Xây nhà trên đất ao có tốt không? Nền móng và phong thủy?

Việc xây dựng nhà trên đất ao thì trước tiên là không đúng với quy định của pháp luật, thứ hai là khi xây dựng nhà trên đất ao sẽ gặp rất nhiều khó khăn về việc đào móng, xây dựng và vấn đề phong thuỷ cũng không được tốt.

1. Xây nhà trên đất ao có tốt không?

1.1. Xây nhà trên đất ao có tốt không?

Như chúng ta đã biết thì hông thường nhà ở sẽ được xây dựng trên những khu đất thổ cư, đất thịt có kết cấu vững chãi để đảm bảo ngôi nhà có nền móng chắc, tránh các tác động về mặt vật lý gây hư tổn cho công trình khi vào ở.

Tuy nhiên, trên thực tếcũng không ít trường hợp phải xây nhà trên đất ruộng, đất ao, đất bồi… Việc xây dựng nhà trên đất ao thì trước tiên là không đúng với quy định của pháp luật, bởi pháp luật chỉ cho phép xây dựng nhà trên đất ở. Nên nếu khi xây dựng nhà ở trên đất ao mà không xin phép thì chắc chắn sẽ bị xử phạt và yêu cầu tháo dỡ công trình. Thứ hai là khi xây dựng nhà trên đất ao sẽ gặp rất nhiều khó khăn về việc đào móng, xây dựng. Theo đó với những loại đất này, bắt buộc phải sử dụng những biện pháp xử lý gia cố nền để giúp nền móng vững chắc như: đóng cọc tre hoặc cừ tràm gia cố nền; thay thế toàn bộ lớp yếu bên trên bằng lớp đệm cát, thay đổi độ sâu chôn móng, thay đổi hình dạng hay kích thước móng hay phương pháp sử dụng móng cọc… Do đó, chỉ khi không có đất ở thì người dân mới xây dựng nhà trên đất ao.

1.2. Những điều lưu ý khi xây nhà trên nền đất ao?

Như đã nêu ở phần mục trên, việc xay dựng nhà trên đất ao là không nên, bởi nó sẽ có nhiều rủi ro. Theo đó, nếu xác định xây dựng nhà trên đất ao, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

Thứ nhất, xây nhà trên đất ao dễ bị vấn đề nứt, lún. Đất ao, hồ, có nền đất yếu nên dễ xảy ra hiện tượng nứt, lún. Vì thế, khi xây nhà trên loại đất này, bạn cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng nứt, lún, cần tính toán và áp dụng các giải pháp phòng tránh ngay từ đầu.

Thứ hai, cần phải khảo sát địa chất. Trước khi xây dựng nhà trên đất ao cần phải  khảo sát địa chất khu đất để xác định các tầng địa chất, đánh giá độ ổn định của đất nền. Sau đó, dựa và số liệu khảo sát địa chất thực tế, họ sẽ tính toán tải trọng và đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp như cọc tre, cọc cừ tràm, cọc bê tông cốt thép…

Thứ ba, lưu ý về chất lượng vật liệu làm móng. Theo đó thì vật liệu làm móng phải được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo độ vững chắc của móng.

Thứ tư, cần lưu ý lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công giỏi bởi họ là những người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Đối với việc xây nhà trên nền đất ao, hồ, đất mượn, việc chọn đơn vị thiết kế, thi công lại càng quan trọng bởi bạn không thể tự mình khảo sát, làm móng xây nhà trên nền đất yếu được và việc thi công có thể không đảm bảo. Theo đó thì khi xây dựng nhà trên đất ao bạn nên lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công uy tín, lựa chọn các kiến  trúc sư, kỹ sư tư vấn có chuyên môn và trải nghiệm thực tế để tư vấn và đưa ra giải pháp thi công tối ưu nhất.

2. Nền móng và phong thủy khi xây nhà trên đất ao?

Xét về mặt phong thủy thì ngôi nhà nằm trên bãi sình lầy sẽ khó có được sinh khí tốt. Lấp đất lên ao, hồ, đầm, vũng hoặc vùng trũng thấp hơn hẳn khu đất xung quanh, phần đất ruộng bên dưới là bùn nhão, đất ao sau đó bồi thêm đất… nền móng ngôi nhà sẽ không có khí sạch, khí tốt, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gia đạo, nhân đinh…

Tóm lại, về mặt phong thủy thì xây dựng nhà trên đất ao là tốt, tuy nhiên trước khi sử dụng các biện pháp gia cố nền, nghi thức động thổ, gia chủ cần đặc biệt chú ý xử lý các uế khí, tạp khí trên bề mặt ao, ruộng…

Sau nghi thức, nghi lễ xin dọn dẹp mặt bằng gia chủ cần làm sạch uế khí, tạp khí trên phần đất xây nhà. Theo đó, nếu ao, hồ, ruộng nông thì cần vét sạch lớp bùn nhão, đất đen, rác trên bề mặt;  vét đến tầng đất thịt, hoặc phần đất sét bỏ đi. Còn nếu ao quá sâu không thể vét sạch lớp bùn nhão bên dưới thì có thể dùng đá thạch anh để tẩy uế. Theo đó, cần rải một lớp mỏng thạch anh, sau đó rải thêm một lớp bột trừ tà khai vận, thêm một lớp thạch anh bên trên rồi mới ép cọc. Thạch anh có thể sử dụng loại thạch anh vụn, không cần đánh bóng để giảm thiểu chi phí.

Sau khi vét sạch các lớp bùn nhão trên bề mặt, gia chủ không cần lấp đất bằng để động thổ mà có thể thực hiện luôn. Việc vét sạch bùn nhão trên bề mặt cũng giúp phần nền móng nhà tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – mang dương khí mạnh, giúp tẩy trừ các tạp khí ở khu đất xây nhà. Phần đất cần làm sạch là phần sẽ xây ngôi nhà bên trên. Khu vực xung quanh có thể không cần nạo vét nếu khu ao hồ rộng và lập làm vườn.

Cuối cùng là sau khi làm sạch khu vực nền móng, nên nhờ chuyên gia phong thủy, người có kinh nghiệm tiến hành hoàn long, bồi khí và làm nghi thức động thổ.

3. Các giải pháp làm móng trên nền đất ao:

Như chúng ta đã biết thì nền đất ao, hồ, thường yếu, dễ lún. Vì thế, bạn cần áp dụng các giải pháp sau để tăng độ bền chắc cho móng và giúp căn nhà đứng vững trên loại nền đất này. Theo đó, các giải pháp cụ thể như sau:

Một là, lựa chọn chiều sâu chôn móng. Theo đó, thay đổi chiều sâu chôn móng là giải pháp phổ biến và thường được áp dụng nhiều nhất để tăng độ vững chắc của móng trên nền đất ao bởi chiều sâu chôn móng tăng sẽ làm sức chịu tải của nền tăng và độ lún của móng giảm, làm móng vững chắc hơn. Nếu tăng chiều sâu chôn móng thì móng có thể được đặt ở các tầng đất cứng nên vững chắc hơn khi đặt ở các tầng đất trên.

Hai là, lựa chọn hình dạng và kích thước móng. Diện tích của đáy móng tỷ lệ nghịch với áp lực và độ lún. Vì thế, nếu bạn thay đổi hình dạng, kích thước và tăng diện tích của đáy móng thì áp lực tác dụng lên mặt nền sẽ giảm và độ lún cũng giảm.

Ba là, phải áp dụng loại móng phù hợp. Tùy theo điều kiện địa chất của khu đất mà bạn có thể thay đổi, lựa chọn loại móng phù hợp: Dùng móng băng thay thế cho móng đơn, móng bè thay thế cho móng cốc và móng băng có thể giao thoa.

Bốn là, tăng cường độ cứng của móng. Độ cứng của móng càng lớn thì độ lún và độ biến dạng càng nhỏ.Giải pháp tăng độ cứng của móng bằng cách tăng bề dày móng, độ cứng kết cấu bên trên, cốt thép dọc chịu lực và bố trí các sườn tăng cường.

Năm là, gia cố bằng cọc tre, cừ tram. Dùng cọc tre, cừ tràm sẽ giúp tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún của móng. Khi dùng phương pháp này, thực tế cho thấy cứ 1m2 móng sẽ cần 25 cọc tre hoặc cọc tràm. Gia cố bằng cọc tre, cừ tràm là giải pháp truyền thống, đã có từ lâu đời, khi công nghệ chưa phát triển và chỉ được sử dụng cho các ngôi nhà có trọng tải nhỏ.

Sáu là, sử dụng móng cọc. Đây là một phương án an toàn và móng cọc rất hợp với những nơi có địa hình phức tạp.. Móng cọc thường gồm hai phần là đài móng và cọc. Móng cọc sẽ giúp truyền trọng lực ở phía trên xuống lớp đất nền phía dưới để ngôi nhà vững chắc hơn.

Bảy là, khi thi công móng cọc trên nền đất ao, hồ, đất mượn… bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công và cọc, máy ép cọc

Theo đó thì cần chuẩn bị đầy đủ số lượng cọc dựa trên tải trọng truyền vào đầu cột và chiều sâu chôn móng. Sau đó, xếp cọc ngoài khu vực ép cọc bê tôngchọn máy ép cọc có lực ép lớn hơn 15% tải trọng động (tải trọng dồn lên đầu cọc khi thi công) nghĩa là máy ép cọc phải ≥ 75T

Bước 2: Ép cọc bê tông cốt thép theo trình tự

Cụ thể là : Ép đoạn cọc đầu tiên. Sau đó ép cọc đến độ sâu thiết kế. Ép âm cọc. Tiếp là ép cọc ở vị trí tiếp theo. Sau khi ép xong 1 móng, chuyển khung ép đến móng thứ hai. Sau khi ép cọc xong, chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất phải nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất được quy định trong thiết kế.

Bước 3: Gia công cốt thép

Theo đó, ở bước này cần phải cắt và uốn cốt thép theo đúng chủng loại, số lượng của bảng thiết kế

Bước 4: Lắp dựng cốt pha.

Bước 5: Đổ bê tông móng

Đầu tiên là phải đổ bê tông phần lót móng sau đó mới đến đổ bê tông phần móng

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com