Công chứng di chúc ở đâu khi có nhiều tài sản ở nhiều tỉnh?

Công chứng di chúc là một trong những quyền của mỗi cá nhân khi muốn lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Vậy công chứng di chúc ở đâu khi có nhiều tài sản ở nhiều tỉnh?

1. Công chứng di chúc ở đâu khi có nhiều tài sản ở nhiều tỉnh?

1.1. Quy định về di chúc:

Di chúc là ý nguyện của cá nhân khi còn sống muốn người khác thực hiện ý nguyện của mình sau khi chết. Nội dung di chúc rất đa dạng như những điều căn dặn con cháu, bí mật gia đình, lập hương hỏa, phân chia di sản,…Trường hợp nội dung của di chúc phân chia di sản cho người khác sau khi chết, thì ý nguyện của người chết sẽ được thực hiện nếu phù hợp với các yêu cầu của pháp luật. Thừa kế theo di chúc hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy định của pháp luật quy định trình tự chuyển dịch di sản của người chết cho người được chỉ định trong di chúc và cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo di chúc.

Theo quy định của pháp luật, di chúc bao gồm có hai hình thức đó chính là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng, di chúc miệng chỉ áp dụng khi người để lại di chúc không thể lập được di chúc bằng văn bản nếu trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa. Di chúc bằng văn bản bao gồm có:

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có công chứng;

– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Người để lại di chúc có thể lựa chọn một trong các phương thức này để thực hiện việc lập di chúc của mình, trừ người để lại di chúc là người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

1.2. Công chứng di chúc ở đâu khi có nhiều tài sản ở nhiều tỉnh:

Quy định của pháp luật về việc lập di chúc bằng văn bản có công chứng như sau:

– Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng bản di chúc.

– Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền thựchiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã sẽphải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc làđiểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đượcđúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền thựchiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Pháp luật về thừa kế cũng không quy định cụ thể người lập di chúc có công chứng phải thực hiện công chứng bản di chúc của mình trong phạm vi như thế nào. Thế nên người lập di chúc hoàn toàn có quyền lựa chọn một tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện thủ tục công chứng bản di chúc của mình mà sẽ không phải phụ thuộc vào nơi cư trú hay nơi có tài sản, chỉ cần nội dung trong bản di chúc phải thể hiện rõ tên của di sản và nơi có di sản đó.

Đối với tài sản của người để lại di chúc là bất động sản cũng thế, người lập di chúc có công chứng nhằm để định đoạt tài sản của mình là bất động sản có quyền lựa chọn một tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện thủ tục công chứng bản di chúc của mình mà sẽ không phải phụ thuộc vào nơi có bất động sản, bởi Điều 42 Luật Công chứng 2014 có quy định Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ đượctiến hành thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp làcông chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền màliên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Như vậy, khi một người có yêu cầu công chứng bản di chúc của mình nhưng lại có nhiều tài sản ở nhiều tỉnh thành thì nơi thực hiện công chứng di chúc sẽ do chính người yêu cầu công chứng di chúc lựa chọn mà không bắt buộc phải thực hiện công chứng ở đâu, trong phạm vi nào, kể cả là đối với tài sản là bất động sản.

2. Địa điểm công chứng di chúc khi có nhiều tài sản ở nhiều tỉnh:

Tại khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không đượcủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Thêm nữa, việc công chứng di chúc phải được thực hiện trựctiếp tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nơi mà người yêu cầu công chứng di chúc lựa chọn.

Như vậy, người lập di chúc có công chứng phải tự mình đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nơi mình lựa chọn để yêu cầu công chứng di chúc, không được ủy quyền cho người khác thực hiện vấn đề này.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải thực hiện công chứng di chúc tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, pháp luật về công chứng cũng đã quy định về những trường hợp người yêu cầu công chứng di chúc sẽ có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng do không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng làm thủ tục công chứng, những trường hợp cụ thể như sau:

– Người yêu cầu công chứng di chúc là người già yếu;

– Người yêu cầu công chứng di chúc không thể đi lại được;

– Người yêu cầu công chứng di chúc người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;

– Người yêu cầu công chứng di chúc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

3. Thủ tục công chứng di chúc khi có nhiều tài sản ở nhiều tỉnh:

Bước 1: lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng di chúc

Như đã phân tích ở mục trên, người yêu cầu công chứng di chúc hoàn toàn có quyền lựa chọn một tổ chức hành nghề công chứng bất kỳ trên toàn quốc để thực hiện thủ tục công chứng di chúc của mình, kể cả người này có nhiều tài sản ở nhiều tỉnh khác nhau. Thế nên, bước đầu tiên để thực hiện công chứng di chúc đó là người yêu cầu công chứng di chúc phải lựa chọn được một tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện công chứng di chúc.

Bước 2: chuẩn bị hồ sơ

Sau khi lựa chọn được tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc chuẩn bị sẵn những giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng;

– Bản sao giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;

– Bản di chúc dự thảo (nếu có);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,…

Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác giốngnhư bản chính và không phải chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Bước 3: Đến tổ chức hành nghề công chứng

Sau khi đã chuẩn bị được hồ sơ đã nêu ở trên, người yêu cầu công chứng di chúc đến trực tiếp trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nơi mà mình lựa chọn và nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị sẵn.

Bước 4: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứngdi chúc. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng dichúc đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng dichúc hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của di chúc.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng dichúc có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng éphoặc có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng dichúc hoặc đối tượng của di chúc chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên phảiđề nghị người yêu cầu công chứng dichúc làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứngdi chúc, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì hoàntoàn có quyền từ chối công chứng.

Bước 5: Kiểm tra dự thảo di chúc

Công chứng viên kiểm tra dự thảo di chúc (nếu nhưngười yêu cầu công chứng tự soạn thảo di chúc). Nếu trong dự thảo di chúc có cácđiều khoản vi phạm pháp luật, trái vớiđạo đức xã hội, đối tượng của di chúc không phù hợp với nhữngquy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.

Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Bước 6: ký chứng nhận

Người yêu cầu công chứng dichúc tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng dichúc nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Người yêu cầu công chứng dichúc đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên phảiyêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình cábản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

Bước 7: Trả kết quả công chứng

Hiện nay, thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; trường hợp có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng sẽcó thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ Luật Dân sự 2015;

– Luật Công chứng 2014.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com