Nghỉ khám thai bảo hiểm xã hội hay công ty phải trả lương?

Nghỉ việc để khám thai là một trong những quyền lợi của người lao động nữ khi mang thai. Vậy nghỉ khám thai bảo hiểm xã hội hay công ty phải trả lương?

1. Nghỉkhám thai bảo hiểm xã hội hay công ty phải trả lương?

Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định một trong các quyền của người lao động đó chính là được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Pháp luật về Bảo hiểm xã hội quy định người lao động tại doanh nghiệp làm việc theo hợp đồng lao động là một trong các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thêm nữa, tại khoản 1 Điều 168 Bộ Luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; nhữngngười lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Vì thế, việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động tại doanh nghiệp chính là quyền và nghĩa vụ của cả người lao động và người sử dụng lao động. Sau khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp, người lao động hoàn toàn có quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội nếu như đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng đã quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội, theo Điều này thì chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động bao gồm có:

– Ốm đau;

– Thai sản;

– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Hưu trí;

– Tử tuất.

Như vậy, chế độ thai sản là một trong những chế độ mà người lao động (cả nam và nữ) có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp được hưởng khi người lao động nữ có thai.

Các quyền mà người lao động nữ khi mang thai được hưởng trong chế độ thai sản bao gồm có:

– Hưởng chế độ khi khám thai;

– Hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý;

– Hưởng chế độ khi sinh con;

– Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Như vậy, hưởng chế độ khi khám thai là một trong những quyền của người lao động nữ có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản mà pháp luật quy định. Chế độ khi khám thai đối với người lao động nữ mang thai đó chính là:

– Người lao động nữ mang thai được nghỉ việc để đi khám thai;

– Người lao động nữ mang thai được hưởng tiền thai sản khi đi khám thai.

Khoản 2 Điều 168 Bộ Luật Lao động 2019 quy định trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động sẽkhông phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Mà như đã nói ở trên, người lao động nữ mang thai nghỉ việc để đi khám thai chính là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội. Chính vì thế, khi người lao động nữ nghỉ việc để khám thai thì lương của ngày nghỉ để đi khám thai đó chủ sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải trả cho người lao động, trừ khi người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận với nhau hoặc doanh nghiệp đó có quy định người lao động nữ khi khám thai vẫn được doanh nghiệp chi trả tiền lương của ngày đó. Còn đối với cơ quan bảo hiểm xã hội cũng không có quyền và nghĩa vụ trả cho người lao động khoản tiền lương của ngày đi khám thai mà chỉ có nghĩa vụ chi trả cho người lao động khoản tiền thai sản khi đi khám thai theo đúng mức hưởng mà pháp luật quy định.

2. Người lao động nữ được nghỉ khám thai bao nhiêu lần trong thời gian có thai?

Theo Điều 32 củaLuật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai, căn cứ điều này thì người lao động nữ được nghỉ để đi khám thai trong thời gian có thai là 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trongtrường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người phụnữ mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì ngườilao động đó được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Lưu ý rằng, thời gian nghỉ việc đểđi khám thai được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Pháp luật không quy định cụ thể người lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để đi khám thai vào thời điểm nào trong quá trình mang thai hay quyđịnh một tháng/một tuần người lao động nữmang thai chỉ được quyền đi khám thai tối đa mấy lần. Vì thế, người lao động nữ mang thai sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mình để sắp xếp đi khám thai, sao cho số lần đi khám thai trong cả quá trình mang thai không vượt quá số lần nghỉ đi khám thai pháp luật quy định (nếu vượt quá số ngày pháp luật quy định thì phải thỏa thuận lại với người sử dụng lao động về ngày nghỉ đi khám thai).

3. Thủ tục để hưởng tiền thai sản khi nghỉ khám thai:

Sau khi người lao độngnữ nghỉ việc đểđi khám thai quay trở về làm việc thìngười lao động này phải chuẩn bị mộttrong những giấy tờ sau để nộp lại cho người sử dụng lao động trong thời hạn 45 ngày:

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp ngườilao động nữ mang thai điều trị ngoại trú;

– Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp ngườilao động nữ mang thai điều trị nội trú.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao độngthì người sử dụng lao động phảicó trách nhiệm lập hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định củapháp luật từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thựchiện giải quyết và tổ chức chi trả tiềnthai sản khi người lao động nghỉ khám thai cho người lao động. Trongtrường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mức hưởng tiền thai sản khi người lao động nghỉ khám thai được tính như sau:

Mức hưởng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảohiểm xã hội 06 tháng trước khi nghỉ : 24 x số ngày nghỉ

Trong đó, thời gian ngườilao động nữ mang thai nghỉ khám thai được xác định như sau:

– Trường hợp ngườilao động nữ mang thai bình thường: đượcnghỉ tối đa 05 lần, mỗi lần được nghỉ 01 ngày.

– Trongtrường hợpngười lao động nữ mang thai ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường: đượcnghỉ tối đa 05 lần, mỗi lần được nghỉ 02 ngày.

Vì phápluật quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc, không tínhkể ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần, thế nên người lao động phải xin nghỉ vào ngày làm việc để đi khám thai mới được hưởng chế độ thai sản.

4. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ khám thai:

Theo quy định tại Điều 31 củaLuật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động tham gia bảohiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản (nghỉ việc để đi khám thai) nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Lao động nữ mang thai;

– Lao động nữ sinh con;

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Tại Điều này cũng quy định, những đối tượng sau phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mới đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản:

– Lao động nữ sinh con;

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

Riêng đối với Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi ngườilao động này mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo cácchỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phảithực hiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo các quy định này thì điều kiện để hưởng chế độ nghỉ khám thai đó là chỉ cần lao động nữ mang thai thì sẽ được hưởng chế độ này, còn về điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì không áp dụng đối với chế độ nghỉ việc để đi khám thai của người lao động mà chỉ áp dụng cho các trường hợp vừa nêu trên.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Bộ Luật Lao động 2019.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com