Mẫu di chúc dùng vào việc thờ cúng, để lại đất làm nhà thờ

Di chúc là văn bản thể hiện ý chí định đoạt với tài sản của mình mà người lập thể hiện. Trong nội dung di chúc, người lập sẽ quyết định phân định di sản thừa kế khi mình mất đi. Phần di sản đó có thể được xác định sử dụng vào mục đích thờ cúng. Dưới đây là mẫu di chúc dùng vào việc thờ cúng, để lại đất làm nhà thờ.

1. Quy định của pháp luật về sử dụng vào việc thờ cúng:

Thừa kế và di sản thừa kế là vấn đề trọng tâm, có vai trò, giá trị đặc biệt quan trọng do pháp luật về dân sự điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, có hai hình thức phân chia di sản thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế mà tại đó việc xác nhận và phân chia di sản thừa kế dựa vào mong muốn, ý chí của người để lại di sản thừa kế (được thể hiện rõ trong nội dung di chúc).

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, trong trường hợp di chúc đảm bảo tính hiệu lực, khi người lập di chúc chết, các chủ thể thuộc diện được hưởng di sản có thể tiến hành mở thừa kế, làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, mong muốn, ý chí về việc định đoạt di sản thừa kế được thể hiện trong di chúc sẽ được công nhận và đảm bảo hiệu lực pháp lý.

Di sản thừa kế được người lập di chúc định đoạt. Họ có thể quyết định xem phần tài sản của mình sẽ được phân định cho ai, hoặc sử dụng vào mục đích gì. Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ, người để lại di sản có thể quyết định tài sản của mình được sử dụng vào việc thờ cúng.

 Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

– Trong nội dung di chúc, nếu người lập di chúc quy định rõ về việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Tức, khi lập di chúc, người để lại di chúc có thể quy định một cách cụ thể và rõ ràng về phần tài sản nào sẽ được sử dụng vào mục đích thờ cúng. Tại đây, đối tượng lập di chúc còn chỉ định chủ thể thực hiện quản lý phần di sản sử dụng vào mục đích thờ cúng.

– Đối với việc sử dụng phần di sản vào việc thờ cúng, thì người quản lý phần di sản này có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý phần di sản, đảm bảo phần di sản đó được sử dụng vào đúng mục đích. Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

– Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Thực tế, có rất nhiều trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết. Lúc này, phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Hoặc trong trường  hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng (Tức di sản phải được ưu tiên thực hiện vấn đề trả nợ của người lập di chúc).

Như vậy, có thể thấy, di sản sử dụng vào mục đích thờ cúng là việc xác định phân định di sản thừa kế diễn ra hết sức phổ biến. Đây chính là một trong những căn cứ phân định giá trị di sản dưới sự định đoạt, quyết định của người để lại di sản thừa kế. Các chủ thể còn sống sẽ phải có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện đúng theo nội dung của bản di chúc.

2. Mẫu di chúc dùng vào việc thờ cúng, để lại đất làm nhà thờ:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày … tháng ….. năm …., tại …………

Tôi là: ………..

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …… do ……. Cấp ngày ………….

Hộ khẩu thường trú tại: ………….

Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:

Tài sản của tôi gồm: (1)

1. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ………. Số phát hành  ……… số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ……… do ……. cấp ngày ………

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dụng đất:

– Diện tích đất: ……. m2 (Bằng chữ: …….. mét vuông)

– Địa chỉ thửa đất: ……………

– Thửa đất:     ………..     

– Tờ bản đồ:   ………….

– Mục đích sử dụng:  ………..

– Thời hạn sử dụng: ………….

– Nguồn gốc sử dụng: ……….

* Tài sản gắn liền với đất:

– Loại nhà: ………;       

– Diện tích sàn: ……… m2

– Kết cấu nhà : ………….;     

– Số tầng : ………….

– Thời hạn xây dựng: …………;     

– Năm hoàn thành xây dựng : …………

2. Sổ Tiết kiệm có kỳ hạn số ………số tài khoản ……… kỳ hạn …….. do Ngân hàng…… phát hành ngày ……, ngày đến hạn ……. mang tên …… với số tiền là ……… VNĐ (Bằng chữ: … ..).

Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho: (2)

1) Ông/ bà: ………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …… do …… cấp ngày …….

Hộ khẩu thường trú tại: …………

2) Ông/ bà: ………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……. do …….. cấp ngày ……..

Hộ khẩu thường trú tại: …………….

Ngoài ông/bà …….tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.

Ý nguyện của tôi: …………

Tôi dành phần tài sản là toàn bộ thửa đất cùng nhà trên đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác số….. Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận… cấp ngày … cho ông/bà… là tài sản dùng vào việc thờ cúng của gia đình (thông tin cụ thể về thửa đất, nhà ở như tôi đã nêu ở trên). Để tài sản này được sử dụng đúng mục đích là nơi thờ cúng của gia đình, tôi giao cho (3.1) …. là người chịu trách nhiệm quản lý.

Sau khi tôi qua đời, (3.2) ……… được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.

Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành (4) …. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

Chú thích:

(1) Liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản gồm bất động sản và động sản kèm theo thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản trên.

(2) Liệt kê chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế

(3.1) Người được chỉ định là người quản lý phần di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc

(3.2) Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc

(4) Viết bằng số và bằng chữ:

 3. Một số lưu ý khi làm di chúc dùng vào việc thờ cúng, để lại đất làm nhà thờ:

Để di sản thừa kế được sử dụng vào việc thờ cúng, để lại đất làm nhà thờ là mong muốn, ý chí hoàn toàn tự nguyện của người làm di chúc. Do đó, khi lập di chúc, người để lại di sản thừa kế phải thể hiện một cách rõ ràng về việc phân định tài sản sử dụng vào mục đích thờ cúng.

Người quản lý di sản sử dụng vào mục đích thờ cúng có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài sản đó. Do đó, trong nội dung di chúc, người lập di chúc cần thể hiện và quy định rõ về chủ thể thực hiện việc quản lý di sản này. Quy định về người quản lý thể hiện trong nội dung di chúc giúp hạn chế đến mức tối đa những mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra trong việc xác định chủ thể quản lý, hay việc bảo vệ phần di sản được sử dụng vào mục đích thờ cúng.

Một yếu tố quan trọng khác mà các cá nhân cần đảm bảo khi lập di chúc, là phải đảm bảo tính hiệu lực về mặt pháp lý của bản di chúc đó. Bởi theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, nếu nội dung di chúc vi phạm một số điều khoản liên quan đến hiệu lực, thì bản di chúc đó sẽ vô hiệu hoàn toàn hoặc mất hiệu lực một phần. Chính vì vậy, để đảm bảo ý chí, mong muốn của mình trong việc định đoạt với di sản, người lập di chúc cần phải bảo đảm tính hiệu lực của di chúc (cần công chứng bản di chúc). Đồng thời, người lập di chúc cần phải phân định rõ phần tài sản cụ thể nào sẽ được sử dụng vào mục đích thờ cúng.

Trên đây là một số lưu ý mà người lập di chúc cần phải đảm bảo khi lập di chúc. Tài sản này được sử dụng vào mục đích thờ cúng, do đó người lập cần tuân thủ thực hiện theo những lưu ý (trên cơ sở nền tảng pháp luật) như trên. Điều này giúp bảo đảm bảo vệ tính hợp pháp, hợp lệ của bản di chúc đó; giúp mong muốn, ý chí định đoạt với di sản thừa kế của mình được sử dụng đúng mục đích.

Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015.


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com