Đề thi giữa học kì 1 Vật lý 8 năm 2023 – 2024 có đáp án

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật Lý 8 năm 2022 – 2023 gồm 6 đề kiểm tra có đáp án và bảng ma trận chi tiết. Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm + tự luận (theo biểu điểm) với thời gian làm bài là 45 phút.

1. Đề cương ôn tập Vật lý 8:

1. Chuyển động cơ học là gì? cho VD? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Vì sao nói chuyển động có tính tương đối?

2. Viết công thức tính vận tốc? Độ lớn vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của cđ?

3. Thế nào là cđ đều và không đều? Nêu công thức tính vận tốc TB của cđ không đều?

4. Tại sao người ta nói lực là đại lượng véc tơ?

5. Thế nào là 2 lực cân bằng? Một vật chịu t/d của 2 lực cân bằng sẽ ntn khi: Vật đang đứng yên; khi vật đang cđ?

6. Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ là gì? Lấy ví dụ về lực ma sát có ích và có hại?

7. Viết công thức tính áp suất chất rắn ? Nêu các cách làm tăng, giảm áp suất chất rắn?

8. Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng? Công thức tính áp suất chất lỏng?

9. Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Lực đẩy Acsimet có phương, chiều và điểm đặt như thế nào?

10. Điều kiện để vật nổi, chìm và lơ lửng trong chất lỏng?

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Âm nhạc 8 năm 2023 – 2024 có đáp án

2. Đề thi giữa học kì 1 Vật lý 8 năm học 2023 – 2024:

2.1. Bộ đề số 1:

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1.Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của công cơ học?

A. N/m

B. N.m

C. N/m2

D. N/m3

Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất.?

A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây.

B. Công được xác định bằng lực tác dụng trong một giây.

C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t.

D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét.

Câu 3. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào làđơn vị của công suất?

A. Jun trên giây (J/s), kilôoat(kW). B. Oát(W), kilôoat(kW)

C. Kilôoat (kW), jun trên giây(J/s) D. Oát(W), kilôoat(kW), jun trên giây(J/s)

Câu 4. Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

C. Quả bóng đang lăn trên mặt đất.

D. lò xo bịép đặt ngay trên mặt đất.

Câu 5. Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?

A. Hòn bi năm yên trên sàn nhà. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.

C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay đến mục tiêu.

Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng?

A. Cơ năng phụ thuộc vào khối lượng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

C. Cơ năng của vật do vận tốc của vật mà có gọi làđộng năng.

D. Cơ năng của vật do trọng lượng của vật tạo nên gọi là động năng.

Câu 7. Thế năng đàn hồi phục thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

A. Khối lượng

B. Độ biến dạng của vật chất đàn hồi.

C. Vận tốc của vật

D. Khối lượng và chất làm vật

Câu 8. Hai bạn Nam và Đăng thi kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước năng gấp đôi của Đăng. thời gian kéo gàu nước lên của Đăng lại chỉ bằng nửa thời gian của Nam. sao sánh công suất trung bình của Nam vàĐăng. Câu hỏi nào sau đây là đúng?

A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi.

B. Công suất của Đăng lớn hơn vì thời gian kéo nước của Đăng chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Na.

C. Công suất của Nam và Đăng là như nhau.

D. Không có căn cứ để so sánh.

Phần II. Tự luận. (6,0 điểm)

Câu 9 (1,0 điểm): Phát biểu định luật về công?

Câu 10 (2,0 điểm):

a) Động năng của một vật phụ thuộc những yếu tố nào?

b) Lấy ví dụ vật có cả động năng và thế năng?

Câu 11 (3,0 điểm):

Một con ngựa kéo một cái xe đi với tốc độ 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N.

a) Tính quãng đường con ngựa kéo xe trong 1 giờ.

b) Tính công suất của ngựa.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 Vật lý 8

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm):

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A D C A B B C
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Phần II. Tự luận (6,0 điểm):

Câu Đáp án Điểm
Câu 9.

(1,0 điểm)

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại 1,0đ
Câu 10.

(2,0 điểm)

a) Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. 1,0đ
b) Lấy được ví dụ vật có cả động năng và thế năng: 1,0đ
 

 

 

 

 

 

Câu 11.

(3,0 điểm)

Tóm tắt:

V = 9km/h

F=200N

t = 1h =3600(s)

a) s =?

b) P = ? Bài giải

 

 

 

0,5đ

a) Trong 1h, con ngựa kéo xe đi được quãng đường là:

s = v.t

s= 9.1 = 9 km = 9000 m.

0,25

 

0,5

Công của lực ngựa kéo trong 1 giờ là:

A = F.s

A= 200.9000 = 1800000 J.

0,25

 

0,5

Công suất của ngựa trong 1 giờ = 3600 (s) là:

P = frac{A}{t}

P = frac{1800000}{3600} = 500W

0,25

0,25

 

0,5

2.2. Bộ đề số 2:

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1: Một vật đứng yên khi:

A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa.
B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần.
C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi.
D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi.

Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng:

A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.

Câu 3: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào ?

A. đơn vị chiều dài
B. đơn vị thời gian
C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
D. các yếu tố khác.

Câu 4. Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng?

A. 3 km.
B. 5,4 km.
C. 10,8 km.
D. 21,6 km.

Câu 5: Chuyển động của một vật càng nhanh khi:

A. Thời gian chuyển động càng dài.
B. Thời gian chuyển động càng ngắn.
C. Vận tốc chuyển động càng lớn.
D. Vận tốc chuyển động càng nhỏ.

Câu 6: Lực là nguyên nhân làm:

A. Tăng vận tốc của chuyển động.
B. Giảm vận tốc của chuyển động.
C. Không đổi vận tốc của chuyển động.
D. Thay đổi vận tốc của chuyển động.

Câu 7: Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình.
B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
C. Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng
D. Chỉ A, B sai.

Câu 8. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 9: Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật:

A. Đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
B. Đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Bị biến dạng.

Câu 10: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54km, với vận tốc  36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là:

A. 2/3 h
B. 1,5 h
C. 75 phút
D. 120 phút

II. TỰ LUẬN (5đ)

Câu 11(1đ): Nêu khái niệm chuyển động đều? Cho ví dụ

Câu 12 (1đ): Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s?

Câu 13 (1đ): Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng.

Câu 14 (2 đ): Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm. Tính áp suất của các chân ghế tiếp xúc lên mặt đất.

Đáp án

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 đ.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A C B C D D B C B

II. TỰ LUẬN(5 điểm)

Câu 11:( 1đ) Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.

VD : Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định

Câu 12 ( 1đ):

Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ?

Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h

Vận tốc của ôtô là:

mathrm{v}=frac{mathrm{s}}{mathrm{t}}=frac{100}{2}=50 mathrm{~km} / mathrm{h}

Đổi ra m/s là: mathrm{v}=50 mathrm{~km} / mathrm{h}=frac{50 mathrm{~km}}{1 mathrm{~h}}=frac{50000 mathrm{~m}}{3600 mathrm{~s}}=13,89 mathrm{~m} / mathrm{s}

Câu 13 ( 1đ): Dùng con lăn bằng gỗ hay các ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy.

Câu 14 (2đ):

Tóm tắt: m1 =60kg, m2 =4kg,

S = 4.8cm2 =32cm2 = 0,0032m2

p = ? N/m2

Bài giải

– Trọng lượng của gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn là:

P= 10m= 10 (60+4) = 640N = F ( vì P vuông góc với mặt sàn nằm ngang nên đóng vai trò là áp lực)

– Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:

ADCT: p = F:S = 640 : 0,0032 = 200.000 (N/m)

Vậy Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: 200.000 (N/m2)

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Địa lý 8 năm 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận đề thi vật lý 8:

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức, kĩ năng Mức độ kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Chương I. Cơ học Công cơ học. Định luật về công. công suất Nhận biết:

– Biết được công thức tính công, nêu được định luật về công.

– Biết được đơn vị của công, công suất.

– Biết được công suất là công thực hiện được trong 1 giây

Thông hiểu:

– Hiểu công suất để giải quyết bài tập thực tế

Vận dụng thấp:

– Vận dụng được công thức tính công cơ học, công suất và một số công thức liên quan để giải bài tập.

Vận dụng:

– Tính được công , công suất

3 1 3 1
2   Cơ năng, thế năng, động năng Nhận biết:

Biết được:

– Biết được khi nào vật có cơ năng

– Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào

Thông hiểu:

– Hiểu được vật nào có động năng, thế năng trong thực tế

– Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy được ví dụ minh họa

1 3  

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com