Do chính sách của nhà nước nên nhà ở xã hội có giá thấp hơn so với các loại hình nhà ở khác vì thế thu hút được sự quan tâm của nhiều người dân. Dưới đây là mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
… , ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI
Số … /HĐCNNOXH
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CPngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Thông tư 09/2021/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ đơn đề nghị mua nhà ở xã hội của ông (bà) … ngày … tháng … năm …
Hôm nay, theo thỏa thuận của các bên, hai bên chúng tôi gồm có:
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên chuyển nhượng):
– Tên đơn vị: …
– Người đại diện: … Chức vụ: …
– CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân hoặc thẻ căn cước công dân) số cấp ngày … /…./… tại …
– Địa chỉ trụ sở: …
– Điện thoại: … Fax (nếu có): …
– Số tài khoản: … tại Ngân hàng: …
– Mã số thuế: …
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên nhận chuyển nhượng):
– Ông (bà): …
– CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân hoặc thẻ căn cước công dân) số cấp ngày …./…/…. tại …
– Đăng ký thường trú (hoặc đăng ký tạm trú) tại: …
– Địa chỉ liên hệ: …
– Điện thoại: … Fax (nếu có): …
– Số tài khoản: … tại Ngân hàng: …
– Mã số thuế: …
Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội với các nội dung sau đây: …
Điều 1. Các thông tin về nhà ở xã hội chuyển nhượng
1. Loại nhà ở: …
2. Địa chỉ: …
3. Diện tích sử dụng: …
4. Các thông tin về phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung, phần sử dụng riêng, phần sử dụng chung (nếu là căn hộ chung cư): …
5. Các trang thiết bị chủ yếu gắn liền với nhà ở: …
6. Đặc điểm về đất xây dựng: …
7. Năm hoàn thành việc xây dựng: …
Điều 2. Giá chuyển nhượng, phương thức và thời hạn thanh toán
1. Giá chuyển nhượng là … đồng
(Bằng chữ: … )
Giá chuyển nhượng này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT).
2. Kinh phí bảo trì 2% giá bán căn hộ là … đồng.
(Bằng chữ: …)
3. Tổng giá trị hợp đồng … đồng
(Bằng chữ: …)
4. Phương thức thanh toán: …
5. Thời hạn thực hiện thanh toán: Từ … / … / … đến … / … / …
Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà ở xã hội
1. Bên chuyển nhượng có trách nhiệm bàn giao nhà ở kèm theo các trang thiết bị gắn với nhà ở đó và giấy tờ pháp lý về nhà ở nêu tại Điều 1 của hợp đồng này cho Bên nhận chuyển nhượng trong thời hạn là … ngày, kể từ ngày Bên nhận chuyển nhượng thanh toán đủ số tiền mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Việc bàn giao nhà ở phải lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của hai bên.
2. Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 4. Bảo hành nhà ở xã hội
1. Bên chuyển nhượng có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo đúng quy định của pháp luật.
2. Bên mua phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho Bên chuyển nhượng khi nhà ở có các hư hỏng thuộc diện được bảo hành. Trong thời hạn ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Bên chuyển nhượng, Bên chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành các hư hỏng theo đúng quy định. Nếu Bên chuyển nhượng chậm thực hiện bảo hành mà gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
3. Không thực hiện việc bảo hành trong các trường hợp nhà ở xã hội bị hư hỏng do thiên tai, địch họa hoặc do lỗi của người sử dụng gây ra.
4. Sau thời hạn bảo hành theo quy định của Luật Nhà ở, việc sửa chữa những hư hỏng thuộc trách nhiệm của Bên chuyển nhượng.
5. Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng
1. Quyền của Bên chuyển nhượng:
a) Yêu cầu Bên chuyển nhượng trả đủ tiền mua nhà theo đúng thỏa thuận nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này;
b) Yêu cầu Bên chuyển nhượng nhận bàn giao nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại Điều 3 của Hợp đồng này;
c) Yêu cầu Bên nhận chuyển nhượng nộp đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc chuyển nhượng nhà ở theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác nhưng không trái quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:
a) Bàn giao nhà ở xã hội kèm theo hồ sơ cho Bên nhận chuyển nhượng theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này;
b) Thực hiện bảo hành nhà ở xã hội cho Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này;
c) Bảo quản nhà ở và trang thiết bị gắn liền với nhà ở trong thời gian chưa bàn giao nhà cho Bên nhận chuyển nhượng;
d) Nộp tiền sử dụng đất và các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến chuyển nhượng nhà ở theo quy định của pháp luật;
đ) Có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho Bên nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận Bên nhận chuyển nhượng đi làm thủ tục);
e) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng
1. Quyền của Bên nhận chuyển nhượng:
a) Yêu cầu Bên chuyển nhượng bàn giao nhà kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này;
b) Yêu cầu Bên chuyển nhượng phối hợp, cung cấp các giấy tờ có liên quan để làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận (nếu Bên nhận chuyển nhượng đi làm thủ tục này);
c) Yêu cầu bên chuyển nhượng bảo hành nhà ở theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này; bồi thường thiệt hại do việc giao nhà ở không đúng thời hạn, chất lượng và cam kết khác trong hợp đồng;
d) Các quyền khác nhưng không trái quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:
a) Trả đầy đủ tiền chuyển nhượng nhà theo đúng thỏa thuận tại Điều 2 của Hợp đồng này;
b) Nhận bàn giao nhà ở xã hội kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận của Hợp đồng này;
c) Nộp đầy đủ các khoản thuế, phí, lệ phí liên quan đến chuyển nhượng nhà ở xã hội cho Nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Các nghĩa vụ khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng
Hai bên thỏa thuận cụ thể các trách nhiệm như phạt; tính lãi, mức lãi suất; phương thức thực hiện trách nhiệm…. do vi phạm hợp đồng trong các trường hợp Bên nhận chuyển nhượng chậm thanh toán tiền chuyển nhượng nhà hoặc chậm nhận bàn giao nhà ở xã hội, Bên chuyển nhượng chậm bàn giao nhà ở.
Điều 8. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Bên chuyển nhượng có quyền thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê để ở, tặng cho và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội sau khi được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
2. Trong trường hợp chưa đủ 05 năm, kể từ ngày bên mua thanh toán hết tiền nếu có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội nhưng không bán cho chủ đầu tư mà bán trực tiếp cho đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội quy định tại Điều 49 Luật nhà ở thì phải được Sở Xây dựng địa phương xác nhận bằng văn bản về việc đúng đối tượng và để chủ đầu tư ký lại hợp đồng cho người được mua lại nhà ở đó.
3. Trong cả hai trường hợp nêu tại Khoản 1 và 2 của Điều này, người mua nhà ở xã hội đều được hưởng quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng quy định trong hợp đồng này.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp phát sinh
Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã ký. Trường hợp hai bên có tranh chấp về nội dung hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp hai bên không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng bằng văn bản. Trong trường hợp này, hai bên sẽ thỏa thuận các điều kiện và thời hạn chấm dứt.
2. Bên nhận chuyển nhượng chậm trễ thanh toán tiền mua nhà quá … ngày (hoặc tháng) theo thỏa thuận tại Điều 2 của hợp đồng này.
3. Bên chuyển nhượng chậm trễ bàn giao nhà ở quá … ngày (hoặc tháng) theo thời hạn đã thỏa thuận tại Điều 3 của hợp đồng này.
4. Các thỏa thuận khác.
Điều 11. Các thỏa thuận khác
(Các thỏa thuận trong hợp đồng này phải phù hợp với quy định của pháp luật).
Điều 12. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày
2. Hợp đồng này được lập thành … bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ … bản, … bản lưu tại cơ quan thuế, … bản lưu tại cơ quan công chứng hoặc chứng thực (nếu có) và … bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
BÊN MUA |
BÊN BÁN |
(Ký và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu và ghi chức vụ người ký) |
(Ký và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu và ghi chức vụ người ký) |
2. Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội được hiểu như thế nào?
Hầu hết thì các giao dịch liên quan đến bất động sản trong đó có chuyển nhượng nhà ở xã hội đều được lập thành văn bản. Hợp đồng cũng được coi là một trong những thỏa thuận của các bên. Mẫu hợp đồng mua nhà ở xã hội là khái niệm chỉ một mẫu hợp đồng được sử dụng phổ biến trong quá trình giao dịch mua bán nhà ở xã hội giữa các bên có liên quan bao gồm bên bán nhà ở xã hội và bên mua nhà ở xã hội. Thực chất thì nhà ở xã hội chính là một hình thức nhà ở thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ưu tiên cấp cho các đối tượng thuộc diện khó khăn trong xã hội ví dụ như người có công với cách mạng, người lao động có thu nhập thấp, các cán bộ công chức viên chức hoặc sinh viên … Theo quy định của pháp luật nhà ở nói chung và các văn bản hướng dẫn nói riêng.
Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội là một loại hợp đồng chứa những thông tin quan trọng trong quá trình thương thảo giữa các bên như giá trị của đối tượng là nhà ở xã hội, phương thức thanh toán hoặc thời gian thanh toán cùng các điều khoản pháp lý khác phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo các điều kiện về ý chí. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội được soạn Thảo trên đây quy định một cách rõ ràng nhất các khía cạnh cũng như đáp ứng được những điều kiện của bộ luật dân sự và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật để đảm bảo tính minh bạch cũng như chính xác trong quá trình giao dịch của các bên. Nhìn chung thì mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội được thực hiện theo mẫu số không một và được áp dụng đối với loại tài sản là nhà ở xã hội không được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước hoặc hình thức theo quy định của pháp luật nhà ở mà cụ thể là văn bản hợp nhất luật nhà ở năm 2020.
3. Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội:
Nhìn chung thì một mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội sẽ bao gồm các nội dung chính cơ bản sau đây:
– Tên, địa chỉ của các bên tham gia giao dịch;
– Các thông tin về nhà ở xã hội được đưa vào giao dịch;
– Giá cả cũng như phương thức thanh toán, hình thức thanh toán;
– Thời hạn thanh toán cùng thời hạn bảo hành nhà ở xã hội;
– Quyền và nghĩa vụ cùng cam kết của các bên;
– Giải quyết tranh chấp và hiệu lực của hợp đồng;
– Các điều khoản khác phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội có cần công chứng, chứng thực không?
Theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về nhà ở thì hình thức của hợp đồng chuyển nhượng nhà ở trong đó có nhà ở xã hội quy định rằng hợp đồng chuyển nhượng phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy thì đối với hợp đồng mua bán và chuyển nhượng nhà ở xã hội thì thủ tục công chứng chứng thực là điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên khác với giao dịch mua bán nhà ở thông thường thì trong giao dịch chuyển nhượng nhà ở đặc biệt và nhà ở xã hội có một bên là tổ chức chuyên kinh doanh nhà ở hợp pháp thì pháp luật quy định việc công chứng chứng thực hợp đồng này do các bên thỏa thuận. Vì thế cho nên việc chuyển nhượng nhà ở xã hội hiện nay pháp luật không bắt buộc các bên phải tiến hành công chứng chứng thực thì hợp đồng mới có hiệu lực. Mặc dù vậy nhưng trên thực tế cần phải xem xét rằng nhà ở xã hội là một loại nhà ở đặc thù và có giá trị, nó cũng được coi là một loại bất động sản vì thế cho nên khi mua bán nhà ở nói chung hay nhà ở xã hội nói riêng thì các bên tham gia giao dịch cần phải đảm bảo các điều kiện nhất định cũng như cần tiến hành công chứng chứng thực để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên.
Các văn bản pháp luật có liên quan:
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;
Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Thông tư 09/2021/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}