1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Trường Đại học Luật Hà Nội, do TS. Bùi Kiên Điện làm chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội.

Tập thể tác giả:

GS.TS. Nguyễn Thủ Thanh

TS. Trần Thế Quân

TS. Bùi Kiên Điện

ThS. Trần Thị Thu Hiền

ThS. Đàm Quang Ngọc

2. Giới thiệu hình ảnh sách

 Giáo trình Khoa học điều tra hình sự - Trường Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả: TS. Bùi Kiên Điện chủ biên

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Khoa học về điều tra hình sự là khoa học về các quy luật phản ánh cấu trúc của vụ phạm tội; các quy luật hình thành thông tin về vụ phạm tội và thủ phạm; các quy luật thu thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ và các phương tiện, biện pháp, phương pháp điều tra, phòng ngừa tội phạm được xây dựng trên cơ sở nhận thức các quy luật đó.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy tội phạm học đã được xác định là một môn khoa học trong chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Giáo trình khoa học điều tra hình sự là học liệu phục vụ giảng dạy và học tập tại trường đại học Luật Hà Nội. Cuốn sách củng cố thêm các tri thức pháp lý liên quan, hình thành bước đầu khả năng áp dụng các quy định của Luật tố tụng hình sự trong thực tiễn điều tra, khám phá và chứng minh tội phạm. 

Nội dung giáo trình đề cập đến các vấn đề chung nhất trong hoạt động điều tra hình sự ở tất cả các cơ quan điều tra thuộc bộ máy điều tra của nước ta và tập trung vào phương pháp luận, đặc biệt phần tổ chức và chiến thuật điều tra, thông qua những hoạt động điều tra hình sự chủ yếu. Giáo trình nêu ra các vấn đề cơ bản về lí luận, thực tiễn giúp sinh viên tự nghiên cứu.

Cuốn giáo trình Khoa học điều tra tội phạm của trường Đại học luật Hà Nội được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và hệ thống của khoa học điều tra hình sự

I. Đối tượng, nhiệm vụ, hệ thống, phương pháp và quá trình phát triển của khoa học điều tra hình sự

II. Mối quan hệ của khoa học điều tra hình sự và các ngành khoa học pháp lý liên quan

Chương 2: Dấu vết hình sự

I. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của sống phết hình sự

II. Phương pháp phát hiện, thu lượm, ghi nhận một số loại dấu phết hình sự

Chương 3: Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường

I. Những vấn đề cơ bản về hiện trường

II. Bảo vệ hiện trường

III. Khám nghiệm hiện trường

IV. Các văn bản của công tác điều tra tại hiện trường

Chương 4: Hỏi cung bị can

I. Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc của hỏi cung bị can

II. Chiến thuật hỏi cung bị can

III. Chiến thuật hỏi cung bị can trong một số trường hợp cụ thể

Chương 5: Lấy lời khai người làm chứng

I. Một số vấn đề chung về người làm chứng

II. Lấy lời khai người làm chứng

III. Một số chiến thuật lấy lời khai người làm chứng

IV. Kiểm tra và sử dụng lời khai người làm chứng

V. Bảo vệ người làm chứng

VI. Vấn đề thanh toán chi phí đi lại và chi phí khác theo quy định của pháp luật

Chương 6: Khám xét

I. Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của khám xét

II. Chiến thuật khám xét

III. Chiến thuật khám xét trong các trường hợp cụ thể

Chương 7: Thực nghiệm điều tra

I. Khái niệm, các loại và mục đích thực nghiệm điều tra

II. Những điều kiện chiến thuật và nguyên tắc thực nghiệm điều tra

III. Chiến thuật thực nghiệm điều tra

Chương 8: Trưng cầu giám định

I. Khái niệm trưng cầu giám định trong điều tra hình sự

II. Phân loại các trường hợp trưng cầu giám định

III. Tiến hành trưng cầu giám định

IV. Đánh giá và sử dụng kết quả giám định

Chương 9: Lý luận chung về phương pháp điều tra hình sự

I. Khái niệm, đối tượng, cơ sở và nguyên tắc của phương pháp điều tra hình sự

II. Các loại và cấu trúc của phương pháp điều tra hình sự

Chương 10: Tổ chức điều tra vụ án hình sự

I. Khái niệm và trình tự tổ chức điều tra vụ án hình sự

II. Những tình huống cơ bản dẫn đến điều tra vụ án hình sự

III. Tổ chức lực lượng điều tra vụ án theo nhóm

IV. Chỉ đạo điều tra vụ án hình sự

V. Giả thuyết điều tra

VI. Kế hoạch điều tra vụ án hình sự

VII. Mối quan hệ phối hợp trong điều tra vụ án hình sự

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình Khoa học điều tra hình sự của trường đại học Luật Hà Nội được biên soạn, trong đó giới thiệu tới người học, bạn đọc những nội dung cơ bản của môn học Khoa học điều tra hình sự, gồm: đối tượng, nhiệm vụ của Khoa học điều tra hình sự; dấu vết hình sự; bảo vệ và khám nghiệm hiện trường; hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng; khám xét; thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định và tổ chức điều tra vụ án hình sự.

Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Khoa học điều tra tội phạm của học viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Trường Đại học Luật Hà Nội“.

Luật LVN Group chia sẻ dưới đây về đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của khoa học điều tra hình sự để bạn đoc tham khảo:

Đối tượng nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự

Đối tượng nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự là một nhóm các quy luật của hiện thực khách quan được khoa học này nghiên cứu nhằm mục đích giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn điều tra hình sự đặt ra cho khoa học đó. Cụ thể:

– Các quy luật về cấu trúc của vụ phạm tội.

Cấu trúc của vụ phạm tội là một hệ thống phức tạp, chuyển động, được cấu tạo không những bởi các hành vi mà còn bởi những hiện tượng khác chế ước, chi phối các hành vi đó. Nghiên cứu cấu trúc vụ phạm tội là một ttong những điều kiện cần thiết để xây dựng phương tiện, biện pháp, phương pháp điều ữa và phòng ngừa tội phạm.

Khi nghiên cứu về cấu trúc của vụ phạm tội, khoa học điều tra hình sự chủ yếu đặt ra cho mình mục đích làm rõ những quy luật có ý nghĩa đối với công tác đấu tranh phòng, chong tội phạm. Cụ thể, đó là các quy luật xuất hiện và phát triển của các mối liên hệ, các quan hệ bên trong của cẩu trúc vụ phạm tội; các quy luật hình thành và thực hiện các phương pháp phạm tội; các quy luật xuất hiện và diễn biến của các hiện tượng có liên quan tới tội phạm trước, trong và sau khi tội phạm được thực hiện.

– Các quy luật hình thành, tồn tại và biến đổi của các dấu vết của hành vi phạm tội (quy luật phản ánh và thông tin).

Mối liên hệ giữa sự thay đổi của môi trường xung quanh với vụ phạm tội đã xảy ra tồn tại một cách khách quan, mang tính quy luật. Quá trình hình thành thông tin về vụ phạm tội là một quá trình tự nhiên, chịu sự tác động của những yếu tố khách quan và chủ quan mà sự nhận thức một cách đầy đủ về những yểu tố đó là cơ sở để điều ưa viên đưa ra những quyết định phù hợp hên quạn đến hoạt động phát hiện, thu lượm, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ.

– Các quy luật thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra hình sự (quy luật phản ánh và chứng minh).

Về nguyên tắc, những chứng cứ đã thu thập được cần phải kiểm tra, đánh giá và chỉ sau đó mới có thể sử dụng chúng như là phương tiện để chứng minh sự thật của vụ án. Quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có những đặc điểm chung của quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự nhưng bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng cần tính đến.

Vì vậy, khi thực hiện những hành vi đó, điều ưa viên cần tuân theo những quy luật nhất định nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của mình được tiến hành một cách khách quan, khoa học và đạt hiệu quả cao.

– Các phương tiện kỹ thuật hình sự, các biện pháp chiến thuật hình sự, các phương pháp điều ưa và phòng ngừa tội phạm.

Những phương tiện, biện pháp, phương pháp điều tra và phòng ngừa tội phạm vừa là đối tượng nhận thức của khoa học điều ưa hình sự vừa là kết quả của quá trình nghiên cứu. Tổng kết và nghiên cứu thực tiễn, đặc biệt là những kinh nghiệm tiên tiến trong điều tra và phòng ngừa tội phạm, khoa học điều tra hình sự tiến hành nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện những phương tiện, biện pháp, phương pháp điều ưa và phòng ngừa tội phạm hiệu quả nhất.

Nhiệm vụ của khoa học điều tra hình sự

Khoa học điều tra hình sự có nhiệm vụ chung (chủ yếu) là góp phần loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, đảm bảo cơ sở khoa học để đạt mục đích đó trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mỗi khoa học nói trên giải quyết nhiệm vụ chung đó bằng các phương tiện và phương pháp riêng của mình. Khoa học điều tra hình sự giải quyết nhiệm vụ chung này bằng cách đưa ra những chỉ dẫn khoa học về phương tiện kỹ thuật hình sự, biện pháp chiến thuật hình sự và phương pháp điều tra phù hợp để các cơ quan chức năng áp dụng trong công tác phát hiện, điều tra, phòng ngừa tội phạm một cách có hiệu quả nhất.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chung đó, khoa học điều tra hình sự phải giải quyết một số nhiệm vụ riêng, đặc thù của mình bao gồm:

– Hoàn thiện hệ thống lý luận của khoa học điều tra hình sự;

– Giới thiệu các phương tiện kỹ thuật hình sự tiên tiến, các biện pháp chiến thuật hình sự và phương pháp điều tra mới đồng thời hoàn thiện những phương tiện, biện pháp, phương pháp điều ưa đã có;

– Nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra và giám định hình sự;

– Nghiên cứu và hoàn thiện các phương tiện, biện pháp phòng ngừa tội phạm;

– Tham khảo có chọn lọc lý luận và thực tiễn điều tra hình sự của các quốc gia khác.

Nhiệm vụ chung và nhiệm vụ riêng của khoa học điều tra hình sự được thực hiện thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của nó. Nhiệm vụ cụ thể của khoa học điều tra hình sự là nhiệm vụ mà khoa học này phải giải quyết ở một thời điểm cụ thể của công tác điều tra, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn điều tra hình sự. Do đó, nó ít nhiều mang tính thời sự. Loại nhiệm vụ này có thể được giải quyết ttên cơ sở của toàn bộ khoa học điều tra hình sự nói chung hoặc có thể bởi một bộ phận của nó hay thậm chí một phần của bộ phận đó.