Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có tính định hướng, có tổ chức, có sự chủ định nhằm đạt được mục đích hình thành ở các đối tượng được tác động về tri thức pháp lý, tình cảm cũng như hành vi sao cho phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành để từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, quản lý xã hội và công dân có trình độ văn hoá pháp lý được nâng cao. Dưới đây là Mẫu báo cáp công tác phổ biến pháp luật trong nhà trường. Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Giáo dục pháp luật là gì?
Giáo dục pháp luật được hiểu là sự tác động có tính định hướng, có tổ chức nhằm hình thành nên các tri thức, tình cảm cũng như hành vi sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, để từ đó làm cho công dân tự giác tuân thủ và thi hành pháp luật đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân.
2. Phổ biến giáo dục pháp luật là gì?
Phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có tính định hướng, có tổ chức, có sự chủ đích nhằm đạt được mục đích hình thành ở các đối tượng được tác động về tri thức pháp lý, tình cảm cũng như hành vi sao cho phù hợp với đòi hòi của hệ thống pháp luật hiện hành, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, quản lý xã hội và công dân có trình độ văn hoá pháp lý được nâng cao.
3. Nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật:
Phổ biến, giáo dục pháp luật phải được đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Tính chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, rõ ràng và có tính thiết thực.
– Kịp thời, nhanh chóng, thường xuyên, có trọng tâm và trọng điểm.
– Đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật sao cho phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi và trình độ của các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán của dân tộc.
– Gắn việc thi hành pháp luật với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo nền quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và của đời sống hàng ngày của nhân dân.
– Các cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhau.
4. Vai trò của việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường:
– Việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường góp phần giáo dục về đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, từ đó hình thành nhân cách, rèn luyện các hành vi ứng xử sao cho phù hợp đồng thời tạo ra lối sống và hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.”
– Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường gồm có hai lĩnh vực đó là: Giáo dục pháp luật và Phổ biến pháp luật.
+ Hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường là một phần trong nội dung chương trình giáo dục ở mỗi cấp học và trong trình độ đào tạo của hệ thống GD quốc dân. Đây là một hoạt động giáo dục tự thân và thường xuyên của ngành giáo dục. Giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua quá trình dạy và học các nội dung, kiến thức pháp luật qua các môn học ở trong chương trình giáo dục chính khóa như: môn Giáo dục công dân (ở cấp phổ thông), Pháp luật (TCCN, cao đẳng, đại học) hoặc thực hiện qua việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học liên quan đến đạo đức, tìm hiểu TNXH, lịch sử, sinh học, … ( ở phổ thông), Chính trị (TCCN).
+ Phổ biến pháp luật trong nhà trường thực hiện thông qua các hoạt động GD ngoại khóa, GD ngoài giờ lên lớp với các hình thức khác nhau chẳng hạn như nói chuyện về pháp luật, cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, viết báo tường, các buổi toạ đàm, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, tham dự phiên tòa… Phổ biến pháp luật trong nhà trường góp phần củng cố các tri thức đã được học ở trong chương trình giáo dục, bồi dưỡng về tình cảm, niềm tin đối với pháp luật, bên cạnh đó rèn luyện, uốn nắn hình thành nên các hành vi ứng xử theo đúng với chuẩn mực mà pháp luật quy định. Phổ biến pháp luật trong nhà trường không chỉ giúp cho người học có thể tiếp cận được với pháp luật một cách toàn diện và đầy đủ hơn mà còn giúp cho người học thấm sâu các kiến thức về pháp luật hơn, vượt qua được rào cản khô khan ngôn ngữ của văn bản.
– Góp phần đưa pháp luật đến với các thế hệ trẻ tuổi bằng con đường không chỉ ngắn nhất, nhanh nhất mà còn hiệu quả nhất. Đối với học sinh, sinh viên việc hiểu biết pháp luật chính là một thành phần vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong nhân cách của các em.
– Thông qua việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, học sinh, sinh viên được trang bị cho mình các tri thức pháp luật, hình thành ở bản thân một nếp sống lao động và học tập theo đúng với pháp luật và ý thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền hạn của người công dân, để từ đó các em có thể tự giác điều chỉnh được hành vi của mình theo đúng khuôn khổ của pháp luật.
– Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóa pháp lý của người học, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá pháp lý, thái độ tôn trọng và thực hiện pháp luật của học sinh, sinh viên.
5. Mẫu báo cáo công tác phổ biến pháp luật trong nhà trường:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MẦM NON ………… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ………..
Báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm……. |
……, ngày …. tháng …. năm … |
BÁO CÁO
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm …………
Căn cứ Kế hoạch số … ngày …/…/… của Phòng Giáo dục và Đào tạo ….. về việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong năm …;
Căn cứ Kế thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm ….. của trường Mầm non ……;
Trường Mầm non …. báo cáo tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm ….. như sau:
1. Công tác chỉ đạo
– Ban hành Kế hoạch về việc phổ biến giáo dục pháp luật năm …… Có đánh giá sơ kết và tổng kết.
– Bám sát vào các văn bản, chỉ thị, kế hoạch hướng dẫn của cấp trên để từ đó triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
– Phối hợp cùng với các ban ngành tổ chức kí cam kết thực hiện tốt công tác về An toàn giao thông, không sinh con thứ 3, phòng chống cháy nổ, đảm bảo trật tự an ninh.
– Tăng cường công tác PBGDPL cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sao cho phù hợp; chú trọng vào việc giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
– Đối với học sinh: Chỉ đạo các tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực hiện các nội dung giáo dục pháp luật đơn giản như về an toàn giao thông, gia đình, môi trường, vệ sinh công cộng, vệ sinh ATTP….. vào các trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo sao cho phù hợp với nhận thức của các em bước đầu hình thành nên ý thức chấp hành pháp luật.
2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật
* Về hình thức
– Phối hợp với công đoàn tổ chức lồng ghép các nội dung phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường, họp chuyên môn, công đoàn.
– Lồng ghép vào trong các hoạt động của nhà trường, có kế hoạch chăm sóc giáo dục của giáo viên.
– Treo băng dôn, khẩu hiệu tại cổng trường.
– Gắn liền với quán triệt triển khai Nghị quyết của Đảng các cấp; các văn bản QPPL mới ban hành.
* Về nội dung
Tập trung giáo dục về đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật, tác động của các chính sách pháp luật đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các hành vi bị cấm; các biện pháp chế tài xử lý vi phạm; nội dung chính sách pháp luật về QPAN, ý thức trách nhiệm BVTQ; phòng chống tham nhũng, lãng phí; phòng chống tội phạm, VPPL và các tệ nạn xã hội; bảo vệ TNMT, ứng phó với biến đổi khí hậu, vệ sinh ATTP, ATGT, phòng chống mua bán người, bạo lực gia đình, bạo lực học đường; cải cách hành chính; Chỉ thị các nhiệm vụ năm học, văn bản hướng dẫn các nhiệm vụ năm học 20… – 20… của ngành, nội quy, quy chế của đơn vị và các văn bản có liên quan khác….Tăng cường công tác tuyên truyền thực tiễn việc thi hành pháp luật gắn với các vấn đề mà dư luận xã hội đang quan tâm, hoặc có định hướng dư luận xã hội, nêu gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện pháp luật.
3. Kết quả
– Công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm …. đã có nhiều hoạt động tích cực, bám sát và hỗ trợ quan trọng đối với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chính trị và phát triển KT -XH. Hầu hết các văn bản pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực thi hành đều được tổ chức phổ biến, quán triệt đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường bằng các hình thức phù hợp.
– 100% cán bộ giáo viên, nhân viên kí cam kết và thực hiện tốt an toàn giao thông, không sinh con thứ 3, phòng chống cháy nổ, đảm bảo trật tự an ninh.
– Tủ sách pháp luật đã được xây dựng và đặt tại văn phòng trường để cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thuận tiện đến khai thác khi có nhu cầu.
– Nâng cao nhận thức của toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về mục đích, ý nghĩa của ngày Pháp luật để từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
– Thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật, đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đã được tiếp cận, tìm hiểu về một số văn bản mới được ban hành, đặc biệt các văn bản có liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của nhà giáo, người học, CBQL trong nhà trường.
– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường không ngừng nâng cao về nhận thức pháp luật, chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc của nhà trường, không có trường hợp VPPL.
– Học sinh trong trường đã có những kiến thức cơ bản về một số luật như: Luật giao thông, Luật bảo vệ trẻ em.
4. Hạn chế, khó khăn, nguyên nhân
* Hạn chế, khó khăn
– Hiện nay số lượng các văn bản pháp luật ban hành ngày càng nhiều với nội dung ngày càng rộng, phong phú, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực sự đi sâu vào các nội dung pháp luật mà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hiệu quả nhận thức về pháp luật chưa cao.
– Đội ngũ thực hiện công tác giáo dục PBGDPL về nghiệp vụ chưa được tập huấn chuyên sâu .
* Nguyên nhân
– Chưa có kinh phí để thực hiện công tác giáo dục PBGDPL.
– Đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, chưa có các chế độ chính sách vì vậy chưa thực sự phát huy hết hiệu quả.
5. Phương hướng, nhiệm vụ năm ….
– Quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác PBGDPL, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, của Đảng và của Nhà nước.
– Nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ pháp chế làm công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường.
– Nâng cao hiệu quả việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trẻ.
– Đổi mới và nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.
– Tăng cường việc PBGDPL trên cổng thông tin điện tử.
– Tập trung đầu tư vào các điều kiện bảo đảm cho công tác PBGDPL như kinh phí, trang bị các loại sách về giáo dục pháp luật.
Trên đây là báo cáo tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm ….. của trường Mầm non …../.
Nơi nhận:
– PGD&ĐT; – CB, GV, NV; – Lưu: VT. |
KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Đã kí) |
6. Một số lưu ý khi viết báo cáo công tác phổ biến pháp luật trong nhà trường:
– Ngôn ngữ nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông, có tính dễ hiểu.
– Lối hành văn rõ ràng, mạch lạc, thiết thực và tránh sử dụng những từ ngữ quá hoa mỹ, phô trương vì báo cáo cần có sự ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ, chính xác.
– Giữ cho câu được đơn giản, ngắn gọn, mỗi câu chỉ gồm có một ý chính với thông tin được bổ sung trong các câu sau cùng một từ liên kết như “Vì vậy”, “Do đó”, …
– Tránh viết các câu quá dài với nhiều mệnh đề phụ khiến cho người đọc cảm thấy khó khăn cụ thể các câu không dài quá 20 đến 25 từ.
– Thu thập các sự kiện và dữ liệu giúp lập luận trong báo cáo được trở nên thuyết phục hơn.
– Các tiêu đề chính và tiêu đề phụ được viết rõ ràng và đầy đủ.
– Phần kết luận nên tổng hợp lại các yếu tố khác nhau một cách rõ ràng và súc tích. Xác định các nhiệm vụ cần phải thực hiện.
– Cuối bản báo cáo hãy đưa ra một số phương hướng, nhiệm vụ để có thể thúc tiến quá trình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường một cách nhanh hơn và đạt được kết quả được tốt hơn.
.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}