Tù chung thân vượt ngục có bị kết án tử hình? [Chi tiết 2023]

Tù chung thân vượt ngục có bị kết án tử hình? Theo pháp luật hình sự nước ta,  tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình là các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất đối với người phạm tội theo hướng dẫn của Bộ luật Hình sự. Chính vì vậy, để nghiên cứu thêm về vấn đề này, mời các bạn cùng đọc nội dung trình bày sau đây của chúng tôi !. 

1.Quy định của pháp luật về Tù chung thân 

Theo Điều 39 Bộ luật Hình sự 2015 thì tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Và hình phạt tù chung thân không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Thực tiễn, hình phạt tù chung thân áp dụng với các trường hợp xét thấy áp dụng tù có thời hạn thì vẫn còn nhẹ nhưng chưa đến mức phải tử hình.

Được quy định là hình phạt tù không thời hạn, nên nhiều người vẫn lầm tưởng nếu bị tù chung thân sẽ ở tù suốt đời. Tuy nhiên, người bị án phạt tù chung thân có thể không phải đi tù suốt đời nếu cải tạo tốt.

Theo nội dung của Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án phạt tù chung thân có thể được Tòa án quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo đề nghị của đơn vị thi hành án hình sự có thẩm quyền khi đã chấp hành án tù được một thời gian nhất định, phạm nhân đồng thời phải:

– Có nhiều tiến bộ

– Đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.

– Đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 12 năm.

Người bị áp dụng hình phạt tù chung thân có thể được giảm án nhiều lần, lần đầu có thể được giảm xuống 30 năm tù. Tuy nhiên, dù được giảm nhiều lần vẫn phải bảo đảm thời gian thực tiễn chấp hành hình phạt là 20 năm.

Mặt khác, nếu người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội phạm phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành hình phạt được 15 năm. Với trường hợp này, dù có được giảm nhiều lần thì phạm nhân vẫn phải bảo đảm thời gian thực tiễn chấp hành án phạt là 25 năm.

Vì vậy, khi bị án tù chung thân, phạm nhân có thể được giảm án xuống khi đáp ứng được các điều kiện theo hướng dẫn. Tuy nhiên, phạm nhân vẫn phải chấp hành đủ 20 hoặc 25 năm tù thì mới được về đoàn tụ với gia đình.

Có thể thấy, người bị kết án tù chung thân phải chấp hành tối thiểu 20 – 25 năm tù. 

2. Quy định của pháp luật về Tội vượt ngục 

Đối với hành vi vượt ngục (trốn khỏi nơi giam giữ), chúng ta phải xét đến tính mục đích của họ để xác định đúng tội danh và hình phạt tương ứng. 

Thứ nhất, nếu họ đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, theo điều 386 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc dùng vũ lực đối với người canh gác, áp giải sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Thứ hai, nếu họ với mục đích chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân theo điều 119 Bộ luật Hình sự.

Nếu hành vi bỏ trốn được xác định phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, mức phạt từ 3 năm đến 10 năm tù; trường hợp chuẩn bị phạm tội thì bị phạt 1-5 năm tù.

Theo Luật Thi hành án hình sự 2019, tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải là hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự (khoản 1 Điều 10)

Hiện hành, pháp luật hình sự đã quy định rõ trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn khỏi nơi giam giữ.

Căn cứ, tại Điều 386 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có quy định về Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử như sau: 

– Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Có tổ chức.

+ Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.

Vì vậy, vượt ngục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 10 năm tù.

3.Tù chung thân có thể được đặc xá đúng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 thì:”  Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.”

Điều đó có nghĩa, người bị kết án tù chung thân có thể được đặc xá nhân dịp sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước. Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích và vẫn ghi có tiền án trong lý lịch tư pháp.

Để được đặc xá, phạm nhân phải có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước và đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá:

– Có tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt, được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt

– Đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đã chấp hành án phạt ít nhất là 14 năm.

– Đối với trường bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn về tội phá hoại các chính sách kinh tế – xã hội; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe… thì phải chấp hành án phạt ít nhất 17 năm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com