Hiện nay, nhiều người sử dụng đất nông nghiệp có nhu cầu xây dựng hàng rào, bờ kè để bảo đảm việc phân chia ranh giới giữa các thửa đất và bảo vệ thửa đất mà mình có quyền sử dụng. Việc khi xây dựng tường rào, bờ kè như vậy thì người sử dụng đất có cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay không? Dưới đây là Mẫu đơn xin xây tường rào, bờ kè trên đất nông nghiệp?
1. Mẫu đơn xin xây tường rào, bờ kè trên đất nông nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–
……., ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN XÂY TƯỜNG RÀO, BỜ KÈ TRÊN ĐÂT NÔNG NGHIỆP
Kính gửi: ……..
Tên tôi là: ………..
Sinh ngày: ………..
Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân số: ………..
Ngày cấp: …………. Nơi cấp: ……………
Vị trí làm việc/Nghề nghiệp/Chức vụ: ………..
Địa chỉ thường trú: ………….
Nơi ở hiện nay: …………
Số điện thoại liên hệ: ………..
Tôi làm đơn này xin được trình bày nhu cầu của mình. Nội dung tóm tắt như sau:
………
Tôi xin cam kết tất cả những gì trình bày là sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu được xây tường rào, bờ kè trên đất nông nghiệp tôi xin hứa bản thân sẽ tuân thủ đầy đủ quy định về mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt tất cả nghĩa vụ của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tài liệu chứng cứ đính kèm: – Các giấy tờ tuỳ thân, thông tin cá nhân; – Các tài liệu chứng minh có liên quan; – Các chứng cứ khác; |
Người viết đơn
|
2. Tại sao phải xin xây dựng tường rào, bờ kè trên đất nông nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về vấn đề người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ chung sau:
– Sử dụng vào đúng mục đích của đất được giao, đúng ranh giới của thửa đất, đúng quy định về việc sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, phải thực hiện bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành;
– Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;
– Tuân thủ theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm ảnh hưởng, tổ hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan…
Theo những quy định trên có thể thấy, người sử dụng đất thuộc nhóm đất nông nghiệp không được sử dụng vào việc xây dựng bất kỳ công trình nào trên đất, kể cả việc xây tường rào, bờ kè. Nếu người sử dụng đất vẫn muốn bảo vệ thửa đất của mình và muốn xây dựng một vách ngăn thì có thể xem xét đến việc xây dựng hàng rào không kiên cố mà không được xây dựng hàng rào, bờ kè từ xi măng, cốt thép,… Theo đó, người sử dụng đất có thể xây dựng tường rào, bờ kè bằng việc trồng cây xanh làm hàng rào, cắm cọc,…Bên cạnh đó, hàng rào khi xây dựng lên không làm che chắn, che giấu cho việc phạm pháp, sử dụng đất trái mục đích đã quy định.
Như vậy, theo đó, khi muốn xây dựng tường rào, bờ kè trên đất nông nghiệp thì người sử dụng đất phải làm thủ tục xin cấp phép xây dựng tường rào, bờ kè để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và xét duyệt.
3. Nếu người sử dụng đất xây dựng hàng rào, bờ kè kiên cố trên đất nông nghiệp thì bị xử lý như thế nào?
Như đã phân tích tại mục 2 của bài viết này thì người sử dụng đất nông nghiệp chỉ được sử dụng đất vào đúng mục đích trồng trọt, sản xuất nông nghiệp. Nếu người sử dụng đất xây dựng tường rào, bờ kè kiên cố bằng xi măng, cốt thép trên đất nông nghiệp thì sẽ được xác định là hành vi xây dựng công trình, kiến trúc kiên cố trên đất nông nghiệp, sử dụng đất trái mục đích cho phép.
Theo đó, nếu người sử dụng đất nông nghiệp vẫn cố ý xây dựng tường rào, bờ kè kiên cố trên đất nông nghiệp thì sẽ bị xử phatyj vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng đất vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, một số điểm, khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP. Bên cạnh đó, tại Công văn số 475/BXD-TTr năm 2021 cũng đã nêu rõ ý kiến của Bộ Xây dựng đối với hành vi xây dựng công trình trên đất nông nghiệp như sau: Bộ Xây dựng đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quản lý về đất đai căn cứ vào những quy định của pháp luật về đất đai để xem xét và xử lý hành vi vi phạm theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”.
Cụ thể, khi người sử dụng đất nông nghiệp xây dựng công trình tường rào, bờ kè kiên cố trên đất nông nghiệp mà không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quản lý đất đai sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền tuỳ vào mức độ, diện tích sử dụng sai mục đích và sẽ bị áp dụng biến pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể:
– Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thấp nhất là 02 triệu đồng và cao nhất lên đến 250 triệu đồng đối với đất trồng lúa ở nông thôn. Đối với việc sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị sẽ sẽ bị xử phạt với mức tiền bằng 02 lần mức quy định đối với đất trồng lúa ở nông thôn được quy định tại khoản 3 Điều này;
– Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thấp nhất là 03 triệu đồng và cao nhất lên đến 250 triệu đồng đối với đất tại khu vực nông thôn;
– Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt thấp nhất là 02 triệu đồng và cao nhất lên đến 200 triệu đồng đối với đất ở khu vực nông thôn. Đối với đất sử dụng sai mục đích ở đô thị thì sẽ bị xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều này.
Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền thì người vi phạm còn bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện biến pháp hậu quả theo quy định tại khoản 4 các Điều 09, Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 91/2019, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP. Cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/11/2019 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/1/2022 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}