Chùa Phúc Khánh là một ngôi chùa nhỏ nằm ở khu dân cư rất đông đúc, ngôi chùa này vốn được coi là một trong các ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội, cứ mỗi dịp rằm tháng 7 Âm lịch chùa Phúc Khánh lại thu hút rất nhiều người tới làm lễ cầu siêu cho thai nhi, cho những đứa bé chưa kịp chào đời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến cho các bạn các thông tin về Lễ cầu siêu cho thai nhi, gửi vong thai nhi tại chùa Phúc Khánh. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Giới thiệu đôi nét về Chùa Phúc Khánh:
Địa chỉ: Số 382 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội.
Chùa Phúc Khánh một ngôi chùa nhỏ nằm ở khu dân cư rất đông đúc, vốn được coi là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Hà Nội, mỗi dịp rằm tháng 7 âm lịch chùa Phúc Khánh lại thu hút rất nhiều người tới lễ cầu siêu cho thai nhi, cho những đứa bé chưa kịp chào đời. Ngôi chùa này là công trình kiến trúc thờ Phật theo kiểu truyền thống, gồm có: Tam quan mở 3 cửa vòm ở giữa là cửa lớn, ở phía hai bên nhỏ hơn, trụ được đắp quay đầu lại vào nhau và phía sau Tam quan là sân chùa.
Có rất nhiều người cho rằng, chùa Phúc Khánh là nơi lễ Phật cầu an, giải hạn với nhiều lý do khác nhau. Chùa Phúc Khánh thu hút được rất nhiều người từ khắp các địa phương đến, đặc biệt là từ khi có Thượng tọa Thích Thanh Quyết – là một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam về ngôi chùa này trụ trì. Bên cạnh những lời cầu khấn dành cho năm mới hay đi rút quẻ đầu năm thì lễ cầu an và lễ cầu siêu loại hình sinh hoạt tâm linh tiêu biểu của chùa Phúc Khánh.
Hằng năm, cứ vào dịp lễ Vu Lan, chiều tối ngày 14 tháng 7 âm lịch, ngôi chùa này lại trở thành tâm điểm không chỉ của các tăng ni phật tử mà còn là của các du khách thập phương. Mọi người đến chùa để làm lễ cầu siêu cho những thai nhi xấu số, mong cho những linh hồn bé nhỏ được siêu thoát, ngoài ra cũng cầu chúc một mùa Vu Lan được yên bình và cầu bình an, cầu sức khỏe cho cha mẹ.
Được biết, vào mỗi Chủ nhật hàng tuần chùa Phúc Khánh làm lễ cầu siêu cho thai nhi sản nạn. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian tháng 7 âm lịch, số lượng người tham gia đăng ký làm lễ cầu siêu cho thai nhi tăng nhiều hơn so với những tháng khác. Lễ cầu siêu cho thai nhi tại chùa Phúc Khánh sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là 2 tiếng, từ lúc 9 giờ sáng cho đến 11 giờ sáng.
2. Tại sao phải cầu siêu cho thai nhi?
Để có thể được luân hồi đầu thai làm người thì một linh hồn cần tu tập trong thời gian rất dài. Chính vì thế, khi người làm cha, làm mẹ chối bỏ một thai nhi thì đó cũng chính là đã chối bỏ sự cố gắng để được đầu thai của đứa bé đó. Sau khi vong nhi đã bị phá bỏ thường sẽ mang nhiều niềm oán giận không chịu buông bỏ do đó rất khó để đi đầu thai.
Việc cha mẹ cầu siêu cho thai nhi sẽ giúp ích cho những em bé bị phá bỏ hoặc bị sẩy được nhiều điều như:
– Giúp cho các em bé được siêu thoát dễ hơn, buông bỏ được niềm oán giận và sớm được luân hồi.
– Cho dù bị sẩy thai hay cố ý phá bỏ thai hoặc bắt buộc phải phá bỏ thai thì việc cầu siêu cho vong nhi giúp cho tâm hồn của cha mẹ sẽ được thanh thản hơn rất nhiều. Lúc này, người làm cha làm mẹ phải thành tâm sám hối rất nhiều lần thì các em bé mới chịu đi siêu thoát được.
– Những người nào phá thai phải biết rằng là bản thân mình đã phạm phải tội lỗi rất lớn điều đó tương tự như việc giết người. Họ phải thật sự thành tâm để cầu siêu cho các em bé vừa để hồi hướng công đức cho các em bé, đồng thời vừa là để cho bản thân được giải trừ đi một phần nào nghiệp chướng mà mình đã gây ra.
– Những người cha mẹ bị mất con, bị sảy thai hoặc vì một số lý do không mong muốn mà khiến họ bắt buộc phải phá bỏ đi đứa con vẫn còn trong bụng của mình thì có thể trông cậy vào các Chư Tăng, Ni sẽ tụng kinh cầu nguyện cho các em bé để các hài nhi không đủ duyên lành được siêu thoát…
– Việc người cha mẹ biết sám hối, cầu mong nhận được sự tha thứ vì trót lầm lỡ đã mà làm điều có lỗi với thai nhi chuyên trở một niềm tin rất lớn lao giúp cho thai nhi được đi đầu thai ở nơi khác.
3. Hướng dẫn bày lễ và sắm lễ cầu siêu cho thai nhi:
3.1. Cách sắm lễ cầu siêu cho thai nhi:
Nếu như buổi lễ cầu siêu cho thai được diễn ra tại chùa hoặc buổi lễ có các Chư tăng tham gia thì sẽ được chuẩn bị một cách rất kỹ càng. Nếu như buổi lễ cầu siêu cho thai nhi được tổ chức tại gia thì bạn cần phải chuẩn bị một bàn thờ Phật sạch sẽ, chỉn chu và có đầy đủ những đồ vật như sau:
– 1 bình hoa tươi cúng Phật
– 1 đĩa hoa quả và sữa tươi hoặc nước cơm.
– Không dùng thức ăn mặn và đồ vàng mã
Lưu ý:
– Hoa quả có thể được để trong vòng bảy ngày, khi héo có thể thay thế sang hoa quả mới.
– Mỗi ngày bạn phải cúng thay sữa tươi một lần.
– Trước khi nghi lễ cầu siêu được tiến hành bạn cần phải gột rửa thân thể thật sạch sẽ, thay một bộ trang phục lịch sự, kín đáo như loại áo lam – áo Phật tử thường hay mặc để đi chùa.
3.2. Cách bày lễ cầu siêu cho thai nhi:
– Trường hợp gia đình bạn có ban thờ Phật thì sẽ làm lễ cầu siêu cho thai nhi trước ban thờ Phật và bày sữa cúng cho thai nhi ở ban thờ gia tiên.
– Trường hợp gia đình bạn không có ban thờ Phật thì sẽ bày lễ và làm lễ cầu siêu cho thai nhi trước ban thờ gia tiên.
– Trường hợp gia đình bạn không có ban thờ thì sẽ bày lễ ở trên bàn có thể là bàn riêng hoặc bàn học,… và sau đó làm lễ cầu siêu cho thai nhi tại đó.
Lưu ý: Sau thời gian là bảy ngày, hạ lễ và về chùa cầu siêu cho thai nhi. Trường hợp không thể về được thì hãy làm theo hướng dẫn tại mục nghi thức làm lễ kế tiếp.
3.3. Thời gian làm lễ cầu siêu cho thai nhi:
– Làm lễ cầu siêu cho thai nhi tại nhà theo nghi thức trong thời gian là 7 ngày hoặc ít nhất là 3 ngày, mỗi ngày một lần rồi sau đó mới được tham dự lễ cầu siêu cho thai nhi tại chùa.
4. Nghi thức cầu siêu cho thai nhi:
Nghi thức cầu siêu cho thai nhi diễn ra không quá cầu kỳ và phức tạp. Điều quan trọng nhất trong nghi thức cầu siêu cho thai nhi chính là tâm tưởng, nhất định phải có sự thành tâm sám hối và cầu siêu cho em bé xấu số. Trước ngày làm lễ cầu siêu cho thai nhi từ 3 đến 5 ngày, bậc làm cha mẹ nên ăn chay đồng thời tụng kinh sám hối để hồi hướng về nghiệp chướng mà bản thân mình đã tạo ra.
Nghi thức cầu siêu cho thai nhi được diễn ra theo 6 bước đó là:
– Cúng hương
– Sám hối
– Phát nguyện
– Niệm phật
– Tụng kinh
– Hồi hướng.
Cúng hương
Cha mẹ đốt một nén hương sau đó cắm hương lên bát nhang và vái lạy 3 lạy. Mỗi một lạy thì miệng sẽ niệm một lần “Nam Mô A Di Đà Phật” trước mỗi lần lạy.
Sám hối
– Sau khi cha mẹ đã cắm hương, thì cha mẹ ngồi quỳ trước bàn thờ Phật khấn nguyện rằng: “Hôm nay là ngày … tháng …. năm … Âm lịch, con tên làn… pháp danh…(nếu có). Con xin quỳ trước chân Tam Bảo để thành tâm sám hối về những tội lỗi mà bản thân con đã gây ra trong kiếp này.”
– Đối với các bậc làm cha làm mẹ quyết định nạo phá bỏ thai hoặc vì một số lý do bắt buộc mà phải nạo phá bỏ thai thì hãy thành tâm khẩn nguyện thêm như sau: “Trước đây do con không hiểu Phật pháp mà con đã phạm phải tội phá thai, nay con xin được ngồi đây để thành tâm khấn vái sám hối với vong linh thai nhi. Nguyện ơn trên Tam Bảo từ bi gia bị cho vong linh cháu sớm lìa khổ được vui. Sớm được Vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ. Con cầu nguyện đức Từ Phụ A Di Đà Phật phóng quang. Gia hộ cho tất cả chúng sinh ở nơi đây và vong linh thai nhi cùng lìa khổ được vui. Cùng được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc.”
Phát nguyện
“Nguyện từ nay cho đến ngày con vãng sinh Tây Phương Cực Lạc Quốc. Thề làm lành lánh ác. Nguyện hằng ngày trì niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, hồi hướng cho pháp giới chúng sinh. Nam mô A Di Đà Phật (Lạy một lạy).”
Niệm Phật
Cha mẹ hãy chấp tay thành tâm khấn nguyện và miệng liên tục niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thật nhiều lần, sau đó khấn nguyện hồi hướng cho thai nhi.
Tụng kinh
– Trong khi tụng kinh thì cha mẹ có thể quỳ hoặc ngồi xuống xếp bằng để tụng kinh đều được. Chỉ cần cha mẹ chí tâm, thành tâm tụng kinh cầu siêu cho thai nhi thật nhiều lần sẽ khiến cho vong nhi có thể buông bỏ bớt được niềm oán giận, thứ tha cho sự sai lầm, nỗi khổ của các bậc cha mẹ mà sẽ chịu đi đầu thai vào một gia đình khác. Hoặc trường hợp vong nhi không chịu đi siêu thoát mà phát tâm tu hành thì có thể sớm được về Tây phương Tịnh Độ, làm đồng tử bên cạnh Chư vị Bồ Tát.
Hồi hướng
– Sau khi cha mẹ đã tụng kinh xong bộ Kinh cầu siêu, hãy quỳ xuống, mắt hướng về phía Phật, giữ tâm phải thật tịnh và hai chắp tay hồi hướng “Con nguyện hồi hướng toàn bộ công đức này cho vong linh thai nhi. Nguyện ơn trên Tam Bao gia bị, chứng minh cho tấm lòng thành của con.” Sau khi kết thúc hồi hướng, cha mẹ hãy chắp tay quỳ lạy Phật 3 lần, mỗi lần miệng đều niệm phải niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.
– Việc cầu siêu cho thai nhi cha mẹ nên được thực hiện liên tiếp trong vòng bảy ngày liền. Trong thời gian này, quý Phật tử hãy luôn nhớ rằng giữ tâm của mình phải luôn tịnh, ăn chay tích đức đồng thời tụng Kinh Địa Tạng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để hồi hướng cho thai nhi. Khi kỳ hạn trong thời gian bảy ngày đã kết thúc, cha mẹ vẫn có thể tiếp tục tụng Kinh Cầu Siêu cho thai nhi và Kinh Địa Tạng để tích thêm cho mình nhiều phúc đức, giải trừ được nghiệp chướng của mình đồng thôi tích đức cho vong nhi.