Làm giả sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng bị xử lý thế nào?

Hành vi làm giả sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng là một hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó tùy theo mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Làm giả sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng bị xử lý thế nào?

Hành vi làm giả sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng là một hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó tùy theo mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính ta căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP:

– Đối với hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân thì bị phạt từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng;

– Đối với hành vi làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Sử dụng Giấy chứng minh nhân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả thì bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

Liên quan đến vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự thì ta xác định hành vi làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng có thể cấu thành 2 tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và  lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 341 và 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Căn cứ theo quy định tại điều 341 ta xác định được đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm;

Cũng là hành vi làm giả con dấu, tài liệu nhưng nếu phạm tội có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên, làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác, sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm;

Hành vi làm giả con dấu tài liệu mà làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên, sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Căn cứ theo quy định tại điều 174 thì ta xác định được đối với  hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ và bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam dữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Cũng là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng nếu  phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ  200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh thì sẽ bị phạt  tù từ 7 năm đến 15 năm

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm 

Bên cạnh việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính thì tùy thuộc vào đối tượng người vi phạm mà trong một số trường hợp người thực hiện hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ giả còn có thể bị xử lý kỷ luật

 2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi làm giả sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng:

Như đã phân tích ở cấc phần mục trên thì có thể khẳng định rằng hành vi làm giả sổ đỏ để vay thế chấp ngân hàng là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Trong trường hợp nếu phát hiện ra hành vi làm sổ đỏ giả để thế chấp ngân hàng thì bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm để trình báo tới các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi làm giả sổ đỏ để vay thế chấp ngân hàng bao gốm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định. Các cơ quan này khi tiếp nhận đơn tố giác tội phạm sẽ tiến hành xác minh, điều tra và phối hợp làm việc với ngân hàng để làm rõ hành vi phạm tội, sau đó sẽ xác định hình phạt cho người phạm tội theo quy định của pháp luật.

3. Quy định về việc vay vốn ngân hàng:

3.1. Điều kiện để được thế chấp quyền sử dụng đất?

Để vay thế chấp quyền sử dụng đất hay còn gọi là vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng thì trước hết cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Một là, Người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận,

Hai là,  quyền sử dụng đất mang đi thế chấp vay vốn ngân hàng phải không có tranh chấp;

Ba là, quyền sử dụng đất mang đi thế chấp vay vốn tại ngân hàng phải không thuộc trường hợp  bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Bôn là, quyền sử dụng đất mang đi thế chấp vay vốn tại ngân hàng phải đang trong thời hạn sử dụng đất.

Bên cạnh đó khi muốn vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng bạn còn cần phải đáp ứng các điều kiện của ngân hàng mà bạn đăng ký vay. Thông thường để vay thế chấp sổ đỏ tại các ngân hàng thì người vay phải đáp ứng được điều kiện là đang không có nợ xấu tại các ngân hàng và một số điều kiện khác tùy thuộc vào mức vay và các ngân hàng khác nhau.

 3.2. Hồ sơ vay vốn thế chấp tại ngân hàng theo quy định cuả pháp luật:

Khi thực hiện vay thế chấp tại ngân hàng thì theo quy định của pháp luật, người vay trước hết cần phải đáp ứng được điều kiện phải là người có quốc tịch Việt Nam và có đầy đủ trách nhiệm pháp lý liên quan, phải trong độ tuổi từ 18 tuổi đến 60 tuổi.

Ngoài ra người vay thế chấp ngân hàng cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu như là: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hoặc hộ chiếu; Giấy đăng ký hôn nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy tờ chứng minh cần thu thập theo quy định, yêu cầu của ngân hàng; Giấy chứng minh tài sản được đăng ký quyền sở hữu chính chủ tùy thuộc vào loại tài sản mà đưa ra giấy phù hợp; Các loại chứng từ có giá trị như sổ tiết kiệm, trái phiếu; Giấy đảm bảo, chứng nhận về bảo hiểm của tài sản đưa ra đảm bảo

3.3. Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất:

Để vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng bạn cần thực  hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thế chấp

Người có nhu cầu vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau đây:

 Phiếu yêu cầu đăng ký theo mẫu

 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

 Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân

Sổ hộ khẩu

Bước 2: Người có nhu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết

Bạn có thể  nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn giải quyết, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện những nhiệm vụ ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận. Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai phải trả lời bằng văn bản hướng dân người nộp hồ sơ bổ sung các giấy tờ tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ, nếu từ chối hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý.

 Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ luật Hình sự 2015;

– Luật Đất đai 2013;

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com