Phần di sản không đề cập trong di chúc chia như thế nào?

Phân chia di sản thừa kế là hoạt động pháp lý quen thuộc, gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thực tế, có rất nhiều trường hợp người để lại di chúc làm di chúc, song không đề cập toàn bộ tài sản của mình trong nội dung di chúc. Vậy phần di sản không đề cập trong di chúc chia như thế nào?

1. Các hình thức phân chia di sản thừa kế:

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, có hai hình thức thừa kế tài sản: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

+ Thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế mà tại đó người để lại di sản thừa kế thể hiện ý chí định đoạt phần tài sản của mình thông qua di chúc.

Trong nội dung di chúc, người để lại di sản thừa kế sẽ thể hiện rõ thông tin về các chủ thể được hưởng tài sản, phần tài sản được phân định. Bởi lẽ, người lập di chúc sẽ có các quyền sau đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; được quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản hoặc giao  nghĩa vụ cho người thừa kế.

Nếu việc lập di chúc tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật về hình thức và tính pháp lý, thì bản di chúc sẽ có hiệu lực về mặt pháp luật. Lúc này, khi người để lại di sản thừa kế chết, bản di chúc sẽ có hiệu lực pháp lý. Các chủ thể còn sống (có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến người lập di chúc) sẽ tiến hành mở thừa kế, khai nhận di sản thừa kế. Điều quan trọng nhất của thừa kế theo di chúc mà tất cả các chủ thể liên quan phải tuân thủ thực hiện là phải tuân thủ đúng theo nội dung của di chúc trong việc phân chia di sản thừa kế.

Với thừa kế theo di chúc, tranh chấp về phân chia di sản thừa kế sẽ ít xảy ra hơn. Bởi mọi sự phân định tài sản đều phải thực hiện đúng theo nội dung được thể hiện trong di chúc.

+ Thừa kế theo pháp luật được hiểu là hình thức thừa kế được áp dụng trong trường hợp người để lại di sản thừa kế chết mà không để lại di chúc (hoặc di chúc vô hiệu). 

Đối với thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế sẽ được chia theo hàng thừa kế. Tức những ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết thì sẽ được hưởng di sản thừa kế do người này để lại. Nếu người thuộc hàng thứ kế thứ nhất mất thì tài sản sẽ được chia cho các chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ hai. Trong trường hợp hàng thừa kế thứ hai không còn ai thì tài sản sẽ được chia cho các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ ba. 

Về nguyên tắc, khi phân chia di sản thừa kế, các đối tượng trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần tài sản ngang nhau. Và việc xác định chủ thể được nhận tài sản thừa kế sẽ tuân thủ theo quy định trong thứ tự hàng thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật chính là hình thức phân định di sản thừa kế dựa trên những nguyên tắc mà cơ quan Nhà nước đưa ra. Nguyên tắc giải quyết phân chia, giải quyết di sản thừa kế mà Nhà nước đưa ra giúp bảo đảm một cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân.

2. Phần di sản không đề cập trong di chúc chia như thế nào?

Di chúc là văn bản  thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Xét về bản chất, mọi tài sản được thể hiện trong nội dung di chúc sẽ được định đoạt phân chia dựa theo sự phân định về người thừa hưởng theo ý chí của người để lại di sản thừa kế. Do đó, khi di chúc hợp lệ, phần di sản thừa kế được quy định trong nội dung di chúc sẽ sẽ được phân chia cho người được chỉ định hưởng.

Khi lập di chúc, người lập có quyền thể hiện mọi ý chí, mong muốn định đoạt tài sản của mình. Họ có quyền phân định mọi tài sản của mình cho một chủ thể; phân định từng phần tài sản cho từng chủ thể; để một phần tài sản của mình vào việc phân định người thụ hưởng trong di chúc, phần còn lại không đề cập trong di chúc. Thực tế hiện nay, có rất nhiều trường hợp, các cá nhân khi lập di chúc nhưng không định đoạt toàn bộ tài sản của mình trong di chúc. Lúc này, một câu hỏi được đặt ra, là phần di sản không đề cập trong di chúc thì sẽ được phân chia như thế nào?

Phần tài sản được thể hiện trong di chúc sẽ được xác định phân chia theo nội dung của bản di chúc (theo ý chí của người lập di chúc). Đối với phần tài sản không được đề cập trong di chúc thì được giải quyết như sau:

– Phần tài sản không được đề cập trong di chúc sẽ được xác định phân chia thừa kế theo pháp luật. Tại đó, tại thời điểm người để lại di sản thừa kế chết, các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan sẽ tiến hành mở thừa kế. Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được diễn ra. 

– Nguyên tắc phân chia phần tài sản không được đề cập trong di chúc được giải quyết theo các quy định chung của Bộ luật dân sự 2015 sau đây:

+ Di sản thừa kế sẽ được chia đều cho các chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Lúc này, khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế, các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản thừa kế sẽ phải đến cơ quan công chứng, làm thủ tục khai nhận tài sản thừa kế.  Trong trường hợp người thuộc hàng thừa kế thứ nhất từ chối nhận di sản thừa kế, hoặc không trực tiếp tham gia khai nhận di sản, thì phải có văn bản có công chứng kèm theo.

+ Trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, di sản thừa kế sẽ được xác định phân chia cho các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ hai. Nếu hàng thừa kế thứ hai không còn ai thì sẽ phân chia cho các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ ba.

+ Về nguyên tắc, với phần tài sản không được để cập trong di chúc, khi tiến hành phân chia, cơ quan chức năng có thẩm quyền cùng các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan phải tuân thủ theo nguyên tắc ngang hàng, bình đẳng, công bằng. Tức các chủ thể trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản thừa kế ngang nhau.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B đã làm di chúc phân chia di sản thừa kế. Trong di chúc, ông thể hiện rõ với khoản tiền mặt trị giá 10 tỷ đồng sẽ được chia đều cho 5 người cháu. Ngoài ra, ông B còn có một miếng đất với diện tích 600 m2. Phần tài sản này ông không đề cập trong di chúc. Khi ông Nguyễn Văn B, bản di chúc của ông được đưa vào thực hiện, phân chia đều cho 5 người sau. Đối với tài sản là miếng đất của ông B, các chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ nhất là 3 người con của ông đã thực hiện khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, tài sản trên được chia đều cho 3 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (Tức quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đã được áp dụng thực hiện).

Trên đây là cách giải quyết phân chia đối với phần tài sản không được thể hiện trong di chúc. Về cơ bản, phần tài sản không được thể hiện trong di chúc nếu thuộc quyền sở hữu của cá nhân bất kỳ, thì khi chủ thể này mất, phần tài sản đó sẽ được xem là di sản thừa kế, và sẽ được áp dụng phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Nguyên tắc áp dụng giải quyết các trường hợp này thể hiện sự đa dạng, linh hoạt của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề phân chia di sản thừa kế. Đồng thời, đây cũng là căn cứ, cơ sở nhằm xác lập và bảo vệ một cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

3. Mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

VĂN BẢN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, ngày tháng năm …….., tại …….. Chúng tôi gồm có:

Ông/Bà: …..  Sinh ngày: ……

Giấy chứng minh nhân dân số ………. cấp ngày …………. tại.

Hộ khẩu thường trú: …………

Địa chỉ liên hệ: ………

Cùng vợ (chồng) là ………, sinh ngày: ………

Giấy chứng minh nhân dân số ……… cấp ngày ………. tại.

Hộ khẩu thường trú: ……..

Địa chỉ liên hệ: ……..

Chúng tôi là những người thừa kế theo của ông/bà chết ngày theo Giấy chứng tử số .., quyển số: … do Uỷ ban nhân dân …. cấp ngày …

Chúng tôi thoả thuận về việc phân chia tài sản thừa kế của ông/bà để lại như sau:

1 ……….

2 ……….

Chúng tôi xin cam đoan:

– Những thông tin đã ghi trong Văn bản phân chia tài sản thừa kế này là đúng sự thật;

– Ngoài chúng tôi ra, ông/bà không còn người thừa kế nào khác;

– Văn bản phân chia tài sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia tài sản thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Những người thừa kế

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015.


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com