Chủ tịch nước, Thủ tướng và Tổng bí thư chức ai to hơn? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Chủ tịch nước, Thủ tướng và Tổng bí thư chức ai to hơn?

Chủ tịch nước, Thủ tướng và Tổng bí thư chức ai to hơn?

Ở nước ta, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ được xem là tứ trụ của Việt Nam. Vậy Chủ tịch nước, Thủ tướng và Tổng bí thư chức ai to hơn?

1. Chủtịch nước, thủ tướng và tổng bí thư chức ai to hơn?

– Chủ tịch nước: 

+ Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước giữ vai trò là mộtngười đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại;

+ Chủ tịch nước giữ nhiệm vụ và quyền hạn như:

++ Công bố Hiến pháp, luật;

++ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm vịtrí Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng;

++ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm vịtrí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

++ Tặng thưởng huân chương, huy chương, quyết định cho nhập, thôi quốc tịch;

++ Thống lĩnh lực lượng vũ trang;

++ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của các nước…

Hiện tại, Chủ tịch nước cũng là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Chủ tịch nước đương nhiệm của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là Võ Văn Thưởng.

– Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về cáchoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hộiỦy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ chínhlà cơ quan hành pháp. Chính phủ làmột cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

– Tổng bí thư:

+ Tổng Bí thư là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, theo Điều 4 củaHiến pháp 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng gắn bó mật thiết với toànNhân dân, phục vụ Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước toànthể Nhân dân về những quyết định của mình;

+ Tổng Bí thư cũng là Bí thư Quân ủy Trung ương; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Theo sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam thì vị trí cầm quyền cao nhất đóchính là Tổng Bí thư của Banchấp hành Trung ương Đảng. Trước đây, vị trí Chủ tịch Đảng mà Chủ tịchHồ Chí Minh từng nắm giữ được xem là vịtrí có quyền hạn cao nhất. Tuy nhiên sau khi chúng đãđược bãi bỏ thì Tổng Bí thư trở thành cương vị nắm trong tay toàn quyền hoạt động.

Như vậy, với sự phân chia bộ máy củaNhà nước ta như vậy, có thể thấy hiện tại Tổng bí thư là người có chức vụ, quyền lực cao nhất ở Việt Nam.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư:

2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:

Chủtịch nước có những nhiệm vụ, quyền han sau đây:

– Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn làmười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu nhưpháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước sẽtrình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

– Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm vịtrí Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vịtrí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

– Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm vịtrí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, vịtrí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcvị trí Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vịtrí Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; raquyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

– Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, những giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho mộtngười nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

– Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, raquyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; thựchiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcvị trí Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thựchiện công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc làđộng viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể tiếnhành họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

– Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thựchiện bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký vềđiều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc làchấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70Hiến pháp 2013; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ:

Thủtướng Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;

– Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ươngcho đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;

– Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vịtrí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; thựchiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vịtrí Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn choviệc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức vịtrí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, củaThủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương màtrái với Hiến phápViệt Nam, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành cácnghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến phápViệt Nam, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đưađề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

– Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhữngnhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện cácđiều ước quốc tế mà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Thực hiện chế độ báo cáo trước toànthể Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về cácvấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng bí thư:

Trước hết, nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được lãnh đạo bởi một Đảng duy nhất, đó chínhlà Đảng Cộng sản Việt Nam. (theoĐiều 4 Hiến pháp 2013). 

Trong ĐảngCộng sản Việt Nam, người đứng đầu đólà Tổng bí thư, têngọi đầy đủ đólà Tổng bí thư ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đây còn gọi là Chủ tịch Đảng).

Đảng là đại diện cho toàn thể nhân dânViệt Nam, theo thủ tục chính thức thì Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương thựchiện bầu ra Bộ Chính trị, bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị.

Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Tổng bí thư chínhlà chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; cùng vớiBan Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chịu trách nhiệm trước toàn đảng và toàn thểnhân dân về sự lãnh đạo trên mọi lĩnh vực công tác.

Ngoài ra, Tổng bí thư sẽchủ trì công việc thường nhật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, củaBan Bí thư, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương (hiểu đơn giản thìđó là những cơ quan có trách nhiệm lãnh đạo đất nước).

Nhữngvăn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Hiến pháp 2013;

– Quy định 214-QĐ/TW tiêu chuẩn cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quản lý.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com