Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 9 năm 2023 – 2024 có đáp án giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập cơ bản, từ đó có thể luyện giải đề và xây dựng kế hoạch học tập để tự tin trong các bài thi chính thức.
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 1 Sinh học 9 năm 2023 – 2024:
Đề cương ôn thi Sinh học lớp 9 giữa học kì 1 với các chủ đề Chương I: Các thí nghiệm của MenDen, Chương II: Nhiễm sắc thể, và Chương III: ADN và gen có thể được tổ chức như sau:
I. Chương I: Các thí nghiệm của MenDen
A. Giới thiệu về Mende và đóng góp của ông vào di truyền học
– Cuộc đời và công trình của Gregor Mendel
– Các đóng góp nổi bật của Mendel vào di truyền học
B. Các nguyên tắc di truyền của Mendel
– Quy luật phân li và độc lập của các tính trạng
– Quy luật kết hợp đồng hợp
– Quy luật không kết hợp đồng hợp
II. Chương II: Nhiễm sắc thể
A. Cấu tạo và tính chất của nhiễm sắc thể
– Khái niệm về nhiễm sắc thể
– Cấu tạo của nhiễm sắc thể
– Tính chất và vai trò của nhiễm sắc thể trong di truyền
B. Các phương pháp quan sát nhiễm sắc thể
– Quan sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi
– Quan sát nhiễm sắc thể dựa trên kỹ thuật sinh học phân tử
III. Chương III: ADN và gen
A. Cấu trúc và tính chất của ADN
– Cấu trúc và thành phần của ADN
– Tính chất sinh học của ADN
– Tầm quan trọng của ADN trong di truyền học
B. Tổng quan về gen và mã di truyền
– Định nghĩa và tính chất của gen
– Mã di truyền và quy luật sắp đặt của gen
– Mối quan hệ giữa gen và tính trạng di truyền
IV. Tổng kết và ôn tập
A. Tổng kết các nội dung chính của các chương đã học
B. Ôn tập lại các khái niệm, quy luật và các phương pháp quan sát đã học
C. Giải đáp thắc mắc, tóm tắt lại những điểm quan trọng
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 9 năm 2023 – 2024 có đáp án
2. Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 9 năm 2023 – 2024 có đáp án:
2.1. Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 9:
I. TRẮC NGHIỆM :(5 điểm) Chọn phương án đúng nhất
Câu 1: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?
A. Aa
B. AA và Aa
C. AA và aa
D. AA, Aa và aa
Câu 2: Kiểu hình là gì?
A. Là hình thái kiểu cách của một con người
B. Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
C. Là hình dạng của cơ thể
D. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
Câu 3: Thế nào là lai một cặp tính trạng?
A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản
B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản
C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng
D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng
Câu 4: Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:
A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
C. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
D. F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn
Câu 5: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:
A. Quy luật phân li
B. Quy luật đồng tính và quy luật phân li
C. Quy luật phân li độc lập
D. Quy luật đồng tính
Câu 6: Theo Menđen, nội dung quy luật phân li là
A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1
D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn
Câu 7: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F$_{1}$ lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào?
A. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
B. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
C. 1 vàng, trơn : 1 vàng nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
D. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
Câu 8: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản của bố hoặc mẹ là
A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
B. Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn
C. Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4
D. Phải có nhiều cá thể lai F1
Câu 9: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là
A. AABb x AABb
B. AaBB x Aabb
C. AAbb x aaBB
D. Aabb x aabb
Câu 10: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân
A. Kì sau
B. Kì giữa
C. Kì cuối
D. Kì đầu
Câu 11: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là
A. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần
B. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần
C. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần
D. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần
Câu 12: Bộ NST lưỡng bội của loài người là
A.2n=8NST
B. 2n=22NST
C.2n=44NST
D. 2n=46NST
Câu 13: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là
A. 2n (đơn).
B. n (đơn).
C. n (kép)
D. 2n (kép).
Câu 14: Một loài có bộ NST 2n= 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn?
A. 60
B. 80
C. 120
D. 20
Câu 15: Tính số tế bào con tạo ra qua 2 lần nguyên phân.
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
II. TỰ LUẬN:(5 điểm)
Câu 16: (1đ) Kết quả của một phép lai có tỷ lệ kiểu hình là 9: 3: 3: 1. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên?
Câu 17: (2đ) So sánh quá trình tạo giao tử đực và cái ở động vật?Tính số tế bào sau 1 lần nguyên phân của tế bào mầm?
Câu 18: (2đ)
a. Cho một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: – A – T – G – X – T – A – G – T – X-
Viết trình tự ADN mạch còn lại.
b. Tính số nucleotit mỗi loại(A,T,G,X) biết tống số nucleotit của ADN là 2000nu và loại A chiếm 25%
2.2. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 9:
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm, mỗi câu đúng 0,33 điểm, 3 câu đúng làm tròn 1 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | C | B | A | C | B | A | C | A | C | A | B | D | D | A | B |
II. TỰ LUẬN:(5 điểm) Hướng dẫn chấm điểm
Câu | Nội dung | Điểm | ||||
16 | P: AABB x aabb
F1: 100% AaBb F2: F1xF1: AaBb x AaBb 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb |
0,25
0,25 0,25 0,25 |
||||
17 | – Giống nhau:
+ Đều là quá trình phân bào. + Đều trải qua các kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. + NST tự nhân đôi một lần ở kì trung gian. – Khác nhau:
|
0,5 0,25 0,25
0,25
0,25 0,25
0,25 |
||||
18 | a. – T – A – X – G – A – T – X – A – G-
b. A=T=500, G=X=500 |
1
1 |
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Địa lý 9 năm 2023 – 2024 có đáp án
3. Ma trận ề thi giữa học kì 1 Sinh học 9 năm 2023 – 2024 có đáp án:
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 9
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | |||
NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG THẤP | VẬN DỤNG CAO | |
Chương I
Các thí nghiệm của MenDen
|
– Nêu được các khái niệm: Kiểu gen, kiểu hình, giống thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, di truyền, biến dị…
– Nêu được nội dung: Thí nghiệm, kết quả và qui luật của các thí nghiệm về lai một cặp tính trạng, 2 cặp tính trạng của Menđen. |
– Xác định được kết quả của phép lai phân tích.
– phân tích được các kết luận trong thí nghiệm của Menden. |
||
10 câu
(4 điểm) |
7 câu (3 điểm) | 3 câu (1 điểm) | ||
Chương II
Nhiễm sắc thể |
– Biết được số lần phân bào và các kì trong nguyên phân, giảm phân.
– Nêu được bộ NST lưỡng bội 2n của một số loài. |
– Quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật. | – Vận dụng tính được số NST ở các kì của nguyên phân và giảm phân.
– Tính được số tế bào con tạo ra qua quá trình nguyên phân. |
|
7 câu
(4 điểm) |
3 câu (1 điểm) | 1 câu (2 điểm) | 3 câu (1 điểm) | |
Chương III
ADN và gen |
– Viết được cấu trúc của phân tử ADN.
– Tính được số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN. |
|||
1 câu
(2 điểm) |
1 câu (2điểm) | |||
Tổng
Số câu: 18 Số điểm: 10 Tỉ lệ % |
10 câu 4 điểm 40% |
4 câu 3 điểm 30% |
1 câu 2 điểm 20% |
3 câu 1 điểm 10% |
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Âm nhạc 9 năm 2023 – 2024 có đáp án