Kê khai giao dịch liên kết: Khi nào phải kê khai và cách kê khai

Giao dịch liên kết đó chính là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Vậy khi nào phải kê khai giao dịch liên kết? Cách kê khai giao dịch liên kết?

1. Khi nào phải kê khai giao dịch liên kết:

Tại Điều 17 Luật quản lý thuế quy định về trách nhiệm của người nộp thuế, theo quy định này thì một trong những trách nhiệm của người nộp thuế đó chính là lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả nhữngthông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ khi màngười nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết. Pháp luật quy định giao dịch liên kết đó chính là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Thêm nữa, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng phảinộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết.

Như vậy, khi có giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết thì người nộp thuế (Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết sẽ phải thực hiện kê khai giao dịch liên kết.

Các bên có quan hệ liên kết được quy định tại Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP bao gồm có:

– Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

+ Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

+ Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

– Các bên liên kết được quy định cụ thể như sau:

+ Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

+ Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

+ Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% trongtổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

+ Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cócả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và những giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% sốvốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% trongtổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

+ Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc lànắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng những thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% trongtổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc lànắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên màđược doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định những chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

+ Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc làcùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định những chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

+ Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và nhữnghoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau:

++ Vợ, chồng;

++ Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng;

++ Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể;

++ Anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người màcùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;

++ Ông bà nội, ông bà ngoại;

++ Cháu nội, cháu ngoại;

++ Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

+ Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

+ Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc làtrực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

+ Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với nhữnghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

+ Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% sốvốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% sốvốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế đốivới cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc vớicác cá nhân thuộc trong một các mối quan hệnêu trên.

2. Cách kê khai giao dịch liên kết:

Người nộp thuế thực hiện kê khai giao dịch liên kết tại tờ khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết để nộp kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Tờ khai này theo mẫu phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ. Tại mục I của tờ khai là mục khai về thông tin các bên liên kết. Tại mục này, người nộp thuế kê khai như sau:

– Cột (2): Ghi đầy đủ tên của từng bên liên kết:

+ Trường hợp bên liên kết tại Việt Nam là tổ chức thì sẽghi theo thông tin tại giấy phép đăng ký doanh nghiệp; là cá nhân thì sẽghi theo thông tin tại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.

+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam thì ghi theo thông tin tại văn bản xác định vềquan hệ liên kết như giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng, thỏa thuận giao dịch của người nộp thuế đốivới bên liên kết.

– Cột (3): Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên liên kết là đối tượng cư trú.

– Cột (4): Ghi mã số thuế của các bên liên kết:

+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế.

+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam thì phảighi đủ mã số thuế, mã định danh người nộp thuế, nếu không có thì ghi rõ lý do.

– Cột (5): Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 củaNghị định số132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết thựchiện kê khai hình thức quan hệ liên kết tương ứng với từng bên liên kết bằng cách làđánh dấu “x” vào ô tương ứng. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kếtthì người nộp thuế đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.

3. Những trường hợp được miễn kê khai giao dịch liên kết:

3.1. Những trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết:

Những trường hợp sau người nộp thuế sẽ được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết:

– Người nộp thuế chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam;

– Áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào sẽđược hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Nhưng trong trường hợp này, người nộp thuế phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

3.2. Những trường hợp được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:

Những trường hợp sau người nộp  thuế sẽ được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:

– Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;

– Người nộp thuế đã ký kết thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo đúngquy định pháp luật về thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế. Những giao dịch liên kết không thuộc vềphạm vi áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuếphải có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định132/2020/NĐ-CP;

– Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ cáchoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu làdưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ đichi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm mứcchênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần, bao gồm cảcác lĩnh vực như sau:

+ Phân phối: Từ 5% trở lên;

+ Sản xuất: Từ 10% trở lên;

+ Gia công: Từ 15% trở lên.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;

– Luật Quản lý thuế 2019.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com