Khi thực hiện làm hồ sơ, thủ tục để đưa đối tượng nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì phải có bản tường trình lý lịch của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện. Dưới đây là mẫu bản tường trình, mời bạn đọc tham khảo:
1. Bản tường trình lý lịch của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện:
Mẫu số 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày …… tháng … năm …….
BẢN TƯỜNG TRÌNH
1. Họ và tên khai sinh:…………. Giới tính: ………
2. Tên gọi khác:………….
3. Sinh ngày ….. tháng …. năm ……..
4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………….
5. Chỗ ở hiện nay:……………
6. Số CMND/hộ chiếu/CCCD: ……… cấp ngày …../ …../ …… nơi cấp …………
7. Con ông:…………..
Hộ khẩu thường trú tại:…………..
Con bà:………….
Hộ khẩu thường trú tại:……………
8. Trình độ học vấn:……………..
10. Nghề nghiệp (ghi rõ nghề nghiệp đang làm, không có ghi không):………….
11. Tường trình cụ thể về hành vi sử dụng ma túy của bản thân (quá trình sử dụng ma túy, hình thức sử dụng ma túy, tình trạng sử dụng ma túy, lý do sử dụng ma túy, thời điểm sử dụng ma túy lần cuối)……………..
12. Đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy (ghi rõ số lần, không có ghi chưa):
13. Đã cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng (ghi rõ số lần, không có thì ghi không):……
NGƯỜI TƯỜNG TRÌNH |
2. Đối tượng nào sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Cai nghiện ma túy là một quá trình thực hiện hoạt động hỗ trợ về tâm lý, y tế, xã hội với mục đích giúp cho người người ma túy thoát khỏi ma túy, không còn nghiện nữa.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với những đối tượng sau:
2.1. Đối tượng có độ tuổi áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên:
– Trước đó bị phát hiện nghiện ma túy mà không đăng ký cũng như không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện.
– Bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện.
– Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
– Tái nghiện trong thời gian quản lý sau khi cai nghiện.
2.2. Đối tượng độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi:
Theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021, người tủ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc các trường hợp sau:
– Trước đó bị phát hiện ma túy mà sau không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện.
– Bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện.
– Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
3. Hồ sơ, thủ tục đưa người cai nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Về nguyên tắc: đối với những đối tượng người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Hồ sơ bao gồm:
– Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Bản tường trình lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc của người đại diện hợp pháp của họ (mẫu số 04 Thông tư 05/2018/TT-BCA).
– Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép (theo mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 05/2018/TT-BCA).
– Giấy chứng nhận đã chấp hành xong Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn (bản sao).
Còn với đối tượng người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đó có hành vi vi phạm pháp luật.
Hồ sơ bao gồm:
– Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Bản tường trình lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc của người đại diện hợp pháp của họ (mẫu số 04 Thông tư 05/2018/TT-BCA).
– Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép (theo mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 05/2018/TT-BCA).
– Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền về tình trạng nghiện hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Các tài liệu xác định người nghiện ma túy không cơ nơi cư trú ổn định.
Bước 2: Thực hiện thông báo:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, cơ quan lập hồ sơ sẽ tiến hành thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ.
Thời gian thông báo là trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Bước 3: Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ của hồ sơ.
Thời hạn kiểm tra thời hạn 05 ngày.
Bước 4: Chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện để áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời hạn 02 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
– Những giấy tờ của Bước 1.
– Văn bản của Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Nếu như hồ sơ không đầy đủ thì Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ.
4. Hướng dẫn lập bản tường trình lý lịch của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện:
Mẫu bản tường trình lý lịch sẽ tương tự đáp ứng như một văn bản hành chính, cụ thể bao gồm:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– Tên văn bản: viết in hoa và trình bày giữa dòng.
BẢN TƯỜNG TRÌNH
– Trình bày đầy đủ thông tin của người kê khai bao gồm:
+ Họ và tên.
+ Giới tính.
+ Tên gọi khác (nếu có).
+ Ngày tháng năm sinh.
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
+ Chỗ ở hiện nay.
+ Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân: nêu cụ thể ngày cấp và nơi cấp.
+ Điền đầy đủ thông tin cha/mẹ và hộ khẩu của cha/mẹ.
+ Trình độ học vấn.
+ Nghề nghiệp (ghi rõ nghề nghiệp đang làm, không có ghi không).
+ Tường trình cụ thể về hành vi sử dụng ma túy của bản thân: như quá trình sử dụng ma túy, hình thức sử dụng ma túy, tình trạng sử dụng ma túy, lý do sử dụng ma túy, thời điểm sử dụng ma túy lần cuối.
+ Ghi rõ số lần đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hay chưa, trường hợp chưa thì ghi rõ là chưa có.
+ Đã cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng: ghi rõ số lần hoặc chưa có thì ghi là không.
– Cuối cùng là ký và ghi rõ họ tên.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}