Công tác thu hồi đất để
phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế xã hội
vẫn còn tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Câu hỏi được nhiều người quan tâm trong lĩnh vực này là: Thu hồi đất công ích của xã, phường thì được hỗ trợ thế nào?
1. Đất công ích của xã, phường được hiểu như thế nào?
Ngày trước, theo tinh thần của Luật Đất đai cũ, thì việc để lại một quỹ đất không vượt quá 5% quỹ đất nông nghiệp ở một địa phương nhất định để sử dụng cho nhu cầu công ích của các địa phương được xem là quy định lần đầu tiên được đề cập trong Điều 45 của Luật đất đai. Sau một quãng thời gian dài thực hiện các quy định của pháp luật đất đai cũ về việc để lại quỹ đất công ích 5% cho xã, phường, thị trấn những địa phương có đất công ích đã giải quyết tốt việc cải tạo và chỉnh trang cơ sở hạ tầng nông thôn làm đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở trong việc xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục,thể dục thể thao ở nông thôn.
Còn hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành đang có hiệu lực, thì đất công ích xã phường là khái niệm được hiểu là quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích mà không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Đồng thời, việc lập quỹ đất công ích ở xã, phường và thị trấn này được căn cứ dựa trên quỹ đất cũng như nhu cầu của địa phương mà mỗi xã, phường, thị trấn sẽ được lập quỹ đất công ích theo quy định của pháp luật .
Bên cạnh đó, đối với những nơi tồn tại một quỹ đất nông nghiệp nhằm sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì đối với phần diện tích ngoài mức 5% sẽ được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương, hoặc giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trực tiếp nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
2. Các khoản hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn:
Thứ nhất, khi nhà nước thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn thì việc hỗ trợ trên thực tế được thực hiện như sau:
Điều 24 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, quy định trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ. Theo đó, mức hỗ trợ cao nhất có thể bằng mức bồi thường; mức hỗ trợ cụ thể thì sẽ do ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Tuy nhiên, về mức hỗ trợ cao nhất khi nhà nước thu hồi đất công ích xã, phường và thị trấn, thì Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Điều 26 cũng quy định rất rõ, rằng trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; đối với mức hỗ trợ được xác định bằng 75% mức bồi thường về đất.
Đối với tiền hỗ trợ thì được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của ngân sách cấp xã. và tiền hỗ trợ này chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Thứ hai, việc thực hiện các khoản hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi nhà nước tiến hành thu hồi đất được quy định trong pháp luật đất đai, cụ thể như sau:
Điều 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, quy định ngoài các khoản hỗ trợ quy định tại các Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, thì căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương đó, mà chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định các biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm sao cho người bị thu hồi có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với người có đất thu hồi. Cụ thể là:
– Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất thuộc đối tượng nói trên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định theo Luật Đất đai năm 2013.
– Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông trường, lâm trường thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Thẩm quyền thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn:
Ngoài ra, căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013 hiện hành thì, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có bất động sản tọa lạc, cụ thể ở đây là đất công ích, chính cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu hồi đất công ích của xã, phường và thị trấn.
Ngoài ra, xét về bản chất của đất công ích xã, phường mang những đặc điểm cơ bản như sau:
– Đất công ích thuộc quỹ đất nông nghiệp của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
– Chủ thể lập ra đất công ích này là ủy ban nhân dân cấp xã, phần diện tích đất công ích tại xã, phường, thị trấn không vượt quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm cũng như đất nuôi trồng thủy sản tại địa phương đó;
– Nguồn của quỹ đất công ích này cũng được tạo thành do tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp cho Nhà nước hoặc nguồn quỹ đất công ích này được bổ sung bằng diện tích đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi;
– Loại đất công ích xã phường này được sử dụng vào mục đích công ích như xây dựng các công trình thể dục thể thao, giải trí vui chơi công cộng, hoặc xây dựng khu y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa cho địa phương, xây dựng nhà tình nghĩa….
Xuất phát điểm là một loại đất sử dụng cho mục đích công ích công cộng nên đất này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, vì thế đất công ích hoàn toàn có thể bị thu hồi nếu thuộc vào một trong các trường hợp luật định, cụ thể là Nhà nước thu hồi đất trong những trường hợp như sau:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, như xây dựng cầu, đường, trạm cao áp….;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, ví dụ như không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, không sử dụng đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật…;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, ví dụ như người sử sở hữu mảnh đất tự nguyện trao trả lại đất cho nhà nước do không còn nhu cầu sử dụng…
Như vậy, nói tóm lại khi xét về thẩm quyền, thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất chính là cơ quan nahf nước có thẩm quyền thu hồi loại đất trên.
4. Giá đất để tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn:
Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi do ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của chính phủ. Theo đó thì pháp luật không thừa nhận giá đất được chuyển mục đích sử dụng đất sau khi thu hồi làm căn cứ tính bồi thường. Nguyên tắc này xét về mặt lý thuyết là hợp lý bởi vì việc bồi thường phải thực hiện trên cơ sở thiệt hại thực tế tại thời điểm bị thu hồi đất. Thế nhưng trên thực tế người bị thu hồi đất không được nhận tiền bồi thường ngay tại thời điểm có quyết định thu hồi ba tại sau một thời gian có khi từ 3 đến 5 năm kể từ ngày này, do việc thực hiện những quy trình thủ tục. Trong khi đó thì giá đất trên thị trường luôn biến động theo xu hướng tăng lên. Chính vì vậy sự khác biệt giữa giá đất mà người dân được bồi thường và giá đất mà trên thực tế họ sử dụng có sự chênh lệch rất lớn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.