Với những người đang làm công việc tự do thì việc đi học tại chức sẽ không gặp vấn đề gì, tuy nhiên với nhiều cán bộ, công nhân viên muốn tham gia các lớp học tại chức – vừa học vừa làm để nâng cao trình độ sẽ cần có đơn xin đi học tại chức để được tạo điều kiện cho việc học tập. Mẫu đơn xin đi học tại chức được gửi đến cấp trên và chờ đợi được xét duyệt, ngoài ra với đơn xin đi học chúng ta có thể nhận được một số chính sách áp dụng cho cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ do nhà nước quy định. Dưới đây là mẫu đơn xin đi học tại chức chi tiết. Xin mời bạn đọc đón xem.
1. Mẫu đơn xin đi học hệ tại chức, hệ vừa học vừa làm là gì?
Đơn xin đi học hệ tại chức, hệ vừa học vừa làm là một loại đơn từ thể hiện thông tin cá nhân, quá trình làm việc, ngành học, vị trí hiện tại của ứng viên và bày tỏ mong muốn của họ với những người cấp trên có về nguyện vọng đi học của mình.
Đơn xin đi học hệ tại chức, hệ vừa học vừa làm là phần bắt buộc và là cơ sở để cấp có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền xử lý, tiếp nhận nguyện vọng đi học của người làm đơn.
Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ là một phần nội dung của hợp đồng lao động và được ghi nhận trong Luật Lao động. Nếu thời gian đào tạo và phát triển của nhân viên không được thỏa thuận trong hợp đồng, nhân viên có thể làm đơn xin đi học hệ tại chức bất cứ lúc nào để kế hoạch đi học diễn ra thuận lợi.
Trừ người được chỉ đạo đi học theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, đơn vị hoặc cấp trên quản lý, mọi trường hợp tự túc phải có kế hoạch rõ ràng, không để ảnh hưởng đến công việc của đơn vị công tác và để cho đơn vị có phương án tổ chức nhân sự đầy đủ.
Đặc biệt, trong trường hợp đi học tự túc thì người đi học phải trả tất cả các chi phí liên quan đến quá trình giáo dục. Như vậy, việc gửi yêu cầu học không chỉ mang tính chất cung cấp thông tin mà thường giúp ứng viên đi học dễ dàng hơn và nhận được sự hỗ trợ từ đơn vị nơi mình công tác.
Thông qua đơn xin học hệ tại chức, người sử dụng lao động cũng có thể biết được thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng để dễ dàng quản lý nhân viên của mình.
2. Trường hợp nào cần nộp đơn xin học hệ tại chức?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về những trường hợp phải nộp đơn xin học hệ tại chức. Tuy nhiên, trừ trường hợp cá nhân được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cử đi học, mọi trường hợp đi học phát sinh do ý chí cá nhân đều phải có đơn đề nghị nộp đến cá nhân, tổ chức đồng ý có quyền xét duyệt việc cho đi học này.
3. Mẫu đơn xin đi học hệ tại chức, hệ vừa học vừa làm mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-***———-
ĐƠN XIN ĐI HỌC HỆ TẠI CHỨC
Kính gửi |
– Ban Giám đốc Công ty (1)………………. – Phòng Nhân sự (2)
– Phòng (3)……………… |
Tôi tên là……
Ngày tháng năm sinh:……
Địa chỉ nơi ở hiện tại:…….
Số điện thoại liên hệ:…….
Chức vụ:……..
Đơn vị công tác (4):…….
Thời gian công tác (5):…….
Chuyên ngành (6):…….
Loại hợp đồng (7):…….
Tôi nhận thấy việc nâng cao trình độ là phù hợp với công việc đang phụ trách và đúng với chuyên môn của Công ty. Chính vì vậy, này tôi làm đơn này kính mong Ban giám đốc, các cơ quan liên quan xem xét, tạo điều kiện và hỗn hợp trợ một phần kinh phí cho tôi được theo học như nguyện vọng của bản thân.
Thông tin khái quát về chương trình học như sau:……
‐ Nơi học:……
‐ Thời gian học (8):…..
‐ Hình thức (9):……
‐ Bậc đào tạo (10):…….
‐ Ngành học:……
‐ Kinh phí học (11):…….
Nếu được cho phép đi học, tôi xin cam kết:
‐ Chấp hành nghiêm túc quy định, nội quy học tập tại cơ sở đào tạo và phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập, nghiên cứu
‐ Cố gắng sắp xếp thời gian để trong thời gian học tập vẫn đảm bảo hoàn thành công việc
‐ Phấn đấu hoàn thành khóa học theo đúng tiến bộ
‐ Nếu tự ý bỏ học không có lý do chính đáng phải bồi hoàn các khoản kinh phí được hưởng Công ty hỗ trợ (nếu có)
‐ Nếu tự ý bỏ việc hoặc chuyển nơi làm việc khi chưa đủ thời gian phục vụ sau khi hoàn thành khóa học sẽ phải chịu trách nhiệm trước Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………, ngày …… tháng …… năm….
Giám đốc (Duyệt) |
Phòng Nhân sự (Xác nhận) |
Người quản lý (Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ tên) |
Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
(1) Có thể là công ty, tổ chức, cơ quan nhà nước tùy theo nơi người lao động đang làm việc.
(2) Bộ phận quản lý nhân sự tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
(3) và (4) Bộ phận, đơn vị người lao động đang làm việc trực tiếp.
(5) Ghi thời gian người lao động bắt đầu làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho đến khi viết đơn.
(6) Chuyên ngành, lĩnh vực người lao động đang đảm nhiệm.
(7) Loại hợp đồng đã ký: Xác định thời hạn, không xác định thời hạn….
(8) thời gian hoàn thành khóa học, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, thời gian học trong một ngày, số ngày học trong một tuần
(9) Hình thức đào tạo: văn bằng 2, bổ túc, chính quy….
(10) Bậc đào tạo: thạc sĩ, tiến sĩ, cao đẳng, đại học…
(11) Kinh phí của khóa học.
Ví dụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-***———-
ĐƠN XIN ĐI HỌC HỆ TẠI CHỨC, HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tôi tên là: Nguyễn Thị Lan Anh.
Sinh ngày: 15 tháng 6 năm 1995.
Nơi sinh: Hà Nội.
Nơi ở hiện nay: Số 12, ngõ 34, phố Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
Chức vụ: Nhân viên kế toán.
Năm vào ngành: 01/07/2017.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kế toán. Hệ chính quy.
Đơn vị hiện đang công tác: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ…..
Tôi làm đơn này xin được phép Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho tôi được đi học hệ tại chức, hệ vừa học vừa làm tại trường.
Lý do tôi xin đi học là để bổ sung kiến thức, kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, phù hợp với yêu cầu công việc hiện nay và phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Thời gian học: Tối các ngày trong tuần và sáng thứ bảy hàng tuần.
Tôi xin cam kết sẽ tuân thủ nghiêm túc quy chế học tập của trường và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đơn vị công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Ban giám hiệu trường!
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2023.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị công tác
Người là
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Lan Anh đơn
4. Nội dung đơn xin học hệ tại chức gồm những gì?
Tương tự như các loại đơn từ khác, đơn xin học hệ tại chức, hệ vừa học vừa làm phải có ít nhất 03 phần đó là phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần mở đầu:
Bên cạnh việc mở đầu thông thường như các văn bản hành chính khác, bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ thì người làm đơn phải tìm hiểu và nắm chắc cấu trúc, tổ chức và người có thẩm quyền xét duyệt đơn để có phần người nhận phù hợp và thể hiện sự hiểu biết của mình cơ quan hoặc tổ chức.
Ví dụ: Kính gửi Ban giám đốc công ty…
Kính gửi Giám đốc công ty…. đồng kính gửi Trưởng phòng…
Phần nội dung:
Người làm đơn cung cấp rõ ràng các thông tin cá nhân như họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, chức vụ, bộ phận công tác…
Người làm đơn bày tỏ nguyện vọng được đi học để nâng cao trình độ, hình thức học, thời lượng, học vấn, nội dung học, v.v. Trong nội dung này, người làm đơn có thể nêu mong muốn được cơ quan, đơn vị hỗ trợ chi phí học tập.
Phần kết luận:
Kết luận cũng quan trọng như nội dung trong việc ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng lao động có chấp nhận yêu cầu hay không. Tóm lại, người làm đơn phải thể hiện rõ trách nhiệm với công việc đang làm, cam kết làm việc, đảm bảo vẫn giải quyết hiệu quả công việc trong thời gian học và đảm bảo thời gian làm việc trong quá trình học cũng như sau học xong sẽ phục vụ công tác tại đơn vị.
5. Hướng dẫn viết đơn xin đi học hệ tại chức, hệ vừa học vừa làm:
Để viết một đơn xin đi học hệ tại chức hiệu quả, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Đơn xin đi học hệ tại chức phải được viết theo mẫu chung của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức mà bạn đang công tác. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin đi học hệ tại chức trên mạng hoặc yêu cầu cấp trên cung cấp cho bạn.
– Đơn xin đi học hệ tại chức phải ghi rõ thông tin cá nhân của bạn, bao gồm: họ tên, ngày sinh, giới tính, chức vụ, phòng ban, địa chỉ liên lạc và số điện thoại.
– Đơn xin đi học hệ tại chức phải nêu rõ lý do và mục đích của việc đi học, bao gồm: tên trường, ngành học, thời gian học, lịch học và kế hoạch làm việc trong thời gian học.
– Đơn xin đi học hệ tại chức phải thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được sự đồng ý của cấp trên. Bạn nên dùng những từ ngữ lịch sự, khiêm nhường và biết ơn khi xin phép và nhận lời khuyên từ cấp trên.
– Đơn xin đi học hệ tại chức phải có chữ ký và ngày tháng của bạn. Bạn cũng nên ghi rõ tên và chức vụ của người nhận đơn để tránh nhầm lẫn.
.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}