Việc nắm và biết cách tính các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng sẽ giúp cho các chủ thể kiểm soát được chi phí xây dựng một cách có hiệu quả nhất, tránh những lãng phí không cần thiết.
1. Các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng được xác định cụ thể như sau: Xét thấy, dự toán xây dựng công trình là một khoản chi phí được xác định dựa trên các thông số tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai, có thể kể đến như thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thi công. Đối với trường hợp dự toán xây dựng công trình mà chỉ có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kĩ thuật đầu tư xây dựng, thì sẽ căn cứ trên các chỉ dẫn kĩ thuật cũng như căn cứ vào yêu cầu công việc và bao gồm cả thực hiện, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình xây dựng, định mức xây dựng công trình đó, giá cả để tiến hành hoạt động xây dựng công trình, và các quy định có liên quan khác sao cho phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể của công trình này. Các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình bất kì được xác định theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành. Cụ thể, chi phí này bao gồm:
– Chi phí trực tiếp (kí hiệu là T): Bao gồm chi phí về vật liệu (kí hiệu là VL), nhân công (kí hiệu là NC), máy móc và các thiết bị thi công cần thiết (kí hiệu là M) để vận hành xây dựng công trình.
– Chi phí gián tiếp (kí hiệu là GT): Bao gồm chi phí chung (kí hiệu là C), chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công (kí hiệu là LT), và chi phí cho một số công việc khác có liên quan mà không xác định được khối lượng từ thiết kế (kí hiệu là TT).
– Thu nhập chịu thuế tính trước (kí hiệu là TL): Thu nhập này được xác định dựa trên định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành.
2. Cách tính các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng:
Căn cứ theo Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, thì các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng hay còn gọi tắt là chi phí xây dựng (kí hiệu là Gxd) gồm chi phí trực tiếp (T), chi phí gián tiếp (GT), thu nhập chịu thuế tính trước (TL), thuế giá trị gia tăng (GTGT) và được quy định cụ thể như sau:
– Chi phí trực tiếp áp dụng công thức: T = VL + NC + M;
– Chi phí gián tiếp áp dụng công thức: GT = C + LT + TT + GTk, trong đó:
+ Chi phí chung:
Chi phí chung trong xây dựng được tính bằng mức tỷ lệ (đơn vị %) trên chi phí trực tiếp. Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung được xác định dựa trên chi phí trực tiếp của từng nhóm, loại công trình trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán xây dựng dựa trên bảng sau.
TT | Loại công trình thuộc dự án | Chi phí trực tiếp của từng nhóm, loại hình công trình (đơn vị: tỷ đồng) | ||||
≤15 | ≤100 | ≤500 | ≤1000 | >1000 | ||
[1] | [2] | [3] | [4] | [5] | [6] | [7] |
1 | Công trình dân dụng | 7,3 | 6,7 | 6,2 | 6,0 | 5,8 |
Công trình tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử – văn hóa | 11,6 | 10,3 | 9,9 | 9,6 | 9,4 | |
2 | Công trình công nghiệp | 6,2 | 5,6 | 5,0 | 4,9 | 4,6 |
Công trình thi công đường hầm thủy điện, hầm lò | 7,3 | 7,1 | 6,7 | 6,5 | 6,4 | |
3 | Công trình giao thông | 6,2 | 5,6 | 5,1 | 4,9 | 4,6 |
Công trình hầm giao thông | 7,3 | 7,1 | 6,1 | 6,5 | 6,4 | |
4 | Công trình phát triển nông thôn, vùng nông nghiệp | 6,1 | 5,5 | 5,1 | 4,8 | 4,6 |
5 | Công trình hạ tầng kỹ thuật | 5,5 | 5,0 | 4,5 | 4,3 | 4,0 |
+ Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) nhân chi phí trực tiếp trong dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng. Trong đó, định mức tỷ lệ (%) chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2019/TT-BXD (được sửa đổi, bổ sung tại thông tư số 11/2021/TT-BXD) với điều chỉnh với hệ số k = 0,9.
+ Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế được xác định bằng tỷ suất phần trăm (%) nhân với chi phí trực tiếp trong chi phí thiết kế xây dựng, định mức tỷ suất xác suất (%) chi phí 1 số ít việc làm không xác định được khối lượng từ thiết kế.
+ Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng chi phí gián tiếp có thể bổ sung một số chi phí gián tiếp khác gồm: chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường…
– Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước bằng 5.5% tổng giá trị chi phí trực tiếp đã xây dựng trong quyết toán hay còn được gọi là lãi định mức. Dựa theo quy định hiện hành của chính phủ, khi lập dự toán chi phí xây dựng cho công trình xây dựng phải tính thu nhập chịu thuế tính trước theo cách nhân định mức tỷ lệ (quy định theo từng công trình xây dựng) với chi phí trực tiếp + chi phí chung.
– Thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước, áp dụng công thức = Giá tính thuế giá trị gia tăng (giá bán ra và không bao gồm thuế giá trị gia tăng) x thuế suất (0%, 5% hoặc 10%).
3. Quy định về thẩm tra thẩm quyền dự toán xây dựng:
Việc thẩm tra và thẩm định dự toán xây dựng công trình có thể nói là một bước quan trọng trong quá trình lập kế hoạch và triển khai dự án xây dựng bất kì một công trình nhất định nào. Điều này nó đảm bảo tính chính xác và phù hợp với các quy định về kinh phí và yêu cầu kỹ thuật. Phía các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực xây dựng và chủ đầu tư sẽ đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong việc thẩm định những dự toán xây dựng công trình, nhằm mục tiêu đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính của dự án. Các quy định của pháp luật về định mức xây dựng cũng như giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác cũng được tuân thủ chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác và đúng đắn của dự toán xây dựng công trình. Quy trình thẩm tra và thẩm định dự toán xây dựng công trình là một quy trình có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia hoặc khu vực nhất định. Vì thế, chủ đầu tư và các bên liên quan cần nắm vững các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan để đảm bảo tuân thủ cũng như thực hiện đúng quy trình thẩm tra và thẩm định dự toán xây dựng công trình.
Sau khi hoàn thành thiết kế cơ sở, quy trình thẩm tra và thẩm định dự toán xây dựng công trình là một yêu cầu đặt ra cần phải thực hiện. Thẩm tra và thẩm định dự toán xây dựng công trình được tiến hành đồng thời với giai đoạn thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai, tuân theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Quyền thẩm định dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật về xuật dựng và nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chủ đầu tư thẩm định dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án. Trong trường hợp dự toán các chi phí này đã được phê duyệt trong tổng mức đầu tư xây dựng, chủ đầu tư có thể xem xét quyết định việc điều chỉnh lại nếu cần thiết. Nếu việc thuê tư vấn nước ngoài có liên quan, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài được thực hiện theo quy định. Việc thẩm tra phục vụ thẩm định dự toán xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chi phí thẩm định dự toán xây dựng công trình do chủ đầu tư chịu.
4. Một số lưu ý khi thực hiện tính toán các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng:
Có thể thấy rằng trong quá trình xác định các chi phí trong dự toán xây dựng, mà nếu sử dụng các phần mềm dự toán thông minh thì sẽ tiết kiệm được thời gian hơn rất nhiều, tuy nhiên, việc xác định tỷ lệ chi phí chung dễ xảy ra các sai phạm, thiếu sót nghiêm trọng không thể khắc phục, và không thể tổng hợp chi phí trực tiếp cuối cùng để nội suy được đúng định mức tỷ lệ theo quy định.
Đồng thời, khi xác định chi phí chung trong chi gián tiếp, các nhà thầu nói chung hay các doanh nghiệp nói riêng cần lưu ý rằng, khi thiết lập dự án thì dự án đó sẽ có nhiều hạng mục, hạng mục đó cũng gồm nhiều công trình được thiết lập trên nhiều tập tin dự án khác nhau, vì thế các chủ thể cần thiết phải xác định tổng hợp chi phí trực tiếp của toàn bộ các tập tin, sau đó mới tiến hành công đoạn tính được định mức tỷ lệ chi phí chung cuối cùng cho tập tin của dự án đó, như vậy thì mới đảm bảo tính chính xác.
Các văn bản được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
– Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.