ thông tin của từng người được hưởng di sản thừa kế và phần tài sản mà từng người được hưởng sau khi phân chia).

Tôi, người lập di chúc đã đọc kỹ nội dung di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và ký tên xác nhận đồng ý vào từng trang của bản di chúc này trước sự có mặt của công chứng viên./.

Người lập di chúc

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ và tên)

Để làm chứng cho việc lập di chúc của mình, tôi có mời đến đây người làm chứng là:

Ông (Bà):

Sinh ngày: …/../…

Căn cước công dân số: …..cấp ngày … tháng … năm …, nơi cấp: …

Hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện nay: …

Ông (Bà):

Sinh ngày: …/../…

Căn cước công dân số: …..cấp ngày … tháng … năm …, nơi cấp: …

Hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện nay: …

Những người làm chứng nêu trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến làm chứng cho việc lập di chúc này. Những người làm chứng này là … không thuộc những trường hợp mà pháp luật ngoại trừ không được phép giữ vai trò là người làm chứng theo quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Người làm chứng

(Xác nhận, ký và ghi rõ họ tên)

Chúng tôi đã đọc di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và ký vào di chúc này trước sự có mặt của công chứng viên.

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày … tháng … năm … 

Tại Phòng Công chứng … tỉnh (thành phố) …

Tôi …, công chứng viên Phòng Công chứng … tỉnh (thành phố) …

Chứng nhận:

Ông/bà … đã tự nguyện lập di chúc này;

Theo sự quan sát và nhận biết của tôi, tại thời điểm công chứng:

– Ông(bà) … có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật và nội dung của di chúc không phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội, đảm bảo điều kiện để công nhận di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Người lập di chúc đã đọc bản di chúc này, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và đã ký xác nhận đồng ý vào từng trang của di chúc trước sự có mặt của tôi;

Di chúc này được lập thành … bản chính (mỗi bản chính gồm … tờ, … trang), cấp cho người lập di chúc … bản chính; lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

Số công chứng …, quyển số …

Công chứng viên

(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

2. Di chúc được lập có bắt buộc phải có người làm chứng, công chứng hoặc chứng thực không?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc được lập không bắt buộc phải có người làm chứng hoặc công chứng, chứng thực. Căn cứ theo quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự hiện hành thì người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực vào bản di chúc mà không mang tính chất bắt buộc.

Còn đối với việc yêu cầu người làm chứng trong việc lập di chúc chỉ đặt ra khi người lập di chúc không tự viết bản di chúc mà tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy. Trong trường hợp này, người lập di chúc phải mời đến ít nhất 02 người làm chứng và những người làm chứng phải bảo đảm các điều kiện được quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, những người làm chứng phải có xác nhận và ký vào bản di chúc đó.

Như vậy, di chúc được lập chỉ đặt ra yêu cầu có người làm chứng khi thuộc trường hợp được quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được nêu trên. Còn đối với việc công chứng hoặc chứng thực thì pháp luật không bắt buộc thực hiện.

3. Trình tự, thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường:

Tuy pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng không đặt ra yêu cầu bắt buộc trong việc công chứng, chứng thực di chúc nhưng theo Luật LVN Group, người lập di chúc nên thực hiện việc công chứng, chứng thực vào di chúc để bảo đảm chặt chẽ về mặt pháp lý. Theo đó, người có nguyện vọng lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường ghi chép nội dung di chúc và thực hiện công chứng hoặc chứng thực vào bản di chúc đó.

Căn cứ theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

– Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước mặt công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường;

– Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực thực hiện trách nhiệm ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố trước đó. Việc ghi chép nên được trình bày cụ thể, khoa học, rõ ràng để sau khi công bố bản di chúc sẽ dễ áp dụng, dễ hiểu;

– Bước 3: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực đọc lại văn bản di chúc đã soạn thảo cho người lập di chúc nghe hoặc cho người đó tự đọc lại để người lập di chúc xác nhận lại nội dung của di chúc. Nếu người lập di chúc đồng ý với nội dung di chúc đã được soạn thảo thì sẽ ký và điểm chỉ vào bản di chúc đã thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của mình. 

– Bước 4: Sau khi người lập di chúc xác nhận nội dung di chúc thì công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường sẽ ký và đóng dấu công chứng hoặc chứng thực vào bản di chúc đó.

Lưu ý: Tại khoản 2 Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Nếu người lập di chúc không thể đọc hoặc không thể nghe được bản di chúc; không thể ký hoặc không thể điểm chỉ được vào bản di chúc thì phải có người làm chứng ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường. Theo đó, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực cũng sẽ thực hiện công chứng hoặc chứng thực vào bản di chúc trước mặt người làm chứng.

Ngoài việc người lập di chúc đến trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường để thực hiện việc lập di chúc của mình thì có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở cũng sẽ được thực hiện theo trình tự đã nêu trên.

4. Những trường hợp di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực:

Căn cứ theo quy định tại Điều 638 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những trường hợp di chúc được lập bằng văn bản sau khi không có công chứng hoặc chứng thực nhưng vẫn có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực:

– Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực;

– Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó;

– Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó;

– Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó;

– Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó;

– Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật Dân sự năm 2015.


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com