Lấn chiếm đất là hành vi trái quy định của pháp luật đất đai. Vậy theo quy định hiện nay, trường hợp nào đất được xác định là đất lấn chiếm?
1. Trường hợp nào đất được xác định là đất lấn chiếm?
Hành vi vi phạm pháp luật đất đai rất phong phú. Ở mỗi giai đoạn xã hội khác nhau thì pháp luật quy định các loại hành vi bị coi là vi phạm pháp luật đất đai khác nhau. Theo quy định tại điều năm Luật Đất đai 1987 thì các hành vi bị nghiêm cấm khá đơn giản bao gồm: việc mua bán lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp đất có rừng vào mục đích khác hoặc làm hủy hoại đất đai. Cũng về hành vi vi phạm pháp luật đất đai thì điều sáu luật đất đai 1993 cũng quy định rằng: nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai hoặc chuyển quyền sử dụng đất trái phép. Đến Luật Đất đai năm 2003 thì các hành vi nghiêm cấm đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 15. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện luật đất đai 2003 bộc lộ nhiều nội dung không còn phù hợp. Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
– Lấn, chiếm hủy hoại đất đai;
– Vi phạm quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã công bố;
– Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích;
– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất…
Vì thế, đối với hành vi lấn, chiếm đất đơn thuần sẽ được hiểu là hành vi của cá nhân tổ chức khi không được sự đồng ý cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà tự tiện lấn chiếm đất đai khi không thuộc quyền sở hữu của mình, hoặc việc các chủ thể này được nhà nước giao, cho thuê đất nhưng nay đã hết thời hạn giao hoặc cho thuê đất, sau đó cũng không được nhà nước gia hạn sử dụng, các chủ thể kia cũng không thực hiện nghĩa vụ trả lại đất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây được coi là hành vi bị cám của pháp luật đất đai, quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2013 hiện hành.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định số 04/2022/NĐ-CP) thì hành vi lấn chiếm đất đai được gộp bởi hai hành vi, đó là lấn đất và chiếm đất.
Thứ nhất, lấn đất được xác định bao gồm các hành vi sau:
– Người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới khi không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người sử dụng đất chuyển dịch ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cho phép;
– Người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc chuyển dịch ranh giới đất khi không được sự đồng ý của người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Thứ hai, chiếm đất được xác định bao gồm các hành vi sau:
– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cho phép;
– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
– Việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do được cơ quan nhà nước tạm giam hoặc mượn đất nhưng đã hết thời hạn giao mượn đất mà không trả lại đất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp được nhà nước giao đất cho thuê đất nhưng đã hết thời hạn giao đất cho thuê đất mà không được nhà nước gia hạn sử dụng hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất cho thuê đất theo quy định của thủ tục về đất đai;
– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy tóm lại thì, lấn đất là hành vi có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích được quy định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Còn chiếm đất thường là những hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng.
2. Lấn chiếm đất có bị xử phạt vi phạm hành không?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Đất đai 2013 nêu rõ, hành vi lấn chiếm đất đai là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, việc lấn chiếm đất của người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 nghị định số 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, diện tích, khu vực và người thực hiện hành vi. Cụ thể:
Diện tích lấn chiếm |
Mức phạt tiền |
|
Khu vực nông thôn |
Khu vực đô thị |
|
Lấn, chiếm đất chưa sử dụng |
||
Dưới 0,05 héc ta |
02 – 03 triệu đồng |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
03 – 05 triệu đồng |
|
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
05 – 15 triệu đồng |
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
15 – 30 triệu đồng |
|
Từ 01 héc ta trở lên |
30 – 70 triệu đồng |
|
Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất |
||
Dưới 0,05 héc ta |
03 – 05 triệu đồng |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
05 – 10 triệu đồng |
|
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
10 – 30 triệu đồng |
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
30 – 50 triệu đồng |
|
Từ 01 héc ta trở lên |
50 – 120 triệu đồng |
|
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất |
||
Dưới 0,02 héc ta |
03 – 05 triệu đồng |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta |
05 – 07 triệu đồng |
|
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
07 – 15 triệu đồng |
|
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
15 – 40 triệu đồng |
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
40 – 60 triệu đồng |
|
Từ 01 héc ta trở lên |
60 – 150 triệu đồng |
|
Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp |
||
Dưới 0,05 héc ta |
10 – 20 triệu đồng |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; |
20 – 40 triệu đồng |
|
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
40 – 100 triệu đồng |
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
100 – 200 triệu đồng |
|
Từ 01 héc ta trở lên. |
200 – 500 triệu đồng |
3. Các biện pháp buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi lấn, chiếm đất:
Do ý nghĩa và vai trò quan trọng của đất đai đối với đời sống xã hội và phát triển kinh tế nên vi phạm pháp luật đất đai thường gây ra tổn thất lớn về kinh tế và có những tác động tiêu cực tới đời sống xã hội. Như vậy đối với hành vi lấn chiếm đất thì ngoài mức tiền phạt và biện pháp khắc phục hậu quả tình trạng ban đầu, bao gồm:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi pphạm trước khi thực hiện hành vi lấn chiếm đất;
– Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất;
– Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đất đai kể trên.
4. Hành vi lấn chiếm đất có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Ngoài ra, hành vi lấn chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 228 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt của tội vi phạm các quy định về xử lý đất đai. Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai là hành vi lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai. Hành vi khách quan của người phạm tội theo Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 2015 là hành vi lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai.
Theo quy định của pháp luật hình sự thì người phạm tội có thể thực hiện các hành vi: Lấn chiếm đất đai – từ ghép bao gồm hai hành vi, lấn và chiếm như đã phân tích ở trên.
Đối với tội vi phạm Điều 228, hậu quả được xá định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hậu quả chưa nghiêm trọng, thì chủ thể thực hiện phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hậu quả nghiêm trọng được xác định là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
Luật Đất đai năm 2013;
Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/1/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.