Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 có đáp án

Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.

1. Cách ôn thi môn Tiếng Việt đạt điểm cao:

– Các phần luyện từ và câu

Theo cô Thu Ngân, Luyện từ và câu là một trong ba đơn vị kiến thức quan trọng.

Thứ nhất, học sinh cần chú ý nghe giảng để nắm chắc bản chất kiến thức ngay trên lớp. Sau đó, khi làm bài, học sinh buộc phải mở lại và bắt bẻ lý thuyết thật chậm mới có tác dụng. Điều này sẽ giúp các em không những ghi nhớ lý thuyết một cách tự nhiên, không đọc lướt mà còn hiểu sâu vấn đề.

Thứ hai, cùng một đơn vị kiến thức của bài kiểm tra Luyện từ và câu sẽ có nhiều cách hỏi, nhiều dạng bài tập nên cần làm nhiều dạng bài, dạng câu hỏi cả trắc nghiệm và tự luận.

Thứ ba, do số lượng bài học trải dài trong suốt 2 năm nên học sinh cần luân phiên ôn lại kiến thức cũ để không bị quên. Học sinh có thể làm điều này bằng cách tổng hợp các chủ đề.

Thứ tư, việc luyện tập kết hợp nên được tiến hành sớm, khi gần cuối học kì I lớp 5, học sinh đã hoàn thành khoảng 85% kiến thức của phần luyện từ và câu. Ngay từ giai đoạn này, học sinh nên lập thời gian biểu làm đề hàng tuần để tránh bị dồn công và quá tải khi về cuối.

– Làm quen với đọc hiểu và nhận thức

Vì vậy, với văn kể chuyện và miêu tả, văn cảm thụ là một dạng văn khá mới đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, trong các kỳ thi tuyển sinh lớp 6 của các trường chuyên, câu hỏi cảm thụ văn học xuất hiện nhiều lần với các mức độ khác nhau và chiếm khoảng 1/3-1/4 tổng điểm các bài thi. Chính vì vậy trong chương trình ôn tập lớp 2 không thể thiếu phần luyện đọc hiểu và cảm thụ làm văn. Để làm tốt dạng bài tập này, học sinh cần:

Thứ nhất, nắm các thể loại bài cảm thụ văn học có trong chương trình, bao gồm:

Thứ hai, nắm vững cách học đúng và viết tốt phần cảm thụ:

Để viết được đoạn văn nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong một tác phẩm văn học trước hết học sinh cần nắm được tác phẩm. Hiểu rồi mới thấy hay.

Đọc hiểu gồm 2 phần. Phần 1 là tập đọc nội dung, hiểu nghĩa câu, đọc gợi ý của các hình tượng nghệ thuật. Phần 2 là một tập tin chuyên sâu về kỹ thuật, đặc trưng bởi cách diễn đạt của tác giả. Đọc hiểu so sánh, nhân hóa, từ láy, đảo ngữ… Mỗi biện pháp nghệ thuật đều có hiệu quả biểu đạt riêng.

– Nắm vững các dạng văn miêu tả, kể chuyện, viết thư

Cuối cùng, các em có thể tham khảo các bài văn mẫu hoặc sách ôn tập để biết được một số cách mở bài hay, kết bài hay, không bị sáo mòn, khuôn mẫu.

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Mĩ thuật 3 năm 2023 – 2024 có đáp án

2. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 có đáp án:

2.1. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 có đáp án – đề 1:

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: …………………………………………..

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ)

CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:

– Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

(Theo Phạm Hổ)

* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?

A. Để tặng cho sẻ non.

B. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.

C. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.

Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?

A. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.

B. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.

C. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.

Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?

A. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.

B. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.

C. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.

Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:

A. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.

B. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.

C. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.

Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?

Bằng lăng và sẻ non là ……………………….

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (Nghe – viết)

a) Bài viết: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. (Sách Tiếng Việt 3 – Tập I, trang 51)

– Giáo viên đọc từ “Cũng như tôi” đến hết. (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

II. Đọc thầm và làm bài tập:

Câu 1. C. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.

Câu 2. B. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.

Câu 3. C. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.

Câu 4. A. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5đ)

– Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 5 điểm.

– Sai quá 5 lỗi không tính điểm.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

Bài mẫu 1:

Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ luôn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.

Bài mẫu 2:

Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất. Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi em học bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

2.2. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 có đáp án – đề 2:

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: …………………………………………..

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).

Học sinh đọc thầm bài: “Cậu bé thông minh” SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.

CẬU BÉ THÔNG MINH

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.

Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

– Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

– Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

– Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

– Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

Cậu bé bèn đáp:

– Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.

Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:

– Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

(TRUYỆN CỔ VIỆT NAM)

Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?

A. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

B. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà mái biết đẻ trứng.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?

A. Vì gà mái không đẻ trứng được.

B. Vì gà trống không đẻ trứng được.

C. Vì không tìm được người tài giúp nước.

Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?

A. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua đưa cho một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

 B. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một lưỡi hái thật sắc để xẻ thịt chim.

C. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:

A. Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

……………………………………………………

B. Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

………………………………………………….

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả: (5 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Người lính dũng cảm” SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 38 – 39 đoạn từ: “Bắn thêm một loạt đạn…… đến thằng hèn mới chui.”

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

Câu 1. A. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

Câu 2. B. Vì gà trống không đẻ trứng được.

Câu 3. C. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Câu 4. A. Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

Các sự vật được so sánh là: hai bàn tay em và hoa đầu cành

B. Trẻ em như búp trên cành

Các sự vật được so sánh là: trẻ em, búp trên cành

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5đ)

– Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 5 điểm.

– Sai quá 5 lỗi không tính điểm.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.

Gợi ý:

   + Em định viết thư gửi ai? (Ví dụ: Viết gửi cho ông nội hoặc bà nội)

   + Dòng đầu thư em sẽ viết thế nào? Em xưng hô như thế nào để thể hiện sự kính trọng và yêu quý? (Ví dụ: ông nội (bà nội) yêu quý của con!)

   + Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm ông (bà) điều gì, báo tin (kể) cho ông (bà) biết điều gì? (Hỏi thăm sức khỏe ông (bà); kể về kết quả học tập của em; kể cho ông (bà) tin mừng của gia đình em;…)

   + Cuối thư: Em chúc ông (bà) mạnh khoẻ, vui vẻ,…

   + Em hứa cố gắng chăm học, chăm làm,… đế ông (bà) vui. Hứa đến hè về thăm ông (bà)…

* Tinh cảm trong thư phải chân thành, đúng mực, không giả tạo, khách sáo.)

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 3 năm 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 3:

Mạch KT-KN

Số câu – số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 1 1 5 1
Số điểm 1 1 1 1 3 1
Câu số 1; 2 3; 4 5 6
Kiến thức Tiếng Việt Số câu 1 1 1 1 2
Số điểm 0,5 0,5 1 0,5 1,5
Câu số 7 8 9
Tổng Số câu 2 3 1 1 1 1 6 3
Số điểm 1 1,5 0,5 1 1 1 3,5 2,5

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Tự nhiên xã hội 3 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com