Xác nhận người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là việc cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cụ thể, để xác minh các đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhằm phục vụ cho các hoạt động pháp lý liên quan đến việc sử dụng đất đai. Vậy thủ tục xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp thế nào?
1. Khi nào cần tiến hành xác nhận người trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Xác nhận người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là việc cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cụ thể, để xác minh các đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhằm phục vụ cho các hoạt động pháp lý liên quan đến việc sử dụng đất đai.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp 1: Nhà nước tiến hành giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Tại trường hợp này, Nhà nước là chủ thể đứng ra cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Việc giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất yêu cầu về đối tượng sử dụng đất là chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Điều này đảm bảo đất được cấp cho đúng đối tượng, được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả nhất định trong quá trình đưa vào sản xuất.
– Trường hợp 2: Khi cá nhân, hộ gia đình muốn nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì mới được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Vậy nên, việc xác định người trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong trường hợp này là đặc biệt cần thiết.
– Trường hợp 3: Khi Nhà nước muốn công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân. Nếu không có sự xác nhận về việc trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cá nhân, hộ gia đình sẽ không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp.
– Trường hợp 4: Trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà cần xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, thì sẽ phải tiến hành xác định chủ thể đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Khi xác định được người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cơ quan Nhà nước mới đưa ra phương án bồi thường cho đúng đối tượng.
Như vậy, đối với một trong các trường hợp nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải tiến hành xác nhận chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Việc xác định này sẽ dựa trên những cơ sở, căn cứ nhất định theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ nào để xác định chủ thể đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Để xác định chủ thể đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cơ quan chức năng có thẩm quyền dừa vào các căn cứ cụ thể sau đây:
– Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
+ Cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận. Tức các cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp sẽ được xác định là chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
+ Một trong các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là các cá nhân này không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội. Bởi lẽ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là các đối tượng trực tiếp thực hiện các hoạt động canh tác, sản xuất trên đất. Quá trình lao động này đòi hỏi cao về sức khỏe. Vậy nên, những người có tuổi, đang được hưởng trợ cấp xã hội, thì sẽ không được xác nhận là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
+ Người sử dụng đất nông nghiệp có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh, thì sẽ được xem là một trong những căn cứ để được xác định là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
– Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
+ Hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận. Cũng như đối với cá nhân, một trong những căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp là đối tượng này đang sử dụng đất nông nghiệp.
+ Muốn được xác định là chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thì hộ gia đình phải có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.
+ Các thành viên trong hộ gia đình phải có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
Trên đây là các căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào, xem xét và đưa ra quyết định xem cá nhân, hộ gia đình có đảm bảo điều kiện để được xác nhận là chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không. Các căn cứ này góp phần đảm bảo tính khách quan, ổn định và toàn diện trong hoạt động xác định cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Từ đó, đưa ra phương hướng, chính sách quản lý Nhà nước về đất đai sao cho phù hợp nhất.
3. Thủ tục xác nhận cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp thế nào?
Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT quy định về thủ tục xác nhận cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
– Đối với trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình, cá nhân.
– Đối với trường hợp đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân; công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình, cá nhân.
– Trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà cần xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, khi có Biên bản điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Trong hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì cơ quan có trách nhiệm liên quan có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đề nghị xác nhận.
Trên đây là thủ tục xác nhận cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, thủ tục xác nhận chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp cũng khác nhau. Đây là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền trong từng trường hợp đưa ra cách thức xác nhận người trực tiếp sản xuất nông nghiệp một cách khách quan và toàn diện nhất.
4. Mẫu giấy xác nhận người trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(về việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp)
Kính gửi: UBND xã/phường………
Họ và tên chủ hộ: ………
Địa chỉ thường trú:……
Số chứng minh thư nhân dân:…. ngày cấp……. nơi cấp:…
Nay tôi viết đơn này đề nghị Quý cơ quan xác nhận: Hộ gia đình tôi là hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có thu nhập ổn định từ việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Mục đích xác nhận: để nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tại địa phương.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Trân trọng cảm ơn.
…….., ngày …..tháng ……năm….
Ký tên của chủ hộ
(Ghi rõ họ và tên)
Xác nhận của chính quyền địa phương:
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai và sửa đổi thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}