Trình tự, thủ tục xử lí kỉ luật lao động. 2023

Luật sư cho tôi hỏi, Giám đốc công ty ra quyết định sa thải tôi mà không trao đổi với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có trái với quy đinh, không đúng theo trình tự của pháp luật không?

 

Câu hỏi:

Ngày 13/2/2015 Giám đốc công ty ra quyết định sa thải tôi nhưng lại không trao đổi với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, quyết định có hiệu lực từ 15/2/2015. Luật sư cho tôi hỏi, Giám đốc công ty ra quyết định sa thải tôi mà không trao đổi với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có trái với quy đinh, không đúng theo trình tự của pháp luật không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định khi xử lí kỉ luật lao động cần theo những trình tự, thủ tục nhất định. Căn cứ Điều 124 Bộ Luật lao động 2012 và Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ_CP, trình tự xử lí kỉ luật như sau:

“1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.

5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, có thể thấy công ty bạn đã tiến hành phiên họp xử lí kỉ luật. Bạn có tham dự phiên họp và giữa buổi họp bạn bỏ về. Nhưng sau đó công ty vẫn tiếp tục phiên họp theo luật định.

Người có thẩm quyền ra quyết định sa thải đối với bạn là Giám đốc công ty. Tuy nhiên khi ra quyết định sa thải, giám đốc công ty không trao đổi với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. 

Theo như quy định trước đây, trường hợp xử lý kỷ luật bằng hìnhthức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Hiện nay, trong Bộ Luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về vấn đề khi ra quyết định sa thải phải trao đổi với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

Tức là khi ra quyết định sa thải thì người có thẩm quyền ra quyết định sa thải không cần trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Vì vậy quyết định sa thải bạn của công ty là có căn cứ theo quy định của pháp luật.

 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com