Văn khấn cúng Giếng đêm giao thừa, đầu năm và cuối năm

Văn khấn cúng giếng đêm giao thừa là một nghi thức truyền thống trong văn hóa dân gian Việt Nam. Dưới đây là một số văn khấn mẫu chuẩn bạn có thể tham khảo!

1. Bài khấn cúng giếng giao thừa và đầu năm:

Ngoài Lễ Hóa vàng ngày mùng 3 còn có 3 lễ cúng, đó là cúng Tết Nhà, Tết Vườn và Tết Giếng. Lễ này thường gặp ở nông thôn có giếng tự đào lấy nước, có sân vườn trồng cây ăn trái…Theo tập tục chiều 30, người ta lo múc nước đổ đầy lu, đầy ghè để dự trữ. Cúng xong, đốt giấy vàng bạc và bỏ 3 đồng tiền xuống giếng mới được múc nước dùng. Lấy nước giếng đúng vào giờ khắc thiêng liêng của đêm giao thừa là tập tục bao đời của người dân Việt Nam với mong muốn cuộc sống sum vầy ấm no. Mỗi năm vào đêm 30, tục lấy nước kéo dài chỉ nửa tiếng từ thời khắc giao thừa, lấy nước xong, làm lễ ở bàn thờ giếng rồi mọi người lại về nhà làm lễ tiếp. Mỗi gia đình chỉ có một người đại diện đi xin nước ở giếng.

1.1. Văn khấn giếng giao thừa:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy thành Hoàng làng …………….,

Con kính lạy thần Giếng ngụ tại làng ……..

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là………………………

Ngụ tại…………………………

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm…………

Ngày đầu xuân năm mới, tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần, Các vị thần linh ngụ tại Giếng Làng ………………….

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

2.2. Văn khấn Giếng đầu năm – Mẫu 01:

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát

Hôm nay ngày…. tháng…. năm Nhâm Dần, khoảnh khắc giao thừa bước sang năm mới.

Con là …………,

Ngụ tại thôn…xã/phường….huyện/quận….tỉnh

Nhân dịp giờ phút thiêng liêng, chuyển giao năm mới và năm cũ, con đến trước Giếng làng …………, có chút lễ mỏng lòng thành, tiền vàng sớ trạng xin được cúng tạ chư thần, lãng vãng hà bá ở trong giếng này đã phù hộ, ban phước lành cho gia đình con suốt thời gian qua.

Con là người trần mắt thịt, tội có lỗi có, ăn chưa sạch, bạch chưa thông, không biết cúng cấp, nhưng nguyện một lòng thành, có tấm lòng từ bi, cầu xin chư vị quý Ngài, độ cho con được nước trong hoài hoài.

Cầu xin chư vị quý Ngài chứng giám lòng thành cùng lễ mọn cúng cấp chư vị thành tâm bái tạ, thụ hưởng lễ vật, phù trì con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

A di đà phật

A di đà phật

A di đà phật

2.3. Bài cúng tạ giếng đầu năm- Mẫu 02:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần.

Con kính lạy Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ Thần Quân

Con kính lạy thành Hoàng làng tại…….

Con kính lạy thần Giếng ngụ tại làng………

Con kính lạy các vị Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch, Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này

Con kính lạy các vị Tiền chủ Hậu chủ Ngụ tại trong khu vực này.

Hôm nay là ngày 30 Tháng Chạp Năm Nhâm Dần (Nếu cúng trước 12h đêm).
Nếu cúng sau giao thừa thì là Hôm nay là ngày mùng Một Tháng Giêng Năm Quý Mão, ngày đầu xuân năm mới.

Tín chủ con là……………

Ngụ tại thôn…… xã……. huyện……. tỉnh

Chúng con thành tâm sửa biện hương, hoa, trà quả, xôi, giò, rượu, gà và các thứ cúng dâng bày lên trước án. Con thành tâm kính mời ngài: Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ Thần Quân, Thành Hoàng làng, thần Giếng, các vị Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch, Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này về chứng giám lòng thành, thụ hưởng hương hoa lễ vật

Con lại thành tâm kính mời các vị Tiền chủ, hậu chủ ngụ tại trong khu vực này về thụ hưởng hương hoa lễ vật.

Nhân dịp giờ phút thiêng liêng, chuyển giao năm mới và năm cũ, con đến trước Giếng làng …………, có chút lễ mỏng lòng thành, tiền vàng sớ trạng xin được cúng tạ chư thần, lãng vãng hà bá ở trong giếng này đã phù hộ, ban phước lành cho gia đình con suốt thời gian qua.

Chúng con là những người trần mắt thịt, trong việc thờ cúng có điều gì chưa được chu toàn kính mong các ngài lượng thứ. Lễ bạc tâm thành cúi xin chứng giám. Khẩn cáo

Con Nam Mô A Di Đà Phật (vái)

Con Nam Mô A Di Đà Phật (vái)

Con Nam Mô A Di Đà Phật (vái)

3. Sắm lễ cúng giao thừa ngoài trời:

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kỳ như mâm cúng Giao thừa trong nhà nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng, chu toàn. Về cơ bản, sắm lễ giao thừa ngoài trời bao gồm:

– Mâm ngũ quả: xoài, đu đủ, táo,… tùy gia chủ

– Ba hoặc năm nén hương

– Một bình hoa: hoa cúc, hoa dơn, hoa ly,…

– Tiền mã

– Đèn dầu hoặc nến

– Trầu cau

– 1 bát muối và 1 bát gạo

– 1 chén rượu và 1 chén nước. Có thể thêm bia và lon nước ngọt tùy vào điều kiện và văn hóa từng gia đình

– Mũ giấy cánh chuồn

– Đồ mặn: 1 mâm cỗ gồm gà trống luộc có gắn một bông hồng đỏ ở mỏ hoặc 1 đĩa giò lụa.

– Đồ chay: bánh chưng (bánh tét), xôi gấc, phẩm oản… Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay.

Khi cúng Giao thừa ngoài trời, gia chủ nên quay mặt về phía Đông Bắc (hướng Bắc để cúng Thượng Đế hướng Đông để cúng Thiên Tử là vua) hoặc hướng chính Nam. Khi bày lễ gia chủ nên cắm hương trên bát gạo, đặt hai ngọn nến hoặc đèn ở hai bên, rắc muối và rót rượu xung quanh để trừ tà, trừ tịch vào nhà.

Lễ vật được trưng bày trên bàn và được đặt sang trọng ở trước cửa nhà. Nếu như sống ở chung cư, thì gia chủ đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở. Khi thời khắc giao thừa đến, gia chủ bắt đầu thắp đèn, hoặc nến, hoặc hương rót rượu và thành kính khấn vái. Khi thắp hương, gia chủ nên cắm cây hương vào bát gạo hoặc cơm trắng và cắm thẳng, không được cắm nghiêng. Sau đó đọc bài văn khấn giao thừa ngoài trời.

Văn khấn gia chủ có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.

4. Nguồn gốc của lễ cúng giao thừa:

Lễ cúng đêm giao thừa là một truyền thống quan trọng trong nền văn hóa của người Việt Nam. Người Việt tin rằng đêm 30 Tết là thời điểm quan trọng để tôn vinh tổ tiên và cầu nguyện cho một năm mới may mắn và thành công.

Nguyên tắc của lễ cúng đêm 30 Tết bắt đầu từ việc chuẩn bị bàn thờ tổ tiên. Đây là bàn thờ được trang trí đẹp mắt với những đèn lồng, hoa quả, bánh chưng, bánh tét và các món ăn truyền thống khác. Đèn lồng và những vật phẩm trên bàn thờ được coi là cầu nối giữa thế gian và thần linh.

Trong lễ cúng, người tham gia sẽ đốt nhang, các loại hương và thắp các cây nến. Họ cầu nguyện, tôn vinh tổ tiên và mong muốn nhận được sự bình an, sức khỏe, may mắn và thành công trong năm mới. Ngoài ra, người tham gia còn dâng các món ăn, rượu và hoa quả lên bàn thờ để chiêu đãi tổ tiên.

5. Ý nghĩa cúng giao thừa ngoài trời cuối năm:

Lễ giao thừa sẽ được bắt đầu vào thời khắc khi kết thúc năm cũ và chào đón năm mới, được xem như tạm biệt những vị thần năm cũ và chào đón những vị thần mới xuống hạ giới cai quản công việc. Vậy nên ý nghĩa cúng giao thừa là mong cầu các ngài và tổ tiên trên cao phù hộ độ trì, chứng giám cho gia đình được đón một năm mới bình an, hạnh phúc, may mắn, vạn sự an yên.

Mỗi năm thì hạ giới sẽ có một vị quan Hành khiển cai trị khác nhau. Và thời khắc giao thừa chính là lúc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển. Do vậy, người dân mới làm mâm cỗ cúng vào đêm giao thừa. Khi cúng giao thừa bao giờ cũng phải chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời trước, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an sau đó mới vào lễ trong nhà. Vì theo quan niệm của dân gian, cao nhất là trời phật rồi mới đến ông bà, tổ tiên nhà mình. Lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ được cử hành khi kết thúc giờ Hợi ngày 30, sang giờ Tý mở đầu ngày mồng Một Tết, tức là khoảng từ 12 giờ đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com