Có thế đăng ký thế chấp với máy móc thiết bị được không?

Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc đơn vị đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Thế chấp cũng thuộc dạng giao dịch bảo đảm nói trên. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Có thế đăng ký thế chấp với máy móc thiết bị được không? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên

Thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo hợp đồng hợp đồng thế chấp tài sản là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với trường hợp thế chấp tài sản là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất được thực hiện như sau:

1. Thẩm quyền đăng ký: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

2. Thủ tục, hồ sơ: Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm gửi hồ sơ yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đến đơn vị đăng ký giao dịch bảo đảm và không phải lập hợp đồng bảo đảm riêng như bạn nói.

a. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây (theo Điều 16 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm):

– Nộp trực tiếp tại trụ sở của đơn vị đăng ký;

– Gửi qua đường bưu điện;

 

 

– Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử đối với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản với điều kiện người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

– Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

b. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng gồm có:

* Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

Việc kê khai đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

– Thông tin về bên bảo đảm được kê khai như sau:

+ Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức; tên của tổ chức được thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài mà tên này đã được đăng ký tại đơn vị nước ngoài có thẩm quyền;

+ Số chứng minh nhân dân đối với cá nhân là công dân Việt Nam; số hộ chiếu đối với cá nhân là người nước ngoài; số thẻ thường trú đối với cá nhân là người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam;

 

 

+ Mã số thuế đối với tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam có đăng ký kinh doanh. Nếu tổ chức không có đăng ký kinh doanh thì kê khai tên đã đăng ký tại đơn vị nhà nước có thẩm quyền.

– Thông tin về bên nhận bảo đảm được kê khai như sau:

+ Tên, địa chỉ của bên nhận bảo đảm;

+ Mã số khách hàng thường xuyên của bên nhận bảo đảm, nếu có.

– Mô tả tài sản bảo đảm:

+ Người yêu cầu đăng ký có thể mô tả cụ thể hoặc mô tả chung về tài sản. Việc mô tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp quy định dưới đây:

+ Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tài sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới đó.

* Hợp đồng bảo đảm trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm;

 

 

* Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền, trừ các trường hợp sau đây:

– Pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng uỷ quyền, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký;

– Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký;

– Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

c. Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản ghi thời gian nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy định tại Điều 11 của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và nhập thông tin về giao dịch bảo đảm vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

Có thế đăng ký thế chấp với máy móc thiết bị được không?

Tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, có quy định:

– Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

+ Thế chấp quyền sử dụng đất;

+ Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

+ Thế chấp tàu biển.

– Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

+ Thế chấp tài sản là động sản khác;

+ Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

+ Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

=> Vì vậy, theo hướng dẫn nêu trên thì trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện việc thế chấp máy móc, thiết bị thì không bắt buộc phải đăng ký. Nhưng nếu một trong các bên, bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp có mong muốn được đăng ký thì vẫn thực hiện việc đăng ký thế chấp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com