Di chúc có công chứng là một trong những hình thức lập di chúc mà người muốn để lại di chúc lựa chọn. Vậy khi đi công chứng di chúc cần chuẩn bị và đem theo những gì?
1. Khi đi công chứng di chúc cần chuẩn bị đem theo những gì?
Di chúc là ý nguyện của cá nhân khi còn sống muốn người khác (chủ yếu là những người thân trong gia đình) thực hiện ý nguyện của mình sau khi chết. Nội dung củadi chúc rất đa dạng như lập hương hỏa, phân chia di sản,…Trường hợp nội dung của di chúc nhằmđể phân chia di sản cho người khác sau khi chết, thì ý nguyện của người chết sẽ được thực hiện nếu nhưphù hợp với các yêu cầu của pháp luật. Thừa kế theo di chúc đượchiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp những quy định của pháp luật quy định trình tự chuyển dịch di sản của người chết cho nhữngngười được chỉ định trong di chúc và cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo di chúc.
Di chúc có công chứng là một trong những hình thức lập di chúc mà người muốn để lại di chúc lựa chọn, trừ người để lại di chúc là người bị hạn chế về thể chất hoặc làngười không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, khi một người trực tiếp đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện thủ tục công chứng dichúc thì cần phải chuẩn bị và đem theo những loại giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng (thông thường đến tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức hành nghề công sẽ cung cấp cho người yeu cầu công chứng phiếu này). Người yêu cầu công chứng cần lưu ý điền đầy đủ các thông tin sau vào phiếu yêu cầu công chứng:
+ Thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng;
+ Nội dung cần công chứng;
+ Danh mục giấy tờ gửi kèm theo;
Còn đối với các thông tin mà bên phía tổ chức hành nghề công chứng (công chứng viên) phải điền bao gồm các thông tin sau:
+ Tên tổ chức hành nghề công chứng;
+ Họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng;
+ Thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
– Dự thảo bản di chúc;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng di chúc (căn cước công dân/chứng minh nhan dân/hộ chiếu);
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao nhữnggiấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với nhữngtài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng vớinhà nước trong trường hợp tài sản để lại được định đoạt trong di chúc liên quan đến tài sản đó. Ví dụ như tài sản được định đoạt trong di chúc là đất đai thì người yêu cầu công chứng di chúc phải mang theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản được định đoạt trong di chúc là xe thì thì người yêu cầu công chứng di chúc phải mang theo giấy tờ đăng ký xe,…
Lưu ý rằng, bản sao của các loại giấy tờ trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có cácnội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
2. Để hoàn thiện thủ tục công chứng di chúc cần làm những gì:
Bước 1: lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng di chúc
Người yêu cầu công chứng di chúc hoàn toàn có quyền lựa chọn một tổ chức hành nghề công chứng bất kỳở trên toàn quốc để thực hiện thủ tục công chứng di chúc của mình. Chínhvì thế, bước đầu tiên để thực hiện công chứng di chúc đó là người yêu cầu công chứng di chúc sẽphải lựa chọn được một tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện công chứng di chúccủa mình để lại.
Bước 2: Đến tổ chức hành nghề công chứng
Ngườiyêu cầu công chứng di chúc mang nhữnggiấy tờ đã chuẩn bị sẵnở mục trên đến trực tiếp trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nơi mà mình lựa chọn.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Công chứng viên kiểm tra cácgiấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng di chúcnhằm để kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ giấy tờ chưa. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì côngchứng viên tiếp nhận thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng di chúc hiểu rõ vềnhững quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của di chúc.
Trong trường hợpcông chứng viên có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc củangười yêu cầu công chứng di chúc có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép hoặc côngchứng viên có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng di chúc hoặc cácđối tượng của di chúc chưa được mô tả cụ thể trongdi chúc thì công chứng viên phải đề nghị người yêu cầu công chứng di chúc thựchiện làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng di chúc, công chứng viên tiến hành thựchiện xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì hoàn toàn có quyền từ chối công chứng.
Bước 4: Kiểm tra dự thảo di chúc
Công chứng viên thựchiện công chứng di chúc kiểm tra dự thảo di chúc (trongtrường hợp người yêu cầu công chứng tự soạn thảo di chúc). Nếu nhưtrong dự thảo di chúc củangười yêu cầu công chứng di chúc có các điều khoản vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội, đối tượng của di chúc cầncông chứng không phù hợp với những quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho chínhngười yêu cầu công chứng để sửa chữa.
Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Bước 5: ký chứng nhận
Người yêu cầu công chứng di chúc tự đọc lại dự thảo di chúc củamình hoặc công chứng viên thựchiện công chứng đọc cho người yêu cầu công chứng di chúc nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
Người yêu cầu công chứng di chúc đồng ý toàn bộ cácnội dung trong dự thảo di chúc củamình thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên thựchiện công chứng phải yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính củanhững giấy tờ màpháp luật quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.
Bước 6: Trả kết quả công chứng
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; trường hợp dichúc có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng sẽ có thể kéo dài hơn nhưng không đượcquá 10 ngày làm việc.
3. Chi phí yêu cầu công chứng di chúc:
Khi một người yêu cầu công chứng di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng thì phải mất những loại chi phí sau:
3.1. Phí công chứng:
Theo khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014quy định phí công chứng di chúc gồm phí công chứng di chúc, phí lưu giữ và phí công bố di chúc. Trong đó, quyđịnh về mức phí liên quan đến công chứng di chúc được nêu tại Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC như sau:
– Phí công chứng di chúc: 50.000 đồng/di chúc.
– Phí lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/di chúc.
– Phí công bố di chúc: Hiện không có quy định cụ thể về phí công bố di chúc.
Như vậy, nếu người yêu cầu công chứng di chúc chỉ yêu cầu công chứng di chúc, không yêu cầu lưu giữ di chúc thì phí công chứng của người yêu cầu công chứng di chúc là 50.000 đồng.
3.2. Thù lao công chứng:
Tại khoản 1 Điều 67 Luật Công chứng 2014 quy định người yêu cầu công chứng dichúc phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo bản di chúc, đánh máy, sao chụp, dịch cácgiấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thựchiện ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương.
Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với mỗi loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và phảiniêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình.
Ví dụ về thù lao công chứng tại 02 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
– Tại Hà Nội: theo Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thì mức thù lao soạn thảo di chúc tối đa là 01 triệu đồng.
– Tại TP. Hồ Chí Minh: theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Mức quyđịnh mức trần thù lao soạn thảo di chúc là 70.000 đồng/trường hợp trong trường hợp đơn giản và 300.000 đồng/trường hợp trong trường hợp phức tạp; đánh máy, in ấn di chúc là 15.000 đồng/trang cho mọi trường hợp.
Theo quy định của pháp luật về công chứng, người yêu cầu công chứng có thể thực hiện công chứng di chúc ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nếu như thuộc vào trường hợp được công chứng di chúc ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Trong trường hợp này, người yêu cầu công chứng di chúc ngoài trụ sở sẽphải trả thêm chi phí để thực hiện việc này, mức thù lao sẽdo các bên thoả thuận. Tuy nhiên, một số tỉnh thành như TP. Hồ Chí Minh đãcó quy định mức trần công chứng ngoài trụ sở tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND như sau:
– Trong Thành phố: nơicông chứng di chúc cách trụ sở tổ chức hành nghề công chứng dưới 05 km thì mức trần sẽlà 500.000 đồng/lần; từ 05 km trở lên thì thù lao công chứng ngoài trụ sở sẽlà 500.000 đồng + 30.000 đồng/km vượt quá km thứ năm nhưng tối đa là 1,2 triệu đồng/lần.
– Ngoài phạm vi Thành phố: Đi về trong buổi thì mức thù laosẽ là 1,5 triệu đồng/lần; đi, về trong ngày làm việc thì mức trần thù lao sẽlà 02 triệu đồng/lần và nếu đi, về không trong ngày làm việc thì mức trần thu lao này sẽlà 2,5 triệu đồng/lần.
Những văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Luật Công chứng 2014.