Soạn bài thực hành về thành ngữ, điển cố ngắn gọn nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Soạn bài thực hành về thành ngữ, điển cố ngắn gọn nhất

Soạn bài thực hành về thành ngữ, điển cố ngắn gọn nhất

Thành ngữ, điển cố là những câu nói gẵn gọn nhưng hàm chứa nội dung vô cùng sâu sắc. Trong chương trình Ngữ văn 11, các bạn học sinh sẽ được tiếp cận rõ hơn về vấn đề này. Dưới đây là soạn bài thực hành về thành ngữ, điển cố ngắn gọn nhất dành cho các bạn đọc tham khảo!

1. Thành ngữ, điển cố là gì? 

1.1. Khái niệm thành ngữ: 

Thành ngữ là một câu nói hoặc cách diễn đạt được sử dụng rộng rãi có chứa một nghĩa bóng khác với nghĩa đen của cụm từ. Thành ngữ là một cụm từ mà khi được hiểu một cách tổng thể, nó có nghĩa mà bạn không thể suy ra từ nghĩa của từng từ riêng lẻ.

Các thành ngữ thường tóm tắt hoặc phản ánh một trải nghiệm văn hóa phổ biến, ngay cả khi trải nghiệm đó đã lỗi thời. Ví dụ: ” Tích tiểu thành đại” để nói lên sự kiên trì, góp nhặt từng chút một một điều gì đó như kinh nghiệm, kiến thức để xây dựng nên một khối kinh nghiệm/ kiến thức khổng lồ.

1.2. Khái niệm điển cố: 

Điển cố là một từ Hán Việt có nghĩa là những tích truyện, truyện xa xưa. Điểm cố được sử dụng nhiều trong thơ ca xưa, thơ ca văn học. Mượn ý nghĩa của điển cố để nói đến những ý nghĩa xâu xa, sâu sắc hơn trong đó mà tác giả ngụ ý muốn bày tỏ.

Điển cố điển tích thường được các nhà thơ, nhà văn mượn để giáo dục, gợi nhắc con người qua những tấm gương thời xưa như hiếu thảo, phụ mẫu, trung thành,….Lấy điển tích, điển cố để xây dựng các câu thơ, câu văn, tạo bối cảnh cho câu văn, ám chỉ những hàm nghĩa sâu xa, chứa đựng nhiều tâm tư, nguyện vọng của tác giả. Dạng điển tích rất ngắn gọn, đôi khi chỉ gói gọn trong 2 từ nên việc nhận biết khá dễ dàng.

Ví dụ: Trong câu thơ “Một nền Đổng Tước khóa xuân hai Kiều”, Nguyễn Du đã nhắc tới điển cố hai chị em Kiểu trong thời Tam Quốc. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế – xã hội, con người thay đổi tư tưởng, giá trị nhân văn cũng thay đổi nên việc sử dụng các điển tích cổ trên đã ít đi rất nhiều.

2. Soạn bài thực hành về thành ngữ, điển cố ngắn gọn nhất: 

Câu 1: (Sách giáo khoa ngữ văn 11 trang 66) Tìm thành ngữ trong đoạn thơ dưới đây và hãy phân biệt chúng với các từ ngữ thông thường về mặt cấu tạo, đặc điểm ý nghĩa.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản cô

(Trần Tế Xương, Thương vợ)

Gợi ý:

– Một duyên hai nợ: nghĩa vợ chồng nên duyên theo trời định. Một mình bà Tú phải đảm đang công việc, kiếm tiền để vừa nuôi chồng, vừa nuôi con,…

– Năm nắng mười mưa: nỗi vất vả, cực nhọc, nắng mai dãi dầu. Đã khắc họa hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó vì gia đình.

– So với từ ngữ thông thường, thành ngữ thường mang tính đơn giản, súc tích, ngắn gọn nhưng lại có thể bao hàm đầy đủ nội dung, câu chuyện trở nên sinh động, có tính gợi tả cao, mang nhiều giá trị biểu cảm. Tú Xương đã vận dụng và sáng tạo để khắc họa rõ nét hình ảnh bà Tú vất vả mưu sinh vì miếng cơm, manh áo cho gia đình.

Câu 2: (Sách giáo khoa ngữ văn 11 trang 66) Hãy phân tích giá trị nghệ thuật về tính hình tượng, tính cảm xúc, tính biểu cảm của các thành ngữ in đậm trong các câu thơ sau:

Người nách thước, kẻ tay đao;
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông
(Nguyễn Du- Truyện Kiều)

Gợi ý: Đầu trâu mặt ngựa: Tính chất hung bạo, thú vật, phi nhân tính của bọn quan lại khi đến nhà Kiều vu oan → Bộc lộ phẩm chất lên án, căm ghét.

Hình ảnh đầu trâu, mặt ngựa

– Chim lồng cá chậu: Cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do → Bộc lộ phẩm chất chán ghét lối sống gò bó, mất tự do

– Đội trời đạp đất: là câu nói chỉ những đấng anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất ca ngợi ý chí hiên ngang, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành những chí lớn, khát khao mãnh liệt -> Bộc lộ được bản chất anh hùng, hiên ngang

Câu 3: (Sách giáo khoa ngữ văn 11 trang 66) Xem lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố?

Giường kia treo cũng hững hờ.
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Gợi ý:

– Giường kia: Gắn với câu truyện Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn đã dành riêng cho bạn mình một cái giường chỉ khi bạn đến chơi mới đem xuống mời ngồi còn lúc bạn về thì lại treo giường lên.

– Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kỳ là hai người bạn tri âm. Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Chung Tử Kỳ có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được bá Nha đang nghĩ gì. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đã đập bỏ đàn.

– Khẳng định tình bạn thắm thiết, tri kỷ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

Câu 4: (Sách giáo khoa ngữ văn 11 trang 67) Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc và thâm thúy của điển cố trong các câu thơ sau:

– Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

– Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà

– Khi về hỏi Liễu Chương Đài,

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!

– Bấy lâu nghe tiếng má đào.

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Gợi ý:

– Ba thu: đây là một điển cố được tác giả Nguyễn Du sử dụng một cách khéo léo, linh hoạt muốn nói rằng tình cảm sâu đậm mà Kim Trọng dành cho Thúy Kiều, một ngày không gặp mà cứ ngỡ như ba mùa thu đã trôi qua.

– Chín chữ : Kinh thi kể “chín chữ” về công lao của bậc làm cha mẹ đối với con cái là: sinh; cúc; phủ; súc; trưởng; dục; cố; phục; phúc.

→ Kiều nghĩ đến công to lớn của cha mẹ đối với mình mà chưa báo đáp được.

– Liễu Chương Đài: điển cố gợi chuyện xưa một người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ có câu “ Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh nay có còn không, hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi”

→ Kiều hình dung ngày Kim trọng trở về thì Kiều đã thuộc về người khác mất rồi.

– Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn, khi quý ai thì sẽ nhìn thẳng và để lộ ra tròng mắt có màu xanh

→ Từ Hải biết rằng dù phải tiếp khách ở lầu xanh nhưng Thúy Kiều chưa bằng lòng, vừa ý với ai. Câu nói thể hiện sự quý trọng, đề cao phẩm giá của Thúy Kiều.

Câu 5: (Sách giáo khoa ngữ văn 11 trang 67) Hãy thay thế các thành ngữ trong câu sau bằng cách sử dụng những từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa. Nhận xét sự khác nhau của các cách diễn đạt đó.

a. ma cũ bắt nạt ma mới và chân ướt chân ráo
b. cưỡi ngựa xem hoa

Gợi ý:

– Ma cũ bắt nạt ma mới: ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng, bắt nạt người mới đến lần đầu,… => bắt nạt người mới đến.

– Chân ướt chân ráo => vừa mới đến, còn lạ lẫm

– Cưỡi ngựa xem hoa => xem hoặc làm một cách qua loa, cho có.

Nhận xét: Nếu thay các thành ngữ bằng từ ngữ thông thường tương đương thì có thể biểu hiện được phần nghĩa, nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng, sự diễn đạt lại trở nên quá dài dòng.

Câu 6: (Sách giáo khoa ngữ văn 11 trang 67)  Đặt câu với mỗi thành ngữ: mẹ tròn con vuông,  trứng mà đòi khôn hơn vịt, nấu sử sôi kinh, lòng lang dạ thú, …..

Gợi ý:

– Chúc chị mẹ tròn con vuông!

– Hãy nghe lời người lớn đi, đừng có mà trứng mà đòi khôn hơn vịt.

– Nhờ nấu sử sôi kinh nên tôi mới qua được kì thi quan trọng đó.

Hình ảnh nấu sử sôi kinh

– Hắn ta là người lòng lang dạ thú, không có tính người.

– Nói với nó cũng giống như nước đổ đầu vịt vậy !

Câu 7: (Sách giáo khoa ngữ văn 11 trang 67) Đặt câu với mỗi điển cố sau: gót chân Asin, nợ như chúa chổm, đẽo cày giữa đường. gã Sở Khanh…

Gợi ý:

– Hắn đang cố che đậy cái gót chân A-sin của hắn đấy thôi!

– Chúng nó chơi cờ bạn nên nợ như chúa chổm.

– Cậu cần phải biết mục tiêu ban đầu khi làm gì, chứ đừng có đẽo cày giữa đường.

– Hắn là gã Sở Khanh chuyên đi lừa gạt phụ nữ.

3. Phân biệt thành ngữ và điển cố: 

Thành ngữ Điển cố
Khái niệm Là một cụm từ cố định Các câu chữ được trích dẫn từ sách đời trước.
Đặc điểm -Mang tính hình tượng

 

– Tính khái quát về nghĩa

– Tính biểu cảm

– Tính cân đối, có nhịp và có vần

– Ngắn gọn

 

– Nội dung mang ý nghĩa hàm súc, tính khái quát cao

– Dùng để nói về, ẩn dụ về một điều tương tự

Tác dụng Tạo tính dân dã, mộc mạc, giản dị Tạo tính bác học, ước lệ tượng trưng, cổ kính chứa nhiều hàm súc.
Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com