Nhà ở xã hội được xem là chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, trong nhiều hợp, xuất hiện hiện tượng rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng. Vậy mức phạt đối với hành vi này được quy định ra sao?
1. Những đối tượng nào được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật?
Khi muốn mua nhà ở xã hội thì cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như: Điều kiện về thu nhập, về nơi cư trú… trong đó có điều kiện về chủ thể. Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020 thì những đối tượng được mua nhà ở xã hội bao gồm như sau:
– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng như liệt sĩ, chiến sĩ, thương binh bệnh binh…;
– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị theo quy định của Chính phủ;
– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, bởi có thể họ không có chỗ ở phù hợp với công việc;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
– Cán bộ, công chức và viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức hiện hành;
– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 81 của văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;
– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa; phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Ngoài ra, những đối tượng nêu trên còn phải đáp ứng được điều kiện đó là chưa có sở hữu bất kỳ căn nhà nào, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua bất cứ căn nhà ở xã hội nào khác và phải có đăng ký cư trú tại địa phương nơi có nhà ở xã hội. Điều kiện được pháp luật quy định tương đối chặc chẽ như vậy nhằm đảm bảo nhà ở xã hội sẽ tới được tay đúng những đối tượng có thu nhập thấp cần được hỗ trợ.
2. Mức phạt đối với việc rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng?
Rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng được coi là hành vi vi phạm pháp luật vì thế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Các mức xử phạt đối với việc rao bán nhà ở xã hội khi chưa đủ điều kiện được quy định tại Điều 64 của nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Theo đó tại Điều 64 Nghị định 16/2022/NĐ-CP của chính phủ thù mức xử phạt vi phạm quy định về quản lý giao dịch nhà ở với từng hành vi như sau:
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đối với hành vi bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng hoặc không đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đối với hành vi bên thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội bán, cho thuê lại, cho mượn nhà trong thời gian thuê, thuê mua hoặc bán lại nhà không đúng quy định.
đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 64 Nghị định 16/2022/NĐ-CP buộc thu hồi nhà ở xã hội và buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được xem là hình thức khắc phục hậu quả. Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý giao dịch nhà ở thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo khoản 3 Điều 4 Điều 64 Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
3. Rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng có bị thu hồi không?
Nhìn chung thì theo quy định của pháp luật, khi thực hiện hành vi vi phạm thì bên cạnh việc xử phạt được coi là hình thức chính thì sẽ phải áp dụng những hình phạt bổ sung đây chính là thu hồi đối tượng vi phạm và buộc khắc phục hậu quả hoặc trả lại hiện trạng như ban đầu. Đối với việc rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng thì, Đây là một hành vi trái với quy định của pháp luật về nhà ở. Bởi chủ đầu tư chỉ được phép bán nhà ở xã hội cho những đối tượng nhất định như người thu nhập thấp, người được xác định là hộ nghèo hoặc cận nghèo, hay những người có công với cách mạng… Đó được xác định là những đối tượng cần được hỗ trợ và ưu đãi. Vì thế những người sở hữu nhà ở xã hội hay những chủ đầu tư mà sử dụng nhà ở xã hội và mục đích trái với các quy định của pháp luật thì khi đó nhà nước sẽ tiến hành thu hồi bài đó được xác định là hành vi đi phạm trái với các nguyên tắc chung mà nhà nước đã ban hành. Đối với những người mà họ sử dụng nhà ở xã hội để phục vụ cho nhu cầu cá nhân vào những mục đích kinh doanh cho thuê dài hạn hoặc kể cả là cho thuê có lưu trú thì đều là những hành vi trái pháp luật. Khi đó thì đối với những giao dịch liên quan tới nhà ở xã hội có thể sẽ phát sinh những tổn thất và thiệt hại thực tế xảy ra.
Do đặc thù được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước, nên người mua nhà ở xã hội sẽ bị hạn chế quyền bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội thuộc sở hữu của mình. Người mua nhà chỉ được phép bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội cho người khác sau thời hạn là 5 năm kể từ ngày thành toán toàn bộ tiền mua nhà, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế, phí với nhà nước đối với các khoản thuế, phí đã được miễn trước đó. Đối với những người mua nhà mà muốn bán nhà trong thời hạn 5 năm kể từ ngày thanh toán thì chỉ được phép bán lại cho chủ đầu tư dự án, không được thực hiện giao dịch với các đối tượng khác. Pháp luật quy định là vậy, nhưng thực tế vẫn có rất nhiều người thực hiện những giao dịch mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội dưới các dạng giấy cam kết mua bán, giấy ủy quyền sử dụng….
Do đó đối với những hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở xã hội như vậy thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét để tiến hành xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm trong mua bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực xây dựng như kể trên thì các hành vi vi phạm về mua bán nhà ở xã hội với lý do không đúng đối tượng sẽ bị buộc thôi nhà ở xã hội do mục đích của nhà nước không đạt được đồng thời buộc phải hoàn trả bên mua và bên thuê mua số tiền mua bán theo như quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng:
Theo quy định tại Điều 174 văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2014 có quy định rằng, ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lí nhà nước về nhà ở trên địa phàn địa phương đó theo sự phân cấp của chính phủ, trong đó có nhà ở xã hội. Bởi việc giám sát kiểm tra và quản lý sử dụng nhà ở xã hội thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Cùng với sự phát triển về kinh tế thì ủy ban nhân dân cũng cần phải có những chính sách yêu đãi hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho những đối tượng khó khăn với nơi ở. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn diễn ra nhiều vi phạm ví dụ như đối tượng được mua bán nhà ở xã hội chưa đúng quy định pháp luật, hay việc lập dự toán theo phương án tính giá bán của chủ đầu tư dự án về nhà ở xã hội chưa đúng, hay đơn cử là việc sử dụng căn hộ nhỏ xã hội không đúng mục đích ban đầu… vì thế đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở do đó cần phải kịp thời chấn chỉnh cũng như khắc phục các tồn tại bất cập để tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhà ở xã hội tránh những tình trạng lạm dụng chính sách hỗ trợ ưu đãi của nhà nước. Do đó cho nên ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố sẽ tiến hành cho kiểm tra giám sát quản lý sử dụng nhà ở xã hội trong địa phương của mình theo đúng quy định của pháp luật, Đặc biệt là cần tập trung vào nội dung xét duyệt các đối tượng được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn mà ủy ban nhân dân đó quản lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Đất đai năm 2013;
Văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;
Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.