Mức xử phạt các lỗi thường gặp của lái xe khi qua trạm thu phí

Hiện nay, thực trạng rất nhiều tài xế vi phạm khi đi qua trạm thu phí. Dưới đây là những lỗi phổ biến, mời bạn đọc tham khảo:

1. Thế nào là trạm thu phí?

Trạm thu phí hay còn gọi là trạm BOT, đây được hiểu là những trạm chốt được lập ra đặt tại các tuyến đường thuộc dự án BOT có chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó.

Mục đích của việc thu phí để nhằm lấy tiền chi trả, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì các tuyến đường giao thông.

2. Mức xử phạt các lỗi thường gặp của lái xe khi qua trạm thu phí: 

2.1. Xe không dán thẻ thu phí nhưng đi vào làn thu phí tự động: 

Hiện nay, hệ thống thu phí tự động được đặt ra nhằm mục đích giúp người điều khiển phương tiện khi qua trạm trả phí mà không cần dừng xe, tiết kiệm được nhiên liệu và thời gian di chuyển và có hỗ trợ phương thức thanh toán đa dạng.

Vấn nạn thực tế rất nhiều chủ phương tiện khi tham gia giao thông đã lợi dụng việc không dừng mà cho xe đi qua làn thu phí tự động với mục đích để trốn nộp phí mặc dù không có tài khoản thanh toán trả phí tự động.

Hành vi này căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động. Cụ thể là xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng.

– Ngoài ra, tài xế còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

2.2. Dừng xe tại trạm thu phí nhưng không đảm bảo về khoảng cách: 

Thực tế, tại mỗi trạm thu phí sẽ quy định về khoảng cách dừng xe khác nhau, thông thường sẽ rơi vào khoảng từ 03m đến 08m. Việc bảo đảm khoảng cách là để giữ an toàn cũng như tránh sự va chạm giữa các xe với nhau.

Với hành vi dừng xe tại trạm thu phí mà không đảm bảo khoảng cách an toàn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng (căn cứ quy định tại điểm l Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

2.3. Lỗi dừng đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí: 

Không ít lần đi qua, ta bắt gặp biến báo “Cấm dừng xe quá 05 phút”  được đặt cách các cabin thu phí của các trạm BOT khoảng 50m. Mục đích của việc này là để tránh gây ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí BOT trên các quốc lộ và bảo đảm điều kiện lưu thông thông suốt của người dân.

Hành vi này sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau:

– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông: phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

(căn cứ tại điểm đ Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

(căn cứ tại điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

2.4. Hành vi cố tình đi vào làn xe máy để nhằm mục đích trốn phí: 

Thực tế, rất nhiều người điều khiển xe ô tô dùng mánh khóe cố tình đi vào làn đường xe máy rộng rãi và trong trường hợp không có nhân viên đứng soát để trốn tránh việc dừng đỗ xe nộp phí tại trạm thu phí.

Với hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

– Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

(điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

(điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

(điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng, đặc biệt, nếu gây tai nạn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

3. Những đối tượng phải nộp phí sử dụng đường bộ:

Phí bảo trì đường bộ (phí sử dụng đường bộ) là một loại phí mà các chủ phương tiện xe ô tô phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ bao gồm là những phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành, cụ thể: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự. 

Tuy nhiên, những đối tượng là loại xe trên nếu gặp các trường hợp sau đây thì sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ, cụ thể như sau: 

– Bị hủy hoại do tai nạn, thiên tai.

– Bị tịch thu, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

– Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

– Xe kinh doanh vận tải thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục với thời gian từ 30 ngày trở lên.

– Xe ô tô của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ mà chỉ được sử dụng trong phạm vi trung tâm sát hạch lái xe, nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp, công trường xây dựng. 

– Xe hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên mà có đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam. 

– Xe ô tô bị mất trộm trong thời hạn từ 30 ngày trở lên. 

4. Những đối tượng được miễn thu phí đường bộ qua trạm thu phí: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 70/2021/TT-BTC, miễn phí sử dụng đường bộ với các phương tiện bao gồm: 

– Xe chữa cháy.

– Xe cứu thương.

– Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ. 

– Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ: đặc điểm mang biển số có nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng. 

– Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân, ví dụ như: 

+ Xe ô tô đặc chủng. 

+ Xe ô tô chuyên dùng chở phạm nhân. 

+ Xe cứu hộ. 

+ Xe cứu nạn. 

+ Xe ô tô cảnh sát 113. 

+ Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông. 

+ Xe ô tô cảnh sát cơ động. 

5. Mức thu phí đường bộ qua trạm thu phí hiện nay: 

Số TT

Loại phương tiện chịu phí

Mức thu (nghìn đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh.

130

390

780

1.560

2.280

3.000

3.660

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ.

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

3

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

6

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

8

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: 

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com