Đề án về Giải thưởng ‘Bông lúa vàng Việt Nam’ lần thứ 4 năm 2023 vừa được Bộ NN-PTNT phê duyệt để chuẩn bị tổ chức các hoạt động xét tặng và trao giải. Để có thể hiểu biết hơn về Giải thưởng này xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là gì?
Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là giải thưởng duy nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm ghi nhận, tôn vinh các tập thể, cá nhân có sản phẩm tiêu biểu, xuất sắc, có đóng góp quý báu cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Giải thưởng được trao cho các công ty, cá nhân có sản phẩm thuộc các nhóm: sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học (gồm giống cây trồng nông, lâm nghiệp; giống vật nuôi, thủy sản; phát minh, sáng chế,…), giải pháp hữu ích; nghiên cứu khoa học, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới, hàng tiêu dùng gồm nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị, thương hiệu uy tín, sản phẩm là mô hình phát triển nông thôn, tổ chức sản xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong quy định tại Điều 5 Thông tư số 06/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về xét tặng Giải thưởng Bông lúa Vàng Việt Nam.
2. Lịch sử của Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam:
Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được thành lập từ năm 2004 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 42/2004/QĐ-BNN ngày 01/9/2004.
Đến năm 2010, trở thành Giải thưởng duy nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận và tôn vinh những tập thể, cá nhân có sản phẩm tiêu biểu, xuất sắc trong việc đóng góp xứng đáng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam theo Thông tư số 06/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 2 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam. Giải thưởng thay thế các Giải thưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành trước đây:
‐ Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam (Quyết định số 42/2004/QĐ-BNN ngày 01/9/2004)
‐ Giải thưởng cúp hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao, uy tín thương mại (Quyết định số 1895/QĐ-BNN-CB ngày 24/6/2008)
‐ Giải thưởng Cúp vàng Nông nghiệp (Quyết định số 1846/QĐ-BNN-VP ngày 23/6/2006)
‐ Giải thưởng Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Quyết định số 2776/QĐ-BNN-CB ngày 25/9/2007).
3. Mục đích việc tổ chức các hoạt động xét tặng và trao giải thưởng bông lúa vàng Việt Nam lần 4 năm 2023 là gì?
Căn cứ vào khoản 2 điều 3 Luật Thi đua khen thưởng 2003 thì khen thưởng là việc ghi nhận, biểu Dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Căn cứ theo mục I ban hành kèm theo Quyết định 2011/QĐ-BNN-TCCN năm 2023 mục đích tổ chức các hoạt động xét tặng và trao giải thưởng bông lúa vàng Việt Nam lần 4 năm 2023 như sau:
‐ Xét chọn, trao tặng Giải thưởng cho các tập thể, cá nhân là tác giả của:
-
Các phát minh, sáng chế, giải Pháp Hữu ích; công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các giống cây trồng, vật nuôi; vật tư kỹ thuật nông nghiệp; máy móc thiết bị, hàng hóa thủ công mỹ nghệ.
-
Thương hiệu nông sản uy tín; các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp tiêu biểu, hợp tác xã, nhóm nông dân và nhóm sản xuất theo mô hình mới, hiệu quả, phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản phẩm nông nghiệp OCOP quốc gia…
-
Tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ hàng hóa, góp phần quan trọng vào thu nhập, chất lượng cuộc sống của nông dân và xây dựng nông thôn mới.
‐ Thông qua hoạt động tôn vinh góp phần làm sâu sắc hơn vai trò của nông nghiệp – nông dân – nông thôn, đó là ba thành tố có quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời và rất quan trọng đối với quá trình phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn theo hướng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn.
Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” là giải thưởng duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chính trong việc xét chọn, xét tặng và công nhận giải thưởng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
– Tôn vinh các sản phẩm đạt Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là cách thể hiện sự ghi nhận, ghi nhận, tri ân của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với các tập thể, cá nhân và những người sáng tạo hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã tham gia, sát cánh và đóng góp nhiều cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
‐ Các hoạt động của Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ IV – năm 2023 – sẽ được thực hiện trang trọng, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm và đúng quy định.
4. Đối tượng tham gia hoạt động xét tặng giải thưởng bông lúa vàng Việt Nam lần 4 năm 2023 là ai?
Căn cứ Mục II Đề án ban hành kèm theo Quyết định 2011/QĐ-BNN-TCCN thì đối tượng tham gia hoạt động xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần IV gồm có 3 đối tượng sau:
‐ Nhóm thứ nhất là nhóm sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học: giống cây trồng, vật nuôi; các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
‐ Nhóm thứ hai là nhóm sản phẩm là hàng hóa tiêu dùng: vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị, hàng hóa thủ công mỹ nghệ; các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thương hiệu hàng hóa có uy tín; các sản phẩm OCOP quốc gia.
‐ Nhóm thứ ba là nhóm sản phẩm là những mô hình về tổ chức sản xuất, phát triển nông thôn: các mô hình nông nghiệp tiêu biểu, công trình xây dựng phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và phát triển nông thôn.
Như vậy đối tượng tham gia hoạt động xét tặng giải thưởng bông lúa vàng Việt Nam lần IV năm 2023 gồm có 3 nhóm là Nhóm thứ nhất là nhóm sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học; Nhóm thứ hai là nhóm sản phẩm là hàng hóa tiêu dùng và Nhóm thứ ba là nhóm sản phẩm là những mô hình về tổ chức sản xuất, phát triển nông thôn.
5. Quy trình xét tặng và hoạt động trao giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam” lần 4 năm 2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục II Đề án ban hành kèm theo Quyết định 2011/QĐ-BNN-TCCN quy định về quy trình xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần IV năm 2023 được thực hiện như sau:
‐ Quy trình xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần IV năm 2023 được tổ chức quá 02 cấp là cấp cơ sở và cấp Bộ.
Cấp cơ sở: Bộ gửi văn bản đề nghị các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ (Hội đồng xét tặng cấp cơ sở) tổ chức họp xét, lập Hồ sơ trình Bộ.
Cấp Bộ: Thực hiện theo 03 bước:
-
Bước 1: Lấy ý kiến bình xét của nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Bộ, báo Nông nghiệp Việt Nam đối với các sản phẩm được Hội đồng xét tặng cấp cơ sở trình Bộ.
-
Bước 2: Hội đồng xét tặng chuyên ngành do Bộ trưởng Quyết định thành lập, có nhiệm vụ xét, chấm điểm các sản phẩm sau khi đã lấy ý kiến của nhân dân.
-
Bước 3: Hội đồng xét tặng chuyên ngành do Bộ trưởng Quyết định thành lập, có nhiệm vụ xét chọn các sản phẩm do Hội đồng xét tặng chuyên ngành chấm điểm đạt từ 85 điểm trở lên.
Hoạt động trao giải thưởng:
Căn cứ theo Mục II Đề án ban hành kèm theo Quyết định 2011/QĐ-BNN-TCCN quy định thì hoạt động trao Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần IV năm 2023 được thực hiện như sau:
‐ Lễ trao tặng Giải thưởng được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian, địa điểm, nội dung và số lượng đại biểu quy định như sau:
-
Thời gian: ngày 14 tháng 11 năm 2023
-
Địa điểm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Nội dung chương trình: có kịch bản riêng
-
Số lượng đại biểu: khoảng 250 người, có mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự và trao giải thưởng.
-
Tổ chức họp báo giới thiệu về các sản phẩm đạt giải thưởng; làm video clip về các giải thưởng; biên tập kỷ yếu các giải thưởng. Lễ trao tặng Giải thưởng được tổ chức trang trọng, truyền thông rộng rồi trên các phương tiện thông tin đại chúng để tôn vinh các tập thể, cá nhân.
6. Điều kiện xét tặng:
Giải thưởng được trao cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài lĩnh vực nông nghiệp, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có sản phẩm: được cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa chất lượng cao, uy tín….); hội đồng đánh giá đặc biệt cho điểm trung bình từ 70 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 100); không có tranh chấp, khiếu kiện về bản quyền, đạt năng suất, chất lượng và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường; phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh sản phẩm thuộc quyền sở hữu của tác giả hoặc đồng tác giả; không bị xử lý kỷ Luật.