Đề thi cuối học kì 2 môn Tin học lớp 7 có đáp án năm 2023

Đề thi cuối học kì 2 môn Tin học lớp 7 được thiết kế bám sát vào nội dung có trong sách giáo khoa. Dưới đây là đề thi cuối học kì 2 môn Tin học lớp 7 có đáp án năm 2023, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập để đạt được kết quả tốt trong kì thi cuối kì 2 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Nội dung ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 7:

Ôn tập các bài sau:

Bài 6. Làm quen với phần mềm bảng tính

Bài 7. Tính toán tự động trên bảng tính

Bài 8. Công cụ hỗ trợ tính toán

Bài 9. Trình bày bảng tính

Bài 10. Hoàn thiện bảng tính

Bài 11. Một số chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu

Nắm vững các kiến thức sau:

– Những ưu điểm của chương trình bảng tính.

– Các thành phần chính của trang tính.

– Các kiểu dữ liệu trên trang tính.

– Cách chọn đối tượng trên trang tính.

– Thực hiện các tính toán đơn giản trên trang tính, ví dụ như các bước nhập công thức vào ô tính hay sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức.

– Cách chuyển đổi công thức toán học sang công thức sử dụng trong Excel.

– Cách sử dụng hàm để tính toán, gồm có: hàm tính tổng, hàm tính trung bình cộng, hàm xác định giá trị lớn nhất, hàm xác định giá trị nhỏ nhất

– Các thao tác với bảng tính như: điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao hàng, chèn thêm hay xóa cột hoặc hàng, sao chép hoặc di chuyển dữ liệu, công thức.

– Các thao tác định dạng cơ bản trên trang tính như: kiểu chữ, phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, căn lề, kẻ đường biên và tô màu nền.

– Cách tăng, giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số.

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Âm nhạc lớp 7 có đáp án năm 2023

2. Đề cương ôn tập môn Tin học lớp 7:

Lý thuyết ôn thi học kì 2 Tin học 7

Bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu

1. Sắp xếp dữ liệu

– Là hoán đổi lại vị trí của các hàng để giá trị dữ liệu có trong một hay nhiều cột được sắp xếp theo trình tự tăng dần hoặc giảm dần.

– Cách thực hiện:

+ Nháy chuột vào   sau đó chọn một ô trong cột cần được sắp xếp dữ liệu.

+ Trong dải lệnh Data chọn nút trong nhóm Sort& Filter để sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

2. Lọc dữ liệu

– Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị những hàng mà thỏa mãn tiêu chuẩn nhất định.

– Có 2 bước thực hiện lọc dữ liệu:

Bước 1: Chuẩn bị:

+ Nháy chuột lựa chọn vào một ô trong vùng có dữ liệu cần phải lọc.

+ Chọn dải lệnh Data, sau đó trong nhóm Sort&Filter chọn lệnh Filter.

Bước 2: Lọc dữ liệu:

+ Trên hàng tiêu đề cột chọn vào nút mũi tên

+ Trên danh sách hiện ra chọn giá trị dữ liệu cần lọc

+ Chọn OK

– Hiển ra toàn bộ danh sách: Trên dải lệnh Data lựa chọn lệnh Clear trong nhóm lệnh Sort&Filter.

– Thoát khỏi chế độ lọc dữ liệu: Chọn lệnh Filter.

3. Lọc các hàng có GTLN hay GTNN

– Trên hàng tiêu đề cột chọn nút mũi tên, sau đó chọn Number Filters chọn Top 10, hiển ra hộp thoại: Chọn Top hoặc Bottom

– Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc dữ liệu

– Chọn OK

Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ

1. Minh họa số liệu bằng biểu đồ

– Biểu đồ được dùng để biểu diễn dữ liệu theo trực quan bằng các đối tượng của đồ họa (như cột, tròn,…)

– Mục đích của biểu đồ: Tóm tắt các dữ liệu chi tiết trên trang tính, giúp hiểu dữ liệu rõ hơn, so sánh các dãy dữ liệu một cách dễ dàng, đặc biệt đó là dự đoán lữ liệu xu thế tăng hoặc giảm trong tương lai.

– Ưu điểm của biểu đồ:

+ Dễ hiểu và gây ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn

+ Khi dữ liệu thay đổi biểu đồ tự động cập nhật.

+ Các dạng biểu đồ đa dạng.

+ Trong nhóm Charts trên lệnh Insert có lệnh tạo biểu đồ.

2. Các dạng biểu đồ thường dùng

– Biểu đồ cột: Dùng để so sánh các dữ liệu trong nhiều cột.

– Biểu đồ đường gấp khúc: Dùng để so sánh các dữ liệu và dự đoán dữ liệu có xu thế tăng hay giảm.

– Biểu đồ hình tròn: Dùng để mô tả tỉ lệ giá trị dữ liệu so với tổng thể.

3. Các bước tạo biểu đồ

Bước 1: Chỉ định miền dữ liệu và biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ.

Bước 2: Trong nhóm lệnh Charts trong dải lệnh Insert chọn dạng biểu đồ thích hợp.

– Chỉ định miền dữ liệu:

+ Là cho chương trình biết về dữ liệu gì muốn được biểu diễn trên biểu đồ. Có thể lưu nhiều dữ liệu khác nhau trong trang tính và nhiều trường hợp ta chỉ muốn biểu diễn phần dữ liệu quan trọng nhất.

+ Ngầm định chương trình bảng tính sẽ lựa chọn tất cả các dữ liệu ở trong khối có ô tính đã được lựa chọn. Nếu trong khối đó chỉ tạo biểu đồ từ một phần dữ liệu ta nên chỉ định cụ thể miền dữ liệu rõ ràng bằng cách chọn khối ô tính có dữ liệu cần được biểu diễn.

+ Trường hợp có nhiều dữ liệu ta lựa chọn dữ liệu để biểu diễn để có được biểu đồ đơn giản nhưng vẫn phải khái quát được nội dung chính mà dữ liệu mang lại. Trong biểu đồ diện tích miền vẽ cũng có giới hạn nên không biểu diễn quá nhiều các thông tin chi tiết.

– Chọn dạng biểu đồ

+ Có thể lựa chọn biểu đồ cột hoặc chọn dạng biểu đồ khác thích hợp với yêu cầu minh họa dữ liệu.

+ Chọn dạng biểu đồ phù hợp góp phần minh họa dữ liệu một cách trực quan, dễ hiểu và sinh động hơn.

4. Chỉnh sửa biểu đồ

a, Thay đổi dạng biểu đồ

– Nháy chuột vào biểu đồ đã được tạo

– Trong nhóm Charts trong dải lệnh Insert chọn dạng biểu đồ khác

b, Thêm các thông tin để giải thích biểu đồ

– Chọn biểu đồ và các lệnh ngữ cảnh Chart Tools

– Lựa chọn lệnh Layout

* Thêm tiêu đề hoặc ẩn tiêu đề trên biểu đồ

– Trên dải lệnh Layout nháy chuột vào lệnh Chart Title

+ Để ẩn tiêu đề chọn None

+ Để thêm tiêu đề chọn Above Chart

– Nháy chuột vào vùng tiêu đề có trên biểu đồ để điền nội dung và định dạng của tiêu đề.

* Thêm tiêu đề hoặc ẩn tiêu đề các trục trên biểu đồ:

– Trên lệnh Layout nháy chuột vào lệnh Axis Titles

+ Thêm tiêu đề trục ngang chọn Primary Horizontal Axit Title

+ Thêm tiêu đề trục đứng chọn Primary Vertical Axit Title

* Thêm chú giải hoặc ẩn chú giải

– Trên lệnh Layout nháy chuột vào lệnh Legend

– Chọn các lựa chọn mà danh sách hiện ra để thêm chú giải hoặc ẩn chú giải của biểu đồ.

c, Thay đổi kích thước hoặc vị trí của biểu đồ

– Thay đổi kích thước: Kéo và thả chuột để thay đổi kích thước

– Thay đổi vị trí: Nháy chuột vào biểu đồ chọn, kéo bà thả đến vị trí phù hợp.

– Xóa biểu đồ đã được tạo: Nháy chuột vào biểu đồ sau đó nhấn phím Delete.

Câu hỏi tự luận ôn thi cuối kì 2 Tin 7

Câu 1: Nêu các dạng biểu đồ cơ bản? Từng dạng biểu đồ có tác dụng gì?

Câu 2: Thế nào là lệnh thực hiện thao tác ngắt trang?

Câu 3: Trước khi in lệnh hoặc nút lệnh nào được dùng để xem trang tính?

Câu 4: Lệnh nào dùng để mở hộp thoại Sort?

Câu 5: Khi vẫn ở chế độ lọc thực hiện thao tác hiển thị lại toàn bộ danh sách và thao tác thoát khỏi chế độ lọc.

Câu 6: Hãy nêu thao tác đặt lề và thao tác thay đổi hướng giấy của trang in?

Câu 7: Nêu các bước để tạo biểu đồ trong CTBT Excel?

Câu 8: Liệt kê những thông tin trong quá trình tạo biểu đồ? Câu 9: Nêu thao tác sao chép biểu đồ từ Excel chuyển sang Word?

Câu 10: Hãy cho biết nút lệnh vẽ điểm mới và vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng khác, … trong phần mềm Geogebra.

Câu 11: Hãy trình bày thao tác để định dạng: Thay đổi màu chữ, tô màu nền và kẻ đường biên?

Câu 12: Thế nào là lọc dữ liệu? Nêu các thao tác lọc dữ liệu?

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7 có đáp án năm 2023

3. Bộ đề thi cuối học kì 2 môn Tin học lớp 7:

3.1. Đề 1:

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Vị trí giao của một hàng và một cột được gọi là gì?

A. Ô

B. Trang tính

C. Hộp địa chỉ

D. Bảng tính.

Câu 2. Công thức khi nhập vào ô tính sẽ căn như thế nào?

A. Luôn căn trái.

B. Luôn căn giữa.

C. Luôn căn phải.

D. Tùy thuộc vào kết quả tính toán của công thức là số, văn bản hay ngày tháng.

Câu 3. Giả sử tại ô G10 có công thức G10 = H10 + 2*K10. Nếu sao chép công thức này đến ô G12 thì công thức ô G12 sẽ là:

A. = H11 + 2*K11

B. = H12 + 2*K12

C. = H13 + 2*K13

D. = H14 + 2*K14

Câu 4. Hàm tính tổng là hàm nào sau đây?

A. SUM

B. AVERAGE

C. COUNT

D. MIN

Câu 5. Khi nhập “=MAX(2,10,5,15)” vào ô tính thì kết quả sẽ là bao nhiêu?

A. 2

B. 5

C. 10

D. 15

Câu 6. Các tham số của hàm có thể là gì?

A. Số

B. Địa chỉ ô

C. Địa chỉ vùng dữ liệu

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 7. Để định dạng kiểu ngày trong hộp thoại Format Cells, em chọn lệnh gì?

A. Date

B. Accounting

C. Time

D. Percentage

Câu 8. Chọn phát biểu không đúng?

A. Các hàm tính toán của bảng tính điện tử như SUM, AVERAGE, COUNT, MIN, MAX sẽ tính toán trên các ô chứa dữ liệu số và văn bản.

B. Muốn ẩn hàng hoặc cột, em chọn hàng hoặc cột, nháy nút phải chuột vào chỗ chọn và chọn Hide.

C. Có thể định dạng số theo kiểu phần trăm và định dạng dữ liệu ngày tháng của Việt Nam (dd/mm/yyyy).

D. Có thể định dạng dữ liệu số theo các kiểu khác nhau như xác định số chữ số thập phân, phân tách hàng nghìn, hàng triệu, …

Câu 9. Để tô màu cho ô tính, em chọn nút lệnh nào sau đây trong thẻ Home?

A. Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)trong nhóm lệnh Font

B. Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)trong nhóm lệnh Font

C. Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) trong nhóm lệnh Editing

D. Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) trong nhóm lệnh Cells

Câu 10. Đâu là thao tác xóa trang tính?

A. Nháy chuột chọn trang tính chọn Delete

B. Nháy chuột chọn trang tính chọn Insert

C. Nháy chuột chọn trang tính chọn Rename

D. Nháy chuột chọn trang tính chọn Hide

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trang tiêu đề là trang đầu tiên và cho biết chủ đề của bài trình chiếu.

B. Các trang nội dung của bài trình chiếu thường có tiêu đề trang.

C. Tiêu đề trang giúp làm nổi bật nội dung cần trình bày của trang.

D. Các phần mềm trình chiếu không có sẵn các mẫu bố trí.

Câu 12. Câu nào sau đây sai khi nói về cấu trúc phân cấp?

A. Là cấu trúc gồm danh sách nhiều cấp.

B. Giúp làm cho nội dung cần trình bày có bố cục mạch lạc, dễ hiểu.

C. Cấu trúc này gồm một chuỗi các dấu đầu dòng ngang cấp nhau.

D. Cấu trúc này được sử dụng nhiều trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu.

Câu 13. Phần mềm nào là phần mềm trình chiếu?

A. Microsoft Word.

B. Mozilla Firefox.

C. Microsoft PowerPoint.

D. Microsoft Excel.

Câu 14. Trong PowerPoint, em mở thẻ nào để định dạng văn bản?

A. Home

B. Insert

C. Design

D. View

Câu 15. Để tạo được bài trình chiếu hiệu quả em nên làm gì?

A. Sử dụng mẫu bố trí hợp lí, bố cục trang chiếu rõ ràng.

B. Trình bày nội dung đơn giản, ngắn gọn.

C. Sử dụng hiệu ứng động chọn lọc và hợp lí.

D. Tất cả các điều trên.

Câu 16. Trong PowerPoint, cách nào sau đây không là cách chèn hình ảnh vào trang chiếu?

A. Chọn Insert/Pictures.

B. Chọn Insert/Online Pictures.

C. Sử dụng lệnh Copy và Paste.

D. Chọn Design, sau đó chọn mẫu trong Themes.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Em hãy trình bày 5 hàm thông dụng trong phần mềm bảng tính?

Câu 2. (2 điểm) Nối mỗi chức năng ở cột A với một thao tác phù hợp ở cột B.

A   B
1) Chèn thêm hàng bên trên a) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Delete.
2) Chèn thêm cột bên trái b) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Insert.
3) Xóa hàng c) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Hide.
4) Xóa cột d) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Insert.
5) Ẩn hàng e) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Delete.

Câu 3. (2 điểm) Em hãy nêu ưu điểm của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu.

Câu 4. (1 điểm) Em hãy sắp xếp lại các bước thực hiện tạo hiệu ứng cho đối tượng sao cho đúng.

a) Thay đổi thứ tự.

b) Chọn thẻ Animations.

c) Chọn cách xuất hiện, …

d) Chọn hiệu ứng.

e) Xem trước.

f) Chọn đối tượng.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu 1: A Câu 9: B
Câu 2: D Câu 10: A
Câu 3: B Câu 11: D
Câu 4: A Câu 12: C
Câu 5: D Câu 13: C
Câu 6: D Câu 14: A
Câu 7: A Câu 15: D
Câu 8: A Câu 16: D

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1:

– SUM: Tính tổng các giá trị ở trong các ô, vùng, số có trong danh sách.

– AVERAGE: Tính TBC các giá trị ở trong các ô, vùng, số có trong danh sách.

– MIN: Tìm GTNN trong các giá trị ở trong các ô, vùng, số có trong danh sách.

– MAX: Tìm GTLN trong các giá trị ở trong các ô, vùng, số có trong danh sách.

– COUNT: Đếm số các giá trị là số ở trong các ô, vùng, số có trong danh sách.

Câu 2:

1) – b)

2) – d)

3) – a)

4) – e)

5) – c)

Câu 3:

Cấu trúc phần cấp thường sử dụng trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu, … Đây là công cụ giúp nội dung trình bày có bố cụ một cách dễ hiểu, mạch lạc, giúp cho việc truyền tải thông tin và quản lí nội dung trình bày tốt hơn. Cấu trúc phần cấp rất hữu ích khi tổ chức trình bày nội dungvấn đề. Nhờ vậy mà người xem có thể dễ dàng hiểu được bố cục nội dung trình bày.

Câu 4:

f -> b -> d -> c -> a -> e

3.2. Đề 2:

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Nếu muốn giảm bớt số chữ số sau dấu phẩy, em chọn nút lệnh nào sau đây trong nhóm lệnh Number của thẻ Home?

Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

A. Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

B. Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

C. Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

D. Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Câu 2. Khi muốn xóa hàng, cột em dùng lệnh nào?

A. Insert

B. Delete

C. Hide

D. Unhide

Câu 3. Phím tắt để mở hộp thoại Format Cells là gì?

A. Ctrl + A

B. Ctrl + P

C. Ctrl + 1

D. Ctrl + 0

Câu 4. Cho các thao tác sau:

a) Trong cửa sổ Format Cells, chọn trang Broder. Thiếp lập các thông số kẻ đường viền, kẻ khung.

b) Chọn vùng dữ liệu muốn kẻ đường viền, kẻ khung.

c) Mở cửa sổ Format Cells.

Hãy sắp xếp thứ tự các thao tác để thực hiện kẻ khung, đường viền?

A. a → b → c

B. a → c → b

C. b → a → c

D. b → c→ a

Câu 5. Các mẫu tạo sẵn bố cục nội dung có thể được sử dụng cho một bài trình chiếu gọi là:

A. Trình chiếu.

B. Mẫu bố trí.

C. Mẫu kí tự.

D. Mẫu thiết kế.

Câu 6. Phương án sai:

A. Phần mềm trình chiếu cho phép người sử dụng trình bày thông tin dưới hình thức trình chiếu.

B. Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng giúp làm cho nội dung trình bày thêm sinh động và ấn tượng.

C. Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu trong các hội thảo, dạy học, tạo album với các hiệu ứng hoạt hình.

D. Không thể in trên giấy các tệp được tạo bởi phần mềm trình chiếu.

Câu 7. Thẻ lệnh nào chứa lệnh chèn hình ảnh vào trang chiếu?

A. Home

B. Insert

C. Design

D. View

Câu 8. Khi muốn căn lề giữa nội dung, em thực hiện như thế nào?

A. Chọn nội dung/vào hộp thoại Paragraph/Chọn lệnh căn giữa

B. Chọn nội dung/vào hộp thoại Font/Chọn lệnh căn giữa

C. Chọn nội dung/vào hộp thoại Clipboard/Chọn lệnh căn giữa

D. Chọn nội dung/vào hộp thoại Drawing/Chọn lệnh căn giữa

Câu 9. Hiệu ứng cho đối tượng nằm trong thẻ nào?

A. Transitons

B. Animations

C. Desigh

D. Insert

Câu 10. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?

A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.

B. Thông báo “Tìm thấy”.

C. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.

D. Thông báo “Tìm thấy” và kết thúc.

Câu 11. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?

A. Lưu trữ dữ liệu.

B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần.

C. Xử lí dữ liệu.

D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.

Câu 12. Thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 4 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là gì?

A. Thông báo “Không tìm thấy”.

B. Thông báo “Tìm thấy”.

C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 4 của danh sách.

D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.

Câu 13. Chọn câu diễn đạt đúng hoạt động của thuật toán nhị phân:

A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.

B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.

C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.

D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.

Câu 14. Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách:

A. Chọn phần tử có giá trị bé nhất đặt vào đầu danh sách.

B. Chọn phần tử có giá trị nhỏ nhất đặt vào đầu danh sách.

C. Hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.

D. Chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo dánh ách sắp xếp theo đúng thứ tự.

Câu 15. Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?

A. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán.

B. Để thay đổi đầu vào của bài toán.

C. Để bài toán dễ giải quyết hơn.

D. Để bài toán khó giải quyết hơn.

Câu 16. Thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy số 8, 22, 7, 19, 5 để được dãy số tăng dần. Kết quả của vòng lặp thứ nhất là gì?

A. 5, 22, 8, 19, 7.

B. 8, 7, 19, 22, 5.

C. 7, 22, 8, 19, 5.

D. 5, 8, 22, 7, 19.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Em hãy nêu các thao tác sau:

a) Xóa hàng, cột.

b) Chèn thêm một hàng, cột mới.

Câu 2. (2 điểm) Đánh dấu X vào cột Đúng/Sai tương ứng.

Phát biểu Đúng Sai
a) Hình ảnh không chỉ truyền tải thông tin mà còn gợi cảm xúc của người xem.    
b) Nội dung trong mỗi trang chiếu cần viết cô đọng, chọn lọc từ ngữ và chỉ nên tập trung vào một ý chính.    
c) Một bài trình chiếu có càng nhiều hình ảnh minh họa càng tốt.    
d) Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi sao chép từ tệp văn bản sang.    
e) Không cần lưu ý đến bản quyền từ hình ảnh.    
f) Không nên dùng nhiều màu, nhiều phông chữ trên một trang chiếu.    

Câu 3. (2 điểm) Em hãy viết các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm tên bạn “Hòa” trong danh sách như hình sau:

Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Câu 4. (1 điểm) Em hãy dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp dãy số dưới đây theo thứ tự tăng dần, mỗi vòng lặp duyệt từ phần tử cuối về đầu: 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu 1: D

Câu 9: B

Câu 2: B

Câu 10: C

Câu 3: C

Câu 11: D

Câu 4: D

Câu 12: C

Câu 5: B

Câu 13: B

Câu 6: D

Câu 14: C

Câu 7: B

Câu 15: C

Câu 8: A

Câu 16: D

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1:

a) Chọn chuột vào tên hàng hoặc cột sau đó chọn hàng hoặc cột muốn xóa. Nháy nút chuột phải vào chỗ muốn chọn, sau đó chọn Delete.

b) Chọn hàng hoặc cột nháy nút chuột phải vào chỗ muốn chọn, sau đó chọn Insert.

Câu 2:

Đúng: a, b, d, f

Sai: c, e

Câu 3:

B1: Vị trí ở giữa vùng tìm kiếm là 5. So sánh “Hòa” với “Mai”. Do trong bảng chữ cái chữ H đứng trước chữ M nên vùng tìm kiếm đó là nửa trước của dãy (từ vị trí 1 đến 4).

B2. Vị trí ở giữa vùng tìm kiếm là 2. So sánh “Hòa” với “Bình”. Do trọng bảng chữ cái chữ H đứng sau chữ B nên vùng tìm kiếm đó là nửa sau của dãy (từ vị trí 3 đến 4).

B3. Vị trí vùng tìm kiếm là 3. So sánh thấy rằng giá trị ở giữa là “Hòa” là giá trị cần phải tìm. Thuật toán kết toán.

Câu 4:

Vòng lặp 1: 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71 -> 5, 83, 8, 12, 65, 71, 72.

Vòng lặp 2: 5, 83, 8, 12, 65, 71, 72 -> 5, 8, 83, 12, 65, 71, 72.

Vòng lặp 3: 5, 8, 83, 12, 65, 71, 72 -> 5, 8, 12, 83, 65, 71, 72.

Vòng lặp 4: 5, 8, 12, 83, 65, 71, 72 -> 5, 8, 12, 65, 83, 71, 72.

Vòng lặp 5: 5, 8, 12, 65, 83, 71, 72 -> 5, 8, 12, 65, 71, 83, 72.

Vòng lặp 6: 5, 8, 12, 65, 71, 83, 72 -> 5, 8, 12, 65, 71, 72, 83.

Sau 6 vòng lặp thì dãy số mới được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 7 có đáp án năm 2023

4. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7:

Chủ đề Nội dung kiến thức/kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng số câu Tổng% điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL  
Chủ đề 4. Ứng dụng tin học Bài 9. Trình bày bảng tính 2 1           2 1 15 %

(1,5 điểm)

Bài 10. Hoàn thiện bảng tính 2               2 0 5%

(0,5 điểm)

Bài 11. Tạo bài trình chiếu 2               2 0 5%

(0,5 điểm)

Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu 2   1 1         3 1 27,5%

(2,75 điểm)

Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính Bài 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự 1   1           2 0 5%

(0,5 điểm)

Bài 15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân 1   1     1     2 1 25%

(2,0 điểm)

Bài 16. Thuật toán sắp xếp 2   1         1 3 1 17,5%

(1,75 điểm)

Tổng 12 1 4 1 0 1 0 1 16 4 100%

(10,0 điểm)

Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 40% 60%
Tỉ lệ chung 70% 30% 100%

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 7 có đáp án năm 2023

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com