Cho thuê nhà trọ là một trong những dịch vụ kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, có nhiều người bắt đầu thực hiện kinh doanh bằng việc cho thuê trọ do chính mình xây dựng nên. Sau đây Luật Đường Gia xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi kinh doanh nhà trọ mà chủ nhà trọ cần biết.
1. Thế nào là kinh doanh nhà trọ?
Kinh doanh nhà trọ là một hình thức kinh doanh bất động sản mang lại lợi nhuận cao và ổn định, đặc biệt là đối với những người kinh doanh nhà trọ tại các thành phố lớn.
Việc kinh doanh nhà trọ được hiểu đơn giản là những chủ kinh doanh đầu tư mua đất, xây nhà thành mô hình nhà trọ, chung cư mi ni, chung cư,…để cho người khác thuê ở. Từ đó, chủ đầu kinh nhà trọ để kinh doanh sẽ thu được vốn đã bỏ ra và thu được lợi nhuận từ tiền cho khách thuê nhà. Đây là mô hình khá phát triển, đặc biệt là ở những thành phố lớn, khu công nghiệp, trường học, khu hành chính,… Tuy nhiên, mô hình kinh doanh nhà trọ tại các thành phố lớn thường mang đến thu nhập cao và ổn định hơn so với việc cho thuê nhà trọ tại các địa phương khác.
2. Những lợi ích và rủi ro khi kinh doanh nhà trọ:
2.1. Những lợi ích khi kinh doanh nhà trọ:
Theo kinh nghiệm tư vấn và chia sẻ với khách hàng, cũng như tìm hiểu thông tin kinh doanh nhà trọ trên thực tế hiện nay thì việc kinh doanh nhà trọ mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư kinh doanh. Luật LVN Group xin đưa ra một số lợi ích khi kinh doanh nhà trọ như sau:
– Nhu cầu thuê nhà trọ tại các thành phố lớn ngày càng tăng cao:
Tại các thành phố lớn, dân số di cư, tập trung đến để sinh sống và làm việc ngày càng tăng cao. Xu hướng dân số tại các thành phố lớn như Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng. Tỷ lệ dân số đến sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn cao hơn rất nhiều lần so với tỷ lệ dân số chuyển đi khỏi thành phố. Theo đó, nhu cầu về nhà ở tại các thành phố lớn cũng tăng theo. Không ai ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để có thể mua một căn nhà mà người dân thường có xu hướng thuê nhà trọ để giảm thiểu kinh phí.
– Kinh doanh nhà trọ giúp chủ đầu tư thu được lợi nhuận lớn và ổn định:
Lợi nhuận đặt ra trong việc kinh doanh nhà trọ thường ổn định. Do nhu cầu về nhà ở, nhà thuê ngày một tăng cao nên doanh thu của việc kinh doanh này rất ổn định. Hầu hết, tại các nhà trọ, khi khách thuê này chuyển đi thì ngay lập tức có khách thuê khác chuyển đến. Thậm chí khi khách thuê cũ sắp hết hạn hợp đồng thuê nhà đã có khách mới đặt cọc thuê nhà.
Từ việc có thu nhập ổn định khiến cho các chủ đầu tư có thu nhập cao hơn. Hơn nữa, giá cả thị trường ngày một tăng cao nên giá cho thuê trọ tại các thành phố lớn, các khu nhà trọ tại các khu vực đặc thù cũng tăng lên. Từ đó tạo ra thu nhập cao cho các chủ nhà cho thuê.
– Kinh doanh nhà trọ giúp chủ đầu tư có thêm được nhiều mối quan hệ:
Đây là một lợi ích đặt ra khi chủ nhà trọ có nhiều khách hàng đến thuê trọ thì chủ nhà trọ có thể kết nối được với nhiều người, thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực và địa phương khác nhau. Từ đó, chủ đầu tư có thể được giúp đỡ, chia sẻ từ những người khách mình cho thuê.
Bên cạnh đó, việc gia tăng mối quan hệ được xác định là cách giúp cho chủ đầu tư có thêm nhiều cơ hội tìm hiểu, tìm kiếm nguồn khách hàng từ những người khách mà mình đang cho thuê trọ.
2.2. Một số những khó khăn khi kinh doanh nhà trọ:
Trên thực tế tìm hiểu và tư vấn về kinh doanh nhà trọ thì Luật LVN Group nhận thấy một số những khó khăn, vướng mắc trong kinh doanh nhà trọ như sau:
– Chủ đầu tư kinh doanh nhà trọ thường gặp phải tranh chấp với khách thuê nhà do không làm chặt chẽ thủ tục pháp lý là hợp đồng thuê nhà;
– Thời gian thu hồi vốn khá lâu do chi phí đầu tư cao cho việc mua đất, xây nhà, đầu tư các trang thiết bị và các thủ tục khác;
– Trong trường hợp gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong thời kỳ Covid-19 vừa qua, nhiều nhà trọ không thể duy trì lượng khách thuê ổn định. Từ đó khiến cho quy giảm kinh tế, không có thu nhập do khách thuê nhà trả lại nhà…
3. Một số kinh nghiệm khi kinh doanh nhà trọ mà chủ nhà trọ cần biết:
Khi tham gia vào thị trường kinh doanh thì dù ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào thì chủ cơ sở kinh doanh cũng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu sâu vào lĩnh vực kinh doanh của mình. Sau đây, Luật LVN Group xin chia sẻ tới quý bạn đọc- những người có dự định kinh doanh nhà trọ một số những kinh nghiệm khi kinh doanh nhà trọ. Cụ thể một số kinh nghiệm như sau:
3.1. Các chủ nhà trọ phải phân tích thị trường kinh doanh nhà trọ tại nơi xây dựng nhà trọ cho thuê:
khi bắt đầu kinh doanh bất kì lĩnh vực nào thì người kinh doanh cũng cần phải thực hiện phân tích thị trường kinh doanh để xác định việc kinh doanh của mình có đảm bảo phát triển trong thị trường kinh doanh hay không. Theo đó, các chủ trọ cần xác định cụ thể nơi xây dựng nhà trọ cho thuê và khoanh vùng đối tượng khách hàng tại khu vực đó. Theo đó, các chủ nhà trọ cần tìm hiểu những nơi gần trường đại học, khu công nghiệp, các doanh nghiệp,… để lựa chọn địa điểm kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc phân tích, khoanh vùng đối tượng khách hàng mong muốn mà chủ nhà trọ sẽ xây dựng được mô hình, phân khúc nhà trọ phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình hướng tới. Từ những phân khúc nhà trọ mà chủ kinh doanh xây dựng sẽ đặt ra được mức giá cho thuê phù hợp với đối tượng khách hàng.
3.2. Chủ nhà trọ nên đăng ký kinh doanh dưới loại hình là Hộ kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP thì cơ sở cho thuê nhà trị được xác định là cơ sở hoạt động thương mại không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nên khi kinh cho cho thuê trọ thì phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh là loại hình phù hợp nhất đối với việc kinh doanh cho thuê nhà trọ. Theo đó, khi đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh này thì chủ nhà trọ có thế nhận thấy một số ưu điểm của loại hình kinh doanh này, cụ thể:
– Thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;
– Hộ kinh doanh phải thực hiện kê khai thuế và nộp thuế nhưng không phải khai thuế hằng tháng;
– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
– Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
– Được áp dụng chế độ thuế khoán.
Nếu cơ sở kinh doanh nhà trọ mà chủ nhà không thực hiện đăng ký hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 62 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP. Theo quy định này thì chủ cơ sở kinh doanh vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, chủ cơ sở kinh doanh phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.
3.3. Cho khách thuê nhà trọ phải lập Hợp đồng cho thuê rõ ràng và hợp pháp để tránh xảy ra những tranh chấp:
Hiện nay, Hợp đồng cho thuê nhà là loại hợp đồng không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực nhưng việc lập Hợp đồng cho thuê nhà giữa chủ nhà và khách thuê nhà giúp đảm bảo việc cho thuê hợp pháp và hạn chế xảy ra tranh chấp.
Thông thường, trong hợp đồng cho thuê nhà, các bên cũng nêu ra được thông tin của mình và những điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Từ đó, chủ nhà và bên thuê nhà có căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ, từ đó hạn chế tranh chấp xảy ra. Trong trường hợp không may có tranh chấp xảy ra thì các bên cũng xác định được cách giải quyết tranh chấp một cách dễ dàng theo quy định đã được xác lập trong hợp đồng.
3.4. Chủ trọ cần đảm bảo khách thuê nhà trọ phải đăng ký tạm trú tại nơi xây dựng nhà trọ:
Để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện hiệu quả trong việc quản lý dân cư thì việc đăng ký tạm trú là yếu tố cần thiết đối với những người cư trú ở những nơi không phải là nơi thường trú. Theo đó, chủ cơ sở kinh doanh nhà trọ cho thuê cần yêu cầu khách thuê trọ đăng ký tạm trú ngay lập tức khi họ chuyển đến hoặc có thể tổng hợp danh sách người thuê trọ để đi đăng ký tạm trú cho khách thuê tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ mà Luật LVN Group có được và chia sẻ đến quý bạn đọc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký hộ kinh doanh;
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư