Mẫu báo cáo tự đánh giá trường mầm non mới nhất

Báo cáo tự đánh giá giáo viên mầm non là mô hình được đưa ra nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy và đào tạo của giáo viên mầm non trong suốt một năm từ đó rút ra bài học và đề ra mục tiêu phấn đấu cho năm học mới. Vậy mẫu báo cáo trường mầm non mới nhất được viết như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc hướng dẫn và mẫu báo cáo mới nhất.

1. Báo cáo tự đánh giá trường mầm non là gì?

1.1. Tự đánh giá trường mầm non là gì?

Tự đánh giá là một quá trình liên tục được tiến hành theo kế hoạch và phải dành nhiều công sức, trí tuệ và có sự tham gia của từng tổ chức và cá nhân trong nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi sự minh bạch, chính xác và công khai. Các giải thích, nhận xét, kết luận rút ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên cơ sở số liệu, bằng chứng đầy đủ, chính xác và có độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá bao quát tất cả các nội dung theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.

Để triển khai và hoàn thành tốt việc tự đánh giá, nhà trường đã huy động tối đa những nguồn lực hiện có. Thành lập Ban tự đánh giá chất lượng bao gồm cán bộ chủ chốt của nhà trường, người đứng đầu các khoa và các phòng chuyên môn, đại diện Công đoàn trường, Cán bộ và giáo viên có kinh nghiệm. Ban thư ký là những cán bộ, giảng viên có năng lực. Hội đồng tự đánh giá của nhà trường có nhiệm vụ lập kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể, phân chia nhiệm vụ rõ ràng theo các nhóm. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng viết báo cáo cho các nhóm chuyên viên.

1.2. Hướng dẫn làm báo cáo tự đánh giá:

Trong quá trình tự đánh giá, từng nhóm chuyên viên cùng ban thư ký đã tiến hành tổng hợp, đánh giá và so sánh những thông tin, số liệu và đối chiếu với những tiêu chuẩn và tiêu chí của Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục bậc học. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá các mặt mạnh và những hạn chế nhằm có cơ sở lập kế hoạch và biện pháp cụ thể giải quyết các vấn đề để cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Ban thư ký có nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến tự đánh giá theo các tiêu chuẩn và viết báo cáo tự đánh giá. Sau khi viết báo cáo, nhà trường sẽ công khai báo cáo tự đánh giá

2. Mẫu báo cáo tự ađánh giá trường mầm non mới nhất:

BẢNG TỔNG HỢP
KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn 1:Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x 5 x
2 x 6 x
3 X 7 X
4 X 8 x
Tiêu chuẩn 2:Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 X 4 X
2 X 5 x
3 X
Tiêu chuẩn 3:Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 X 4 X
2 X 5 X
3 x 6 X
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x x
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 X 5 X
2 X 6 X
3 X 7 X
4 X 8 X

Tổng số các chỉ số đạt: 87 , tỷ lệ 100 %.

Tổng số các tiêu chí đạt: 29 tỷ lệ 100%

Phần I
CƠ SỞ DỮ LIỆU

Tên trường:……..

Tên trước đây (nếu có):……..

Cơ quan chủ quản:……

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Họ và tênhiệu trưởng
Huyện/quận/thị xã / thành phố Điện thoại
Xã/phường/thị trấn Fax
Đạt chuẩn quốc gia Website
Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập) Số điểm trường
Công lập þ Thuộc vùng đặc biệt khó khăn
Tư thục Trường liên kết với nước ngoài
Dân lập Loại hình khác

1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20….
Số nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi
Số nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi
Số nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi
Số lớp mẫu giáo 3-4 tuổi
Số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi
Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
Cộng

2. Số phòng học

Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20….
Tổng số
Phòng học kiên cố
Phòng học bán kiên cố
Phòng học tạm
Cộng

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

a. Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú
Đạt chuẩn Trên

chuẩn

Chưa đạt chuẩn
Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng
Giáo viên
Nhân viên
Cộng

b) Số liệu của 5 năm gần đây:

Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20….
Tổng số giáo viên
Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với nhóm trẻ)
Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú)
Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ bán trú)
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và tương đương trở lên

4. Trẻ

Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20…. Năm học 20…-20….
Tổng số
Trong đó:
– Trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi
– Trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi
– Trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi
– Trẻ từ 3-4 tuổi
– Trẻ từ 4-5 tuổi
– Trẻ từ 5-6 tuổi
Nữ
Dân tộc
Đối tượng chính sách
Khuyết tật
Tuyển mới
Học 2 buổi/ngày
Bán trú
Tỷ lệ trẻ/lớp

3. Phần nội dung tự đánh giá trường mầm non:

Trường mầm non. ……….. được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng. … năm. …….. Nhà trường được Uỷ ban nhân dân. …………. quy hoạch xây dựng địa điểm tại khu trung tâm khu dân cư phường. …………… Tổng diện tích là> . …… m2, trong đó diện tích phòng học là. … m2 và diện tích sân chơi là> . ……. m2. Khoảng cách từ trường tới từng xóm, khu dân cư trong bán kính. ……… m thuận tiện cho việc đưa trẻ đến lớp. Tại điểm trường xây dựng bao gồm. ….. phòng học và các phòng chức năng cùng với cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại đáp ứng được công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định. Bắt đầu từ năm học. ….. -. …… trường có thêm điểm phụ có. …. lớp được xây dựng khang trang, rộng rãi hơn và từng bước trường có trang bị tương đối đầy đủ cả đồ chơi bên trong và đồ chơi ngoài trời.

Trong những năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Từ năm. ……. -. …….. luôn đạt tập thể “Lao động xuất sắc”. Tổ chức Hội và Đoàn luôn đạt vững mạnh xuất sắc, Chi bộ luôn đạt “Trong sạch vững mạnh xuất sắc. Trường đang thực hiện hồ sơ đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 giai đoạn. …… -. ………

Nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố và Đảng uỷ – Uỷ Ban Nhân dân phường. ………. Đặc biệt nhà trường được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố. ……… cùng với sự quan tâm phối hợp giúp đỡ của Ban đại diện Cha mẹ học Sinh.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên đủ theo Điều lệ trường mầm non. Có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt huyết và có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, chủ động và sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trình độ chuyên môn của cán bộ và giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 93,3%. Kết quả đạt chuẩn của giáo viên luôn được đánh giá và xếp loại chuyên môn nghiệp vụ đạt yêu cầu trở lên. Tuy nhiên, so với giáo viên được đào tạo chính quy thì giáo viên vừa học vừa làm có nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới có áp dụng CNTT để dạy học đạt chất lượng không cao.

Trẻ ra trường ngoan, lễ phép, tự tin trong giao tiếp và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động, trẻ có nền nếp tốt trong việc thực hiện các hoạt động như học tập, vui chơi, giải trí, lao động. ..

Việc xây dựng một trường mầm non khang trang, rộng khắp và sự tận tuỵ chăm sóc của các cán bộ giáo viên đã tạo được niềm tin yêu trong lòng nhân dân khiến số trẻ mầm non đến trường ngày càng tăng và nhu cầu gửi con của người dân tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số phụ huynh có điều kiện kinh tế cũng tác động lớn trong việc giữ trẻ mỗi ngày.

Trình độ nhận thức của cha mẹ học sinh không đồng đều, đa số cha mẹ trẻ nhận thức về công tác giáo dục trẻ mầm non còn thấp, không thật sự quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trước nhu cầu thực tế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của các nhà trường mầm non nói chung. Trường mầm non…….. đã triển khai công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường theo đúng chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà trường

Mở đầu: Trường mầm non. …….. hiện nay có đủ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy định. Có hội đồng trường theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố, trường có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường đã chấp hành tốt đường lối, cho của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục cấp trên; Thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành giáo dục và địa phương phát động.

Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện công tác quản lý tài chính và tài sản theo quy định của Pháp luật; luôn coi trọng việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và chăm lo sức khoẻ cho trẻ và chính sách cán bộ, giáo viên, nhân viên; chăm sóc trẻ và chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tổ chức tốt các hoạt động thể thao, văn hoá và vui chơi phù hợp với tình hình địa phương. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

Tiêu chí 1. Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non. a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng hiệu trưởng đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, Ban thi đua khen thưởng và các hội đồng khác trong nhà trường). b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. c) Có các tổ chức chính trị – xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.

1. Mô tả hiện trạng:

Từ ngày trường mới thành lập (tháng 8.2010) đã có Bà Lê Thị Thanh làm Hiệu trưởng theo Quyết định Số. ………. Ngày. ………… và Bà Nguyễn Thị Cẩm Tú là Phó hiệu trưởng được điều chuyển công tác được 2 năm theo Quyết định Số. ……… Ngày. ………….. Phòng Giáo dục và Đào Tạo đã bổ nhiệm thêm 01 Phó hiệu trưởng là bà. …………. ; theo tình hình hàng năm nhà trường có thành lập các Hội đồng trường và hiện nhà trường có hội đồng chuyên môn gồm 9 thành viên theo Quyết định Số. ………. và Hội đồng Thi đua – khen thưởng gồm 9 thành viên được Hiệu trưởng ra Quyết Số. ……….., ngoài ra nhà trường có hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm và Hội đồng chấm thi đồ dùng dạy học. Hội đồng chấm thi GVDG-cô nuôi v.v.

 Hàng năm theo qui định, sau khi lấy ý kiến của các ĐD đoàn thể và chi bộ nhà trường, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, Hiệu trưởng lại có Quyết định thành lập các tổ chuyên môn và Văn phòng. Năm học. ………. theo số lượng các nhóm lớp, nhà trường có 3 tổ chăm sóc giáo dục 01 tổ chăm sóc nuôi dưỡng và 01 tổ văn phòng. Tổ Mẫu giáo Mầm – chồi có 11 giáo viên dạy 2 lớp Mầm và 4 lớp Chồi; tổ Mẫu giáo Lá có 8 giáo viên dạy 4 lớp Lá; tổ Nhà trẻ có 11 giáo viên dạy 2 nhóm trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tổ văn phòng có 05 người bao gồm: kế toán, thủ quỹ, bảo vệ, văn thư và kế toán; tổ Hành chính có 07 người. Ngoài ra cũng thành lập được tổ chuyên môn gồm có 9 thành viên mỗi thành viên phụ trách một lĩnh vực và số lượng các thành viên trong từng tổ có khả năng lưu trữ khá cao; có tổ có 5 thành viên có tổ 11 thành viên. Hồ sơ sinh hoạt của tổ được lưu đầy đủ và có ghi biên bản từng buổi họp sinh hoạt tổ sinh hoạt chuyên môn và lưu trữ thi đua

Nhà trường đã có chi b, số lượng đảng viên tăng nhanh từ 04 đồng chí lên 23 đồng chí trong tổng số 15 chính thức, các Đảng viên đều là cán bộ chủ chốt của nhà trường; Công đoàn cơ sở được thành lập từ tháng 11.2011 sau khi nhà trường đi vào hoạt động được 03 tháng số lượng Công đoàn viên tăng nhanh từ 06 người lên được 42 người và hoạt động theo Điều lệ của Tổng Công Đoàn Lao Động Việt Nam; Tổ chức Chi đoàn được thành lậ tổ chức này hiện có 23 Đoàn viên Thanh niên thuộc Phường Đoàn phường. ……….

 2. Điểm mạnh:

 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường đã có đủ theo qui định của Điều lệ trường mầm non, nhà trường có các hoạt động của tổ chức đoàn thể.

 3. Điểm yếu:

 Ban Giám hiệu còn thiếu 01 Phó hiệu trưởng do nhà trường mới thành lập không có kế hoạch đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu.

 Chất lượng sinh hoạt các tổ không có tính dân chủ, ít có ý kiến phát biểu, không tập trung vào chuyên môn, nhiều tổ trưởng triển khai xong mới báo cáo. Tổ trưởng cuối tuần không phân rõ nên cuối tháng tổng kết, đánh giá GV vẫn có tính cào bằng, chất lượng công việc mọi người bằng nhau.

 4. Kế hoạch đổi mới chất lượng:

 Hiệu trưởng có nhiệm vụ lập hồ sơ trình Phòng Giáo Dục và Đào Tạo phê duyệt từ đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường.

 Phân công PHT chăm sóc giáo dục thường xuyên theo dõi chỉ đạo các tổ tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hướng dẫn thống kê, báo cáo. …..

 5. Tự đánh giá:

 5.1. Xác định trường đạt hay không đạt các chỉ số của tiêu chí:

 Chỉ số a: Đạt

 Chỉ số b: Đạt

 Chỉ số c: Đạt

 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.

 Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ và địa điểm trường theo qui định của Điều lệ trường mầm non.

 a) Lớp học được tổ chức theo qui định;

 b) Số trẻ trong một nhóm, lớp theo qui định;

 c) Địa điểm xây dựng trường, điểm trường theo qui định.

 1. Mô tả hiện trạng:

 Trong năm qua, số trẻ trong độ tuổi đến lớp tăng rất nhanh và đến nay đã đạt kế hoạch đặt ra và trẻ được học tập theo đúng độ tuổi. Hiện toàn trường có tổng số 12 nhóm lớp, tại điểm chính có 10 lớp và điểm phụ 2 lớp. Có 1 lớp mẫu giáo trẻ dưới 24 tháng và 1 lớp mẫu giáo 25-36 tháng; 2 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi có 4 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi và mẫu giáo 5-6 tuổi có 4 lớp. Số lớp ở các độ tuổi tăng dần theo từng năm học nên các nhóm lớp thường được bố trí một phòng – có cùng độ tuổi; Có nhóm trẻ từ 6-24 tháng tuổi ra lớp ít nên số trẻ không đủ tổ chức một phòng nên độ tuổi này sẽ được ghép trẻ 6-24 tháng ở chung một phòng. Đến năm học 2. …………………….. mỗi nhóm lớp sẽ được tổ chức bán tr

 Trẻ đến lớp được chia theo từng độ tuổi, trẻ từ 06 – 24 tháng, 25 – 36 tháng tuổi; trẻ 3 – 4 tuổi; trẻ 4 – 5 tuổi; trẻ 5 – 6 tuổi. Hằng năm nhà trường chủ yếu tập trung vào việc phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi nên phòng học ở các độ tuổi nghề giáo và các độ tuổi nhà trẻ có 2 phòng (2 lớp), qua đó tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ cũng thấp.

4. Mục đich của việc tự đánh giá:

Mục đích của việc tự đánh giá này là để cho nhà trường đánh giá sự đáp ứng mục tiêu giáo dục theo các giai đoạn, nhằm xây dựng kế hoạch cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Thông báo công khai với các cơ quan quản lý và xã hội về hiện trạng chất lượng giáo dục của nhà trường.

Thông qua việc tự đánh giá giúp cho tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhìn thấy được các điểm mạnh và điểm hạn chế của nhà trường. Từ đó có giải pháp sửa chữa, bổ sung kịp thời nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của nhà trường trong các năm tới để đáp ứng được chuẩn chất lượng quy định.

5. Một số lưu ý khi viết báo cáo tự đánh giá trường mầm non: 

Thông qua việc tự đánh giá, nhận thức của lãnh đạo và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với công tác bảo đảm và hoàn thiện chất lượng được chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Công tác quản trị nhà trường ngày càng chặt chẽ và nề nếp hơn. Công tác tự đánh giá thể hiện tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục. Mỗi cá nhân sẽ nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với nhiệm vụ được phân công.

Tự đánh giá là bước quan trọng trong quá trình đánh giá chất lượng giáo dục. Đó là quá trình trường tự đánh giá và thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo đánh giá thực trạng chất lượng và kết quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân sự và cơ sở vật chất cũng như những yếu tố liên quan khác, sau đó xem xét lại các điều kiện và quá trình hoạt động để đạt các tiêu chuẩn chất lượng.


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com