Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công 2023

BLLĐ năm 2019 kế thừa các nội dung này từ BLLĐ năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi mang tính quá khích, bạo lực, xâm phạm đến quyền, tài sản, lợi ích của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công là gì?

1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm vic.

2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. 

3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.

5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.

6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 

Bình luận về các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công 

BLLĐ năm 2019 kế thừa các nội dung này từ BLLĐ năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi mang tính quá khích, bạo lực, xâm phạm đến quyền, tài sản, lợi ích của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Theo đó, Điều này quy định có 6 nhóm hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công được áp dụng cho không chỉ tập thể lao động, chủ thể lãnh đạo đình công mà còn cho cả doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các chủ thể khác có liên quan. 

Tuy nhiên, các quy định này phần nhiều vẫn mang định tính lớn, đặc biệt các hành vi về phân biệt đối xử hoặc can thiệp thao túng tổ chức công đoàn của người sử dụng lao động đang diễn ra ngày càng tinh vi thì không dễ dàng để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm của người sử dụng lao động trong thực tế.

Vấn đề này về cơ bản vẫn phụ thuộc vào vai trò, năng lực của các cán bộ lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động, trong khi các hành vi gây thiệt hại về tài sản, hoặc xâm phạm trật tự an toàn công cộng thì hoàn toàn có thể xác định, và được xử lý chủ yếu bởi các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com