Hiến đất, xung công đất được hiểu là việc người sử dụng đất xung công đất của mình cho Nhà nước để phục vụ các hoạt động công cộng. Vậy đất đã hiến, đất đã xung công có được đòi lại hay không?
1. Hiểu thế nào là hiến đất, xung công đất?
1.1. Thế nào là hiến đất, xung công đất?
Hiến đất, xung công đất được hiểu là việc người sử dụng đất tặng cho đất của mình cho Nhà nước để phục vụ các hoạt động công cộng. Hay nói cách khác, người dân hiến đất, xung công đất để sử dụng đất này vào mục đích công ích.
Khi tiến hành hiến đất, xung công đất, quyền sử dụng đất của người dân sẽ được chuyển giao, chuyển nhượng cho một đối tượng khác.
Xét về bản chất, ta có thể hiểu hoạt động hiến đất, xung công đất như sau: Hiến đất, xung công đất là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình (quyền sử dụng của cá nhân) sang quyền sử dụng dụng của một cơ quan, tổ chức công nhất định (phục vụ lợi ích công).
Đất đai là tài sản của toàn dân, nằm dưới sự quản lý, điều chỉnh của Nhà nước. Đây được xem là một trong các loại tài sản đặc biệt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác thực quyền lợi của mỗi cá nhân, cũng như phục vụ lợi ích phát triển của người sử dụng đất.
Hiện nay, mọi lĩnh vực, hoạt động khác trong đời sống xã hội đều phải sử dụng đến đất đai. Lúc này, đất đai có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của cá nhân; hoặc nó được sử dụng để đáp ứng thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế cộng đồng (phục vụ lợi ích công). Tùy thuộc vào điều kiện, ý chí, mong muốn của từng cá nhân, tổ chức mà hoạt động hiến đất, xung công đất được diễn ra.
1.2. Ý nghĩa của hiến đất, xung công đất:
Hiến đất, xung công đất có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế đất nước, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động công ích. Cụ thể như sau:
– Hiến đất, xung công đất là việc các cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thực hiện chuyển nhượng, chuyển giao đất riêng của mình để phục vụ các lợi ích công. Tức chuyển quyền sử dụng đất cho cơ quan, tổ chức Nhà nước.
– Thực tế hiện nay, quỹ đất của Nhà nước ta ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt là quỹ đất để phục vụ xây dựng các công trình công cộng, phục vụ lợi ích chung của người dân. Vậy nên, việc hiến đất, xung công đất của người dân tạo lập thêm điều kiện phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ công cộng.
– Hiến đất, xung công đất giúp cân bằng trạng thái quản lý đất đai của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo đó, Nhà nước sẽ quản lý hoạt động sử dụng đất công và đất riêng một cách toàn diện, đạt hiệu quả trọn vẹn, tối ưu. Đây cũng là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế xã hội.
2. Đất đã hiến, đất đã xung công có được đòi lại hay không?
Hiến đất, xung công đất là việc tặng cho bất động sản, tức chuyển quyền sử dụng bất động sản từ tài sản riêng sang tài sản chung.
– Điều 467 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc tặng cho bất động sản như sau:
+ Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Tức việc tặng cho bất động sản (đất) phải được người sử dụng đất thể hiện bằng văn bản. Đặc biệt, nội dung văn bản này phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
+ Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Trong trường hợp bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
– Theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Luật đất đai 2013, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ nội dung phân tích nêu trên, ta có thể trả lời cho câu hỏi đất đã hiến, đất đã xung công có được đòi lại hay không như sau:
+ Nếu việc hiến đất, xung công đất không được thể hiện bằng văn bản, và không được công chứng theo quy định của pháp luật, thì việc hiến đất, xung công đất không được công nhận về mặt pháp lý. Tức việc hiến đất chưa hoàn thành, đất vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của của người sử dụng đất. Lúc này, nếu không có mong muốn hiến đất, xung công đất nữa, người dân vẫn được quyền sử dụng hợp pháp với đất đai đó.
+ Nếu người sử dụng đất hiến đất, xung công đất bằng văn bản, và văn bản đó đã được công chứng, thì người hiến đất, xung công đất sẽ không thể đòi lại đất được.
Nhà nước coi hiến đất, xung công đất là những thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai. Do đó, khi thực hiện các giao dịch liên quan đến hiến đất, người dân cần phải tuân thủ một cách quy củ và chặt chẽ quy trình thực hiện sao cho đúng với quy định mà Nhà nước đề ra. Cũng như các giao dịch pháp lý khác, khi đã hoàn tất các thủ tục pháp lý, người dân sẽ không thể đòi lại đất.
3. Thủ tục hiến đất, xung công đất:
Hiến đất là việc người dân có mong muốn được tặng cho đất của mình (đất thuộc tài sản riêng) để sử dụng vào mục đích chung ( tài sản công cộng). Khi tiến hành hiến đất để phục vụ lợi ích công, cá nhân, hộ gia đình sẽ phải đảm bảo tuân thủ theo các quy trình, thủ tục cụ thể sau đây:
– Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng (tặng cho) quyền sử dụng đất.
Chủ thể thực hiện tặng cho đất ở để làm từ đường sẽ làm hợp đồng chuyển nhượng (tặng cho quyền sử dụng đất). Trong trường hợp đất đai là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hoặc đất cấp theo diện hộ gia đình, thì phải có chữ ký đồng thuận của các đồng sở hữu.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng này phải được công chứng tại văn phòng công chứng.
– Bước 2: Đăng ký biến động đất đai.
Sau khi tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cá nhân, hộ gia đình hiến đất sẽ ra Sở tài nguyên và môi trường hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận (huyện) nơi có miếng đất để làm thủ tục đăng ký biến động đất đai.
Tại đây, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ mà cá nhân, hộ gia đình gửi lên. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ trả lời bằng văn bản, để người dân sửa chữa và hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ thụ lý và giải quyết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và cập nhật trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.
– Bước 3: Hoàn tất quá trình.
Sau khi thực hiện các quy trình nêu trên, phần đất được hiến sẽ không còn thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình đó nữa.
4. Mẫu đơn hiến đất, xung công đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN TỰ NGUYỆN HIẾN ĐẤT
(Thửa đất số … tờ bản đồ số … được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày …)
Kính gửi:……….
Tôi tên là:………
Sinh ngày: …./…../……
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân số: …………..Cấp ngày ……./……./…….tại Công an tỉnh/Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ: ……
Và vợ tôi là:……
Sinh ngày: …./…./…….
Chứng minh thư nhân dân số/ Căn cước công dân số: …………………Cấp ngày ……./……/……..tại Công an tỉnh/Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ: …..
Sau khi được Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn …. triển khai về kế hoạch xây dựng đường giao thông công cộng trên địa bàn xã/ phường/ thị trấn và cụ thể đoạn đường chạy qua thôn …….của chúng tôi. Để đảm bảo cho việc xây dựng một cách thuận lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho chính quyền địa phương thực hiện kế hoạch của mình. Gia đình chúng tôi thống nhất sẽ hiến …..m2 đất cho Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn để thi công xây dựng công trình công cộng này, cụ thể thông tin của thửa đất gia đình chúng tôi như sau:
Thửa đất số: ……..
Tờ bản đồ số:……..
Địa chỉ của thửa đất: …..
Diện tích đất:……
Mục đích sử dụng đất: ……
Nguồn gốc sử dụng đất: ……..
Thời hạn sử dụng đất: ……..
Chúng tôi viết đơn này trong tình trạng hoàn toàn minh mẫn, sáng suất. Việc hiến một phần quyền sử dụng đất trên của chúng tôi là hoàn toàn tự nguyện và không yêu cầu cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường về đất. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với nội dung đã được nêu ở trên.
Đơn này được chúng tôi lập thành ba (03) bản và được chúng tôi; Văn phòng đăng ký đất đai – Phòng tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban nhân dân xã mỗi bên giữ một bản. Các bản có giá trị pháp lý như nhau.
Xác nhận của UBND xã/ phường/thị trấn |
…..ngày…..tháng …..năm …….. Người hiến đất (Ký và ghi rõ họ tên) |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015;
Luật đất đai 2013.
.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}