Mức phạt vận tải hàng hóa siêu trọng không bảo đảm an toàn

Khi thực hiện vận tải hàng hóa siêu trọng, cá nhân, tổ chức cần tuân thủ quy định về việc bảo đảm an toàn. Dưới đây là bài phân tích về mức phạt vận tải hàng hóa siêu trọng không bảo đảm an toàn.

1. Thế nào là hàng hóa siêu trọng?

Hiện nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa ngày càng phát triển. Thị trường hàng hóa ngày càng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Hàng hóa được sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới việc giao thương, xuất khẩu ra nước ngoài.

Hàng hóa  là một trong những loại hình sản phẩm của hoạt động kinh doanh thương mại. Mỗi loại hình hàng hóa sẽ có những đặc thù và kích thước khác nhau. Kích thước của hàng hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động vận chuyển cũng như công tác quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh thắt chặt quản lý hoạt động giao thương, vận chuyển hàng hóa. Một trong những loại hình hàng hóa mà Nhà nước yêu cầu tính bảo đảm an toàn cao là hàng hóa siêu trọng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 24/2015/ NĐ-CP, hàng hóa siêu trọng  là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn. Giống như tên gọi, hàng hóa siêu trọng là loại hình hàng hóa có kích thước đặc biệt lớn. Với loại hình hàng hóa này, việc tháo rời là không thể. 

Thực tế, hàng hóa siêu trọng là loại hàng hóa đặc biệt. Tính đặc biệt của loại hàng hóa này là đặc biệt về kích thước. Trong hoạt động vận chuyển, nếu không đảm bảo những quy định về việc bảo đảm an toàn, việc vận chuyển hàng hóa siêu trọng sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho công tác vận chuyển của người vận chuyển cũng như sự an toàn của các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc vận chuyển và sử dụng hàng hóa siêu trọng này.

2. Quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn trong công tác vận tải hàng hóa siêu trọng:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 24/2015/ NĐ-CP, về hàng hóa siêu trọng như sau:

Trước khi thực hiện việc vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng, thuyền trưởng của phương tiện hoặc người vận tải, người kinh doanh vận tải  phải lập phương án vận tải và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng có các nội dung chủ yếu sau:

+  Các cá nhân chịu trách nhiệm vận chuyển phải tiến hành xác định chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng; chiều cao tĩnh không của các công trình vượt sông trên tuyến dự kiến vận tải. Đây là yêu cầu chuyên môn trong việc tính toán, xác định kích thước thực tế của tàu. Việc xác định này giúp tạo nên tính tương xứng giữa kích thước của hàng hóa với kích thước của tàu. Nếu không tính toán kích trước, việc đưa hàng hóa lên tàu sẽ rất khó khăn. Đồng thời, nó có thể dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

+ Chủ thể chịu trách nhiệm vận chuyển phải xác định vị trí, địa hình nơi xếp, dỡ hàng hóa thiết bị xếp, dỡ. Điều này giúp cho việc tháo dỡ hàng trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, nó giúp bảo vệ chất lượng của hàng hóa.

+ Hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông, yêu cầu hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Quy định về việc bảo đảm tính an toàn này giúp bảo vệ hàng hóa trong trường hợp phát sinh những rủi ro.

+ Xác định, lên kế hoạch về thời gian, địa điểm nghỉ trên đường hành trình.

Như đã nói, hàng hóa siêu trọng là hàng hóa có trọng lượng, kích thước đặc biệt lớn. Ngay tại công tác vận chuyển, không bảo an toàn, thì việc di chuyển hàng hóa chắc chắn sẽ không đạt kết quả, thậm chí là bị thiệt hại. Hiện nay, hàng hóa siêu trọng thường được vận chuyển bằng đường thủy. Tại đây, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu về diện tích. Bởi lẽ, nếu chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của phương tiện xuồng, tàu thuyền không đảm bảo phù hợp với hàng hóa siêu trọng, thì công tác vận chuyển sẽ gặp khó khăn, thậm chí là mang rủi ro cực lớn. Có rất nhiều trường hợp sập xuồng, tàu, thuyền do khối lượng hàng hóa siêu trọng không đảm bảo phù  hợp với kích thước và khối lượng của tàu.

Chính vì những lý do đó, khi tiến hành vận tải hàng hóa, các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ đúng theo các quy định về việc bảo đảm theo quy định chung của pháp luật.

3.  Mức phạt vận tải hàng hóa siêu trọng không bảo đảm an toàn:

Vận tải hàng hóa siêu trọng phải tuân thủ theo các quy định về bảo đảm an toàn theo quy định của luật. Việc đảm bảo yêu cầu này giúp việc vận chuyển hàng hóa siêu trọng đảm bảo chất lượng. Đồng thời, nó giúp bảo vệ chất lượng hàng hóa, an toàn vận chuyển, quyền và lợi ích tài chính của các cá nhân, tổ chức.

– Khoản 3 Điều 37 Nghị định 139/2021/ NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về vận tải qua biên giới, hàng hóa siêu trường, siêu trọng như sau:

+ Chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa, hành khách qua biên giới mà không có giấy phép vận tải thủy qua biên giới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng không đúng phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng 

+ khi không đảm bảo an toàn trong việc vận chuyển hàng hóa siêu trọng, chủ thể vi phạm còn còn có thể đứng trước hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về việc không bảo đảm an toàn vận tải hàng hóa siêu trọng là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định tại điều luật này, người vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng. Quy định về mức xử phạt này các cá nhân, tuân thủ tuân thủ nghiêm quy định về việc bảo đảm an toàn trong công tác vận tải hàng hóa siêu trọng.

4. Các vấn đề liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa siêu trọng:

Hàng hóa siêu trọng là loại hàng hóa có tải trọng vô cùng lớn. Việc vận chuyển hàng hóa siêu trọng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với việc vận chuyển các hàng hóa thông thường khác. Vậy nên, các cá nhân, tổ chức muốn vận chuyển hàng hóa siêu trọng thường hướng tới việc thuê dịch vụ vận chuyển.

Khi tiến hành thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa siêu trọng, các bên cần đảm bảo những vấn đề sau đây:

– Bên thuê dịch vụ vận tải hàng hóa siêu trọng và bên nhận dịch vụ phải thỏa thuận về số lượng hàng hóa siêu trọng, chi phí thanh toán với nhau. Bên nhận dịch vụ sẽ dựa vào số lượng và kích thước, khối lượng của hàng hóa để xác định mức phí áp dụng đối với bên đi thuê dịch vụ.

– Trước khi nhận thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa siêu trọng, bên nhận dịch vụ cần kiểm tra, xem xét tính thực tế của kích thước hàng hóa. Việc xem xét này giúp bên nhận dịch vụ xác định được xem phương tiện của mình có đảm bảo điều kiện để tham gia vận chuyển hay không. Điều này giúp hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động vận tải hàng hóa siêu trọng.

– Hàng hóa siêu trọng thường là những hàng hóa có giá trị. Do đó, các bên cần giao kết hợp đồng vận chuyển với nhau. Hợp đồng này sẽ là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, đây sẽ là cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên. Đồng thời, nó là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của một trong hai bên. Bởi lẽ, thực tế xảy ra rất nhiều rủi ro phát sinh. Các bên cần thỏa thuận kỹ càng để bảo vệ quyền lợi của mình. Một lưu ý rằng, nội dung hợp đồng vận chuyển, các bên cần thỏa thuận kỹ càng các thông tin liên quan đến số lượng và chất lượng hàng hóa, nghĩa vụ thanh toán, và việc bồi thường khi vi phạm hợp đồng.

Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: 

Nghị định 24/2015/ NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa

Nghị định 139/2021/ NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com