Để đảm bảo an toàn các thiết bị hàn hơi trong quá trình sử dụng cần đáp ứng điều kiện gì? 2023

Công việc cụ thể của tôi liên quan đến vấn đề hàn hơi. Luật sư cho tôi hỏi, trong quá trình sử dụng các thiết bị han khí (hàn hơi) được đảm bảo an toàn phải đáp ứng những điều kiện gì?

Câu hỏi: 

Tôi là Hoàng Trung Công. Năm nay 25 tuổi. Tôi đang làm cho một công ty, điều kiện làm việc là ở trong hầm mỏ. Công việc cụ thể của tôi liên quan đến vấn đề hàn khí. Công việc này khá đặc biệt và nguy hiểm. Vì tôi mới vào làm nên cũng chưa thành thạo và sử dụng các thiết bị rất khó mặc dù tôi đã được đào tạo 1 tháng rồi. Luật sư cho tôi hỏi, trong quá trình sử dụng các thiết bị han khí (hàn hơi) được đảm bảo an toàn phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật LVN Group. Vơi câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thiết bị hàn hơi là những thiết bị và các phụ kiện kèm theo để phục vụ cho công việc hàn hơi, bao gm: bình sinh khí acetylen, các chai chứa khí dùng trong công việc hàn hơi và các thiết bị hàn, cắt kim loại.

Khi sử dụng các thiết bị này phải hết sức cẩn thận và để đảm an toàn phải đáp ứng các điều kiện sau:

–  Chỉ sử dụng những thiết bị hàn hơi đã được chứng nhận hợp quy và ghi nhãn theo quy định hiện hành.

–  Các thiết bị hàn hơi phải được vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các quy định hiện hành.

–  Việc đảm bảo an toàn các thiết bhàn hơi phải tuân thủ các quy định tại mục 2 (quy định về kỹ thuật) của Quy chuẩn này.

–  Ngoài ra phải tuân theo những quy định cụ thể sau:

+  Người sử dụng có trách nhiệm sử dụng an toàn chai và khí chứa trong chai (oxy, axetylen, PLG), trả lại cho người sản xuất khí hoặc người cung cấp các chai trong trạng thái an toàn như khi nhận chai. Người sử dụng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây liên quan đến các chai chứa và các phụ kiện của chúng.

+  Chỉ những người được đào tạo do người chủ sở hữu chai ủy quyền và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mới được bảo dưỡng chai và các phụ kiện của chúng.

+  Người sử dụng không được tháo hoặc thay đổi nhãn ghi trên chai. Chỉ người chủ shữu chai mới được tháo hoặc thay đổi nhãn ghi trên chai.

+  Người sử dụng không được xóa hoặc tháo các dấu hiệu của người sản xuất chai để nhận biết khí chứa trong chai; không được sơn lại chai chứa; không được bổ sung nhãn hoặc dấu hiệu. Người sử dụng chỉ được sử dụng dấu hiệu của chai để nhận biết khí chứa trong chai.

+  Người sử dụng không được sửa đổi, thay đổi, cản trở, tháo ra hoặc sửa chữa bất kỳ bộ phận nào của chai, kể cả cơ cấu giảm áp và van chai, các phụ kiện khác hoặc vòng kiểm tra lại, nếu có.

+  Khi xảy ra hoặc nghi là xảy ra sự nhiễm bẩn chai chứa khí do các tạp chất hoặc chất lỏng bên ngoài lọt vào chai chứa qua van, người sử dụng phải phân biệt và đánh dấu một cách rõ ràng vào chai và phải thông báo cho người cung cấp khí chi tiết về sự nhiễm bẩn.

+  Không được sử dụng chai chứa làm vật lăn, vật đỡ hoặc các mục đích khác so với việc cung cấp khí chứa.

+  Chai chứa khí không được để ở nơi mà nó có thể trở thành một phần của mạch điện.

Khi sử dụng phối hợp chai chứa với việc hàn điện, nghiêm cấm nối đất hoặc được sử dụng để nối đất. Phải ngăn cách chai khỏi bị tia lửa h quang.

+  Không được để chai chứa ở nơi nhiệt độ trên 65oC. Không được để ngọn lửa hoặc nguồn nhiệt tác động trực tiếp vào bất cứ bộ phận nào của chai hoặc để nó tiếp xúc với bất kỳ hệ thống năng lượng điện nào. Nếu băng hoặc tuyết đọng trên chai hoặc các phụ kiện liên quan, phải làm tan chúng ở nhiệt độ phòng hoặc bằng nước nóng với nhiệt độ không quá 50oC với sự cho phép của người cung cấp.

Nếu người cung cấp không đồng ý, chai chứa không được sử dụng ở nhiệt độ nhân tạo quá thấp. Chai chứa được thiết kế để sử dụng ở điều kiện nhiệt độ thông thường từ -20oC đến 50oC.

+  Không được sử dụng chai đã bị phát hiện rò rkhí. Đưa chai ra ngoài trời ở vùng thông gió tốt và báo cho người cung cấp biết để xử lý.

+  Không được xả khí từ chai chứa khí trực tiếp hướng vào người, cũng như vào không khí. Người sử dụng phải trả lại các chai chứa các khí đó cho người sản xuất hoặc người phân phối để xử lý thích đáng.

+  Van chai thường được bảo vệ bằng mũ hoặc cơ cấu bao che, chắn. Người sử dụng phải giữ mũ trên chai trong suốt thời gian sử dụng trừ khi chai được nối với thiết bị phân phối. Đậy mũ lại trước khi trả chai cho người chế tạo. Người sử dụng không được tháo cơ cấu bao che, chắn van.

Như vậy khi sử dụng các thiết bị hàn hơi trong quá trình làm việc bạn phải tuân thủ các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình cũng như những người xung quanh.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về câu hỏi: Để đảm bảo an toàn các thiết bị hàn hơi trong quá trình sử dụng cần đáp ứng điều kiện gì? Bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com