Địa tô chênh lệch hay chênh lệch địa tô là một khái niệm mang tính trừu tượng và được khai thác trong lĩnh vực Kinh tế chính trị. Vậy Chênh lệch địa tô là gì? Hiện nay hình thức địa tô chênh lệch được phân loại như thế nào?
1. Chênh lệch địa tô là gì?
Địa tô hay còn gọi là tô (Tiếng Anh là rent) là những khoản thanh toán định kỳ trả cho người sở hữu tài sản về việc sử dụng đất đai hoặc nhân tố sản xuất có mức cung cố định. Hay hiểu theo cách đơn giản thì địa tô là khoản tiền mà người thuê ruộng đất phải trả cho người sở hữu để được quyền sử dụng nó. Địa tô gắn liền với sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu về ruộng đất. Địa tô đã từng tồn tại trong các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cả trong thời kì đầu của chủ nghĩa xã hội
Chênh lệch địa tô là một khái niệm triết học, mang tính trừu tượng mà không phải là một khái niệm trên góc độ luật học nên hiện nay không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm “chênh lệch địa tô”.
Khái niệm chênh lệch địa tô hay địa tô chênh lệch được C. Mác sử dụng khi phân tích về giá trị và giá cả đất đai trong trường hợp đất đai được khai thác, sử dụng và cho thuế. Để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể hình dung thông qua ví dụ sau: Có hai thửa đất có cùng diện tích sử dụng với mức đầu tư sức lao động và tiền vốn là tương đương nhau. Tuy nhiên, kết quả thu được lại là hai giá trị và có giá cả khác nhau bởi một thửa đất được hưởng các lợi thế “tự nhiên” khác như vị trí, điều kiện cơ sở hạ tầng… Khoản chênh lệch này sẽ thuộc về chủ sở hữu và người thuê đất phải trích trả cho chủ đất.
Như vậy, Địa tô chênh lệch được hiểu là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất (độ màu mỡ của đất đai tốt hơn, vị trí gần thị trường, gần đường hơn, hoặc ruộng đất để đầu tư để thâm canh…).
Việc xác định địa tô chênh lệch là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình (kí hiệu Rc1). Cụ thể được thực hiện thông qua công thức sau:
Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung – Giá cả sản xuất cá biệt
2. Nguồn gốc của địa tô chênh lệch:
Theo những phân tích tại mục 1 của bài viết này, chúng ta dễ dàng hiểu được bản chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của chênh lệch địa tô là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa.
Thực chất, trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực công nghiệp đều phát sinh lợi nhuận siêu ngạch. Tuy nhiên, lợi nhuận siêu ngạch trong lĩnh vực công nghiệp thường không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp cố định do không có tính cạnh tranh. Còn đối với lĩnh vực nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch lại được biểu hiện ở chiều hướng trái ngược. Lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp tồn tại thường xuyên và ổn định do:
– Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp nhưng đất đai lại có hạn và bị độc chiếm bởi một nhóm người có quyền lực và địa vị và người ta không thể tạo ra thêm những điều kiện tự nhiên thuận lợi;
– Nông phẩm là sản phẩm tất yếu không thể thiếu trong đời sống con người. Bởi vậy, để đảm bảo đủ nhu cầu nông phẩm cho tiêu dùng, người ta không chỉ canh tác trên những khoảng đất tốt hoặc trung bình mà buộc phải canh tác trên cả những đất xấu hay kém thuận lợi. Do vậy, giá cả thị trường của nông phẩm do giá cả sản xuất ở nơi có điều kiện kém thuận lợi quyết định, có như vậy mới đảm bảo cho những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất xấu cũng thu được lợi nhuận bình quân.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành thì Nhà nước có thẩm quyền điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Khác với bản chất của chênh lệch địa tô, phần chênh lệch phát sinh từ công sức của người làm thuê tạo ra còn theo quy định này thì có thể hiểu phần chênh lệch, giá trị tăng thêm từ đất do Nhà nước quyết định, điều tiết mà không phải do công sức của người sử dụng đóng góp vào đất. Quy định này đã tạo điều kiện hơn cho người sử dụng đất, phù hợp với bản chất xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam thay vì bản chất chênh lệch địa tô gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa.
3. Phân loại hình thức địa tô chênh lệch?
Hiện nay địa tô chênh lệch được phân thành 02 loại chính: Địa tô chênh lệch I và Địa tô chênh lệch II. Cụ thể như sau:
3.1. Địa tô chênh lệch I:
Địa tô chênh lệch I được hiểu là loại địa tô thu được trên những thửa ruộng, thửa đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi và có vị trí đắc địa, thuận tiện như gần nơi tiêu thụ hoặc đường giao thông.
Để hiểu hơn về loại Địa tô chênh lệch I thì chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua ví dụ sau:
Giả sử có ba thửa ruộng tương ứng với ba mức độ màu mỡ tự nhiên khác nhau như: tốt, trung bình và xấu. Việc đầu tư trên thửa này đều bằng nhau, tất cả đều là 100 và tỷ suất nhuận bình quân là 20%.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên- chế độ màu mỡ khác nhau của đất đai nên sản lượng thu được trên ba thửa này sẽ khác nhau. Cụ thể: thửa tốt có sản lượng là 6 tạ, thửa trung bình có sản lượng là 5 tạ và thửa xấu có sản lượng là 4 tạ.
Để dễ hình dung, quý bạn đọc có thể tham khảo ở bảng tổng quát sau:
Loại ruộng |
Tư bảnđầu tư | P’ | Sản lượng (tạ) | Giá cả sản xuất cá biệt | Giá cả sản xuất chung | Địa tô chênh lệch | ||
Của 1 tạ | Của tổng sản phẩm | Của 1 tạ | Của tổng sản phẩm | |||||
Tốt | 100 | 20 | 6 | 20 | 120 | 30 | 180 | 60 |
Trung bình | 100 | 20 | 5 | 24 | 120 | 30 | 150 | 30 |
Xấu | 100 | 20 | 4 | 30 | 120 | 30 | 120 | 0 |
Có thể thấy, Địa tô chênh lệch I mang đầy đủ bản chất của chênh lệch địa tô.
3.2. Địa tô chênh lệch II:
Nếu địa tô chênh lệch I mang đầy đủ bản chất của chênh lệch địa tô, gắn liền với điều kiện tự nhiên thì địa tô chênh lệch II lại gắn liền với thâm canh năng suất.
Theo đó, thâm canh được hiểu là việc đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị ruộng đất (trên một diện tích sử dụng) để nâng cao chất lượng canh tác của đất để nhằm tăng độ màu mỡ của thửa ruộng, nâng cao chất lượng sản phẩm thu được từ việc đầu tư trên ruộng đất.
Như vậy, ở địa tô chênh lệch I, người ta giữa nguyên bản chất, cũng như điều kiện tự nhiên của độ màu mỡ ruộng đất thì địa tô chênh lệch II người ta lại ưu tiên đầu tư để nâng cao và tăng cao độ màu mỡ của thửa ruộng để thu được sản lượng có chất lượng tốt nhất. Theo đó, năng suất đầu tư thêm phải lớn hơn năng suất của lần đầu tư trên ruộng xấu, thì khi đó mới có lợi nhuận siêu ngạch.
Chúng ta có thể hiểu thêm về địa tô chênh lệch II thông qua ví dụ sau:
Có 01 thửa ruộng nhưng được tư bản đầu tư để tăng độ màu mỡ cũng như gia tăng chất lượng sản phẩm thu được. Tư bản đã đầu tư 3 lần trên thửa ruộng đó với tất cả 03 lần đều là 100 và tỷ suất nhuận bình quân là 20%. Sản lượng thu được trong 03 lần lần lượt là 04 tạ, 06 tạ và 08 tạ. Địa tô chênh lệch của 03 lần được xác định theo bảng sau:
Loại ruộng |
Lần đầu tư |
Tư bản đầu tư |
P |
Sản lượng (tạ) |
Giá cả sảnxuất cá biệt 1 tạ |
Giá cả sản xuất chung |
Địa tô chênh lệch |
|
1 tạ |
Tổng sản lượng |
|||||||
Cùng một thửa ruộng |
Thứ 1 |
100 |
20 |
4 |
30 |
30 |
120 |
0 |
Thứ 2 |
100 |
20 |
6 |
20 |
30 |
180 |
60 |
|
Thứ 3 |
100 |
20 |
8 |
15 |
30 |
240 |
120 |
Đối với địa tô chênh lệch II thì lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thuộc sở hữu của nhà tư bản kinh doanh và cho thuê ruộng đất. Khi hết hạn hợp đồng cho thuê ruộng đất thì địa chủ thường tìm cách nâng giá cho thuê ruộng đất để gây khó khăn cho người đang thuê và biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thêm canh đem lại của địa tô chênh lệch II thành địa tô chênh lệch.
Tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn: nhà tư bản thuê đất muốn kéo dài thời hạn thuê, còn địa chủ lại muốn rút ngắn thời hạn cho thuê.