Hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì?

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở tương đối đặc biệt do được hưởng trợ cấp từ Nhà nước và chỉ dành cho một vài nhóm đối tượng cụ thể. Bởi vậy hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội là một vấn đề được nhiều người quan tâm. 

1. Hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại điều 22 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sửa đổi tại nghị định số 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội) quy định đối tượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục – hồ sơ mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư để họ xét duyệt. Hồ sơ cần phải đảm bảo những giấy tờ nhất định và cần thiết. Theo đó, để mua nhà ở xã hội thì nhìn chung cần chuẩn bị những giấy tờ hợp pháp sau đây:

Thứ nhất, những giấy tờ chung bao gồm:

– Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội được viết theo mẫu số 01;

– Chứng minh thư nhân dân hoặc công cước công dân được in thành 3 bản có công chứng, chứng thực;

– Đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy xác nhận độc thân…) được tin thành 3 bản có công chứng, chứng thực;

– Ảnh của các thành viên trong gia đình với kích cỡ ảnh 3 x 4 và mỗi thành viên là 3 ảnh.

– Đối với trường hợp thuộc đối tượng ưu tiên mua thì cần giấy giác nhận tình trạng ưu tiên theo quy định của pháp luật như sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo, thương binh, bệnh binh, bằng khen chiến sĩ hoặc người có công với cách mạng…

Thứ hai, giấy tờ chứng minh về đối tượng và thực trạng nhà ở:

– Đối với trường hợp người mua nhà ở xã hội là người có công với cách mạng thì chuẩn bị giấy tờ xác nhận về thực trạng nhà ở hiện nay cũng như chưa nhận được sự hỗ trợ nhà ở của nhà nước do ủy ban xã phường nơi đăng kí thường trú cấp;

– Đối với các trường hợp như người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp hay sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ… thì họ cần phải có các giấy tờ xác nhận của cơ quan tổ chức doanh nghiệp nơi làm việc của họ cũng như thực trạng của nhà ở hiện nay;

– Đối với trường hợp người mua nhà ở xã hội là các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật nhà ở thì phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý công vụ cấp;

– Đối với trường hợp người mua nhà ở xã hội là học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập thì phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi các chủ thể này đang học tập;

– Đối với trường hợp người mua nhà ở xã hội là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư.

Thứ ba, giấy tờ minh chứng về điều kiện nơi cư trú (thường trú, tạm trú): Đối với những chủ thể khi mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi mà nhà ở xã hội đó tọa lạc thì cần phải có bản sao có công chứng chứng thực sổ hộ khẩu thường trú hoặc thay thế bằng giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó. Còn riêng đối với trường hợp chủ thể đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội mà lại không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi mà các nhà ở xã hội đó toàn làm thì sẽ cần phải có bản sao có công chứng chứng thực và giấy đăng ký tạm trú cũng như hợp đồng lao động có thời hạn một năm trở lên tính kể từ thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn kèm theo đó là giấy xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền. Còn riêng đối với trường hợp mà đối tượng thuộc quyền mua căn nhà ở xã hội làm việc cho các chi nhánh văn phòng đại diện tại tỉnh thành phố nơi mà nhà ở xã hội đó tọa lạc mà đóng bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi đặt trụ sở chính của công ty này thì bắt buộc cần phải có giấy xác nhận của cơ quan và đơn vị đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm xã hội đó của người lao động.

Thứ tư, giấy tờ chứng minh về thu nhập của các đối tượng thuộc diện mua: Đối với những người mua nhà ở xã hội mà thuộc diện có thu nhập thấp hoặc hộ nghèo hai hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật thì trước khi mua bảo hiểm xã hội họ cần tiến hành thủ tục kê khai mức độ thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm trước thông tin kê khai đó Đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Còn riêng đối với trường hợp người lao động lại đang làm việc tại các doanh nghiệp trong hoặc ngoài khu công nghiệp hay các đối tượng thuộc sỹ quan hạ sĩ quan nghiệp vụ hoặc các đối tượng là cán bộ công chức viên chức theo quy định của pháp luật có liên quan thì họ cần phải có giấy xác nhận của cơ quan đơn vị nơi làm việc của họ về mức thu nhập để chứng minh họ không thuộc diện nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật thuế.

2. Một số lưu ý khi nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội:

Thứ nhất, cần lưu ý rằng khi nộp hồ sơ để mua nhà ở xã hội thì cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật để đảm bảo hồ sơ tránh tình trạng thiếu sót cần bổ sung kéo dài, đối với các loại giấy tờ yêu cầu bản sao có công chứng chứng thực thì các chủ thể cần phải thực hiện theo quy định để đảm bảo về mặt hình thức, đối với những loại giấy tờ này thì có một số chủ đầu tư họ chỉ tiếp nhận bản sao trong khoảng thời hạn là sáu tháng vì thế đây là một điểm cần phải lưu ý. 

Thứ hai, người đăng ký mua nhà ở xã hội cần phải theo đúng nhu cầu và nguyện vọng của mình và cần phải xem xét xem mình có đầy đủ quy định theo yêu cầu của pháp luật hay không, đồng thời họ cũng cần phải chủ động theo dõi thông báo của chủ đầu tư về dự án nhà ở xã hội mà họ muốn mua về thời gian cũng như địa điểm tiếp nhận hồ sơ để tránh tình trạng việc thông báo không chính xác dẫn đến những hậu quả không mong muốn. 

Thứ ba, người đăng ký mua nhà ở xã hội cũng cần phải trực tiếp đến nộp hồ sơ tránh trường hợp hồ sơ thất lạc, Đồng thời khi đi nộp hồ sơ cũng cần lưu ý rằng chỉ cần một người đứng tên hồ sơ đi nộp để tránh thủ tục rườm ra phức tạp.

3. Trình tự và thủ tục tiến hành đăng kí mua nhà ở xã hội:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trình tự thủ tục để mua nhà ở xã hội sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật nhà ở cùng những quy định khác có liên quan. Nhưng nhìn chung thì sẽ tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ. Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội và đắp ứng đủ các điều kiện theo pháp luật để mua nhà ở xã hội sẽ tiến hành một bộ hồ sơ để nộp cho chủ đầu tư. Trong đó thì người nhận hồ sơ phải ghi trong giấy biên nhận, nếu mà hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ đó phải có trách nhiệm ghi rõ lý do rằng tại sao chưa hợp lệ, lý do tại sao chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để rồi nộp hồ sơ tiến hành thủ tục bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2: Giải quyết yêu cầu của người nộp hồ sơ. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội sẽ có trách nhiệm tiến hành gửi danh sách các đối tượng dự kiến sẽ được thêm mua theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở quy định của pháp luật về cơ quan nhà nước có thẩm quyền đấy là sở xây dựng địa phương nơi mà dự án nhà ở xã hội được thực hiện để kiểm tra đánh giá nhầm loại trừ việc thuê mua hỗ trợ nhiều lần hay đối tượng có nhu cầu không đủ điều kiện. 
Trong trường hợp đối tượng dự kiến thêm mua theo danh sách mà chủ đầu tư lập mà đã được nhà nước hỗ trợ về nhà ở hoặc đất ở theo quy định của pháp luật tại một dự án khác thì sở xây dựng sẽ có trách nhiệm gửi văn bản thông báo theo đúng quy định của pháp luật đến chủ đầu tư biết để chủ đầu tư xóa tên chủ thể đó ra khỏi danh sách lập ban đầu.

Bước 3: Hợp đồng mua nhà ở xã hội. Sau thời gian là mười lăm ngày kể từ khi nhận được danh sách của chủ đầu tư nếu sở xây dựng không có ý kiến thì chủ đầu tư sẽ thông báo cho các đối tượng trong danh sách của mình đến để thỏa thuận thống nhất và ký hợp đồng mua nhà ở xã hội. Hợp đồng mua nhà ở xã hội sẽ được lập theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi ký kết hợp đồng thì chủ đầu tư dự án sẽ có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các đối tượng đã được mua nhà ở xã hội quay lại Sở xây dựng địa phương để công khai công bố trong thời hạn 30 ngày cũng như là phục vụ cho công tác quản lý kiểm tra hậu kiểm.

4. Lưu ý khi trước khi mua nhà ở xã hội để tránh rủi ro:

Nhà ở xã hội hiện nay là một loại hình được nhiều người hướng đến tuy nhiên trước khi xuống tiền để mua nhà ở xã hội thì cần phải lưu ý những vấn đề sau đây để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”:

Thứ nhất, những chủ thể có mong muốn và nhu cầu mua nhà ở xã hội cần phải tìm hiểu kỹ về loại hình này bởi đây là loại hình được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của nhà nước và chỉ có một vài nhóm đối tượng nhất định mới được hưởng. Những người môi giới dựa vào kẻ hồi đó để tiến hành lừa đảo những chủ thể ham rẻ từ lời mời chào của mình.

Thứ hai, nhà ở xã hội cũng chỉ được hỗ trợ một lần duy nhất, tức là theo quy định thì các loại giấy tờ chứng minh điều kiện mua nhà ở xã hội chỉ được xác nhận một lần và có giá trị trong hai năm đồng thời điều đó có nghĩa là đối với mỗi vị trí yêu tiên chỉ được hỗ trợ và giải quyết mua một lần duy nhất. Vì thế cho nên trước khi đặt dám mua hãy cân nhắc thật kỹ về vấn đề này.

Thứ ba, nhau xã hội lại không được phép chuyển nhượng theo quy định của pháp luật tức là bị hạn chế quyền đối với người mua trong thời hạn sử dụng năm năm, Điều này gây ra sự khác biệt với các căn hộ chung cư thương mại bởi quy định của pháp luật về nhà ở xã hội rất nghiêm ngặt, vì thế cần phải tránh những vi phạm này để gây ra những hậu quả không đáng có kéo theo đó là những giao dịch không có giá trị pháp lý.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

Văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;

Nghị định số 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. 

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com