Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Dưới đây là Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3 năm học 2023-2024 có đáp án và có kèm theo ma trận đề thi giúp các em học sinh củng cố kiến thức ôn tập đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Nội dung ôn thi học kì 1 Tiếng Việt 3:

1. Đọc thành tiếng

– Đọc thành tiếng đúng, phát âm rành mạch, rõ ràng các đoạn văn, bài văn hoặc là học thuộc từ tuần 1 cho đến hết tuần 16 (tốc độ đọc tối thiểu khoảng 60 tiếng/phút); biết ngắt, nghỉ shơi đúng sau các dấu câu hoặc giữa các cụm từ rõ nghĩa.

– Biết cách đọc phân biệt lời của các nhân vật có trong đoạn đối thoại và lời của người dẫn truyện.

– Trong các bài học đã học nhắc lại được các nhân vật và các hình ảnh, chi tiết nổi bật và trả lời đc các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học.

2. Đọc hiểu

– Đọc thầm đoạn văn hoặc văn bản đọc sau đó trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung trong văn bản đọc.

– Từ loại: nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động.

– Nhận biết được câu giới thiệu, các câu nêu hoạt động, đặc điểm.

– Phát hiện ra các câu cảm, câu khiến và từ câu kể viết câu cảm hoặc câu khiến

– Trong bài đọc nhận biết được biện pháp tu từ so sánh: tìm các câu so, các sự vật được dùng để so sánh với nhau, điền các bộ phận đang còn thiếu để hoàn thiện câu so sánh.

– Biết cách dùng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi chấm, dấu hai chấm vào chỗ phù hợp.

3. Chính tả 

– Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu hoặc viết một đoạn thơ từ 2 đến 3 khổ thơ

– Viết các chữ cái in hoa, viết thường trong bài viết chính tả; các chữ viết thẳng hàng nhau và đều nét; trình bày theo đúng thể loại văn xuôi hoặc thơ.

– Quy tắc chính tả c/k, g/gh, ng/ngh; viết các chữ ghi tiếng mà có vần khó hoặc các chữ rất ít khi được dùng trong Tiếng việt.

4. Tập làm văn

– Viết được cấu tạo 3 phần của bài văn: mở bài, thân bài, kết bài.

– Biết được nội dung cơ bản của một số loại văn bản. – Dựa vào các câu gợi ý để viết đoạn văn theo đề bài yêu cầu.

Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 7 câu) miêu tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

Đề 2: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 8 câu) kể về một người thân mà em quý mến.

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Âm nhạc 3 năm học 2023 – 2024 có đáp án

2. Đề cương ôn thi học kì 1 Tiếng Việt 3:

1. Tập đọc  

– Giọng quê hương, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 76

– Đất quý đất yêu, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 84

– Nắng phương Nam, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 94

– Người con của Tây Nguyên, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 103

– Cửa Tùng, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 109

– Người liên lạc nhỏ, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 112

– Hũ bạc của người cha, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang121

– Nhà rông ở Tây Nguyên, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 127

– Đôi bạn, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 130

– Về quê ngoại, sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 133

2. Đọc hiểu

1. Viết tên các bài tập đọc:

– Quê hương. – Bắc – Trung – Nam.

– Anh em một nhà.

– Thành thị và nông thôn

2. Viết các từ ngữ: tr, ch, v, r, gi có trong bài chính tả Rừng cây trong nắng

3. Tìm các hình ảnh so sánh và ghi vào phía dưới 

a, Thân cây của tràm vươn cao lên thẳng lên trời như cây nến khổng lồ.

b, Con đường nhỏ ấy đã rất nhiều lần đưa tiễn người bản đi công tác và cũng đã từng chào đón cô giáo về bản tôi để dạy chữ.

c, Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc thẳng tắp và san sát như óng đũa.

4, Điền dấu phẩy và chỗ thích hợp

a, Ếch con rất ngoan ngoãn hoạt bát chăm chỉ và thông minh.

b, Ánh nắng cuối thu óng ả dù giữa buổi trưa chỉ dìu dịu.

c, Bầu trời xanh ngát xanh như dòng sông trong vắt lặng lẽ trôi giữa những ngọn cây bên hè phố.

3. Chính tả

Viết đoạn văn trong các bài tập đọc đã được học từ học kì 1.

4. Tập làm văn

Đề 1: Viết một bức thư ngắn (từ 7 đến 8 câu) thăm một người bạn mà em quý mến. 

Gợi ý: 

a, Em viết thư đến cho ai? Lời xưng hô của em với người nhận thư là gì?

b, Giới thiệu tên em là gì? Đang học trường nào và là học sinh lớp mấy?

c, Lí do em viết thư đến cho người người nhận thư để làm gì?

d, Hỏi thăm hỏi về sức khỏe, công việc của người nhận thư từ em.

g, Lời chúc và lời chia tay dành cho người nhận thư, lời hẹn và k ký tên

Đề 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một bức tranh cảnh đẹp nước ta. 

Gợi ý: 

a, Bức tranh là cảnh gì? Cảnh đó ở đâu?

b, Màu sắc của bức tranh thế nào?

c, Trong tranh có cảnh gì đẹp?

d. Cảnh trong bức tranh gợi ra cho em suy nghĩ gì?

Đề 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu về tổ của em trong lớp học. 

Gợi ý:

a, Tổ của em là tổ thứ mấy? Bao gồm mấy người đó là các bạn nào?

b, Các bạn trong tổ là người dân tộc gì?

c, Đặc điểm của mỗi bạn là gì?

d, Những việc tốt mà các bạn ấy đã làm trong học tập?

e, Suy nghĩ của em về các bạn trong tổ của mình?

Xem thêm: Đề thi học kì 1 môn Toán 3 năm học 2023 – 2024 có đáp án

3. Bộ đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3 có đáp án:

3.1. Đề 1:

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian từ 3 đến 5 phút/ Học sinh.

– Dựa vào nội dung bài đọc, giáo viên đặt câu hỏi để cho học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI

Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con:

– Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây.

Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con:

– Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé!

Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”.

Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen:

– Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!

(Vân Nhi)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì? (0,5 điểm)

A. Đi hái trái cây.

B. Đi học cùng Thỏ con.

C. Đi săn bắt.

Câu 2: Sắp xếp thứ tự câu theo trình tự nội dung bài đọc: (0,5 điểm)

1. Khi con cùng Thỏ chạy đuổi bắt Chuồn Chuồn.

2. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ.

3. Khi con khiến mẹ buồn vì không mang được trái cây nào về nhà.

A. 3 – 1 – 2.

B. 1 – 3 – 2.

C. 2 – 1 – 3.

Câu 3: Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây? (0,5 điểm)

A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ.

B. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình.

C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.

Câu 4: Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen? (0,5 điểm)

A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.

B. Vì Khỉ con đã không bị ngã khi đi hái trái cây.

C. Vì Khỉ con đã biết giúp đỡ người khác trên đường đi hái trái cây.

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1 điểm)

………..

Câu 6: Viết 2 – 3 câu kể về một lần em mắc lỗi với người thân. (1 điểm)

………..

Câu 7: Tìm một câu cảm được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

………..

Câu 8: Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: (0,5 điểm)

a) chăm chỉ 1) xui xẻo

b) hèn nhát 2) dũng cảm

c) tiết kiệm 3) lười biếng

d) may mắn 4) lãng phí

Câu 9: Đặt một câu trả lời cho câu hỏi: Ai thế nào? (1 điểm)

………..

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Lá bàng

Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.

(Đoàn Giỏi)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích

Đáp án đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

Câu 1. A (0,5đ) ‘

Câu 2. B (0,5đ)

Câu 3. C (0,5đ)

Câu 4. A (0,5đ)

Câu 5:

Bài học: Chúng ta phải ngoan ngoãn và vâng lời bố mẹ, không nên mải chơi vì sẽ làm cho bố mẹ buồn. (1đ)

Câu 6:

Học sinh liên hệ với bản thân kể về những lần mà mình mắc lỗi với người thân. (1đ)

Câu 7:

Câu cảm: Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu! (0,5đ)

Câu 8: (0,5đ) a – 3 b – 2 c – 4 d – 1

Câu 9: (1 đ)

Ví dụ: Bác nông dân chăm chỉ cày bừa thửa ruộng của nhà mình.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ) 

1. Chính tả (4đ) 

– Viết kiểu chữ thường và cỡ chữ nhỏ (0,5đ)

– Viết đúng chính tả các từ ngữ và các dấu câu (3 đ)

– Trình bày đúng theo mẫu, sạch sẽ (0,5đ)

2. Luyện tập (6đ) 

Bố mẹ em mới mua một chiếc tivi có hiệu LG rất to, đẹp và hiện đại. Chiếc tivi được thiết kế màn hình phẳng, có độ dày chỉ khoảng tầm 2cm nên nó rất mỏng và gọn. Chiếc tivi được sơn màu đen bóng loáng trông rất sang trọng và sạch sẽ. Tivi có hình chữ nhật, có chiều dài khoảng tầm 140cm, chiều rộng là 72cm và màn hình rộng 55inch. Em rất thích chiếc tivi này, nhờ có nó mà gia đình em gxem được nhiều chương trình hơn và có chế độ kết nối internet giúp cho em dễ dàng học bài hơn.

3.2. Đề 2:

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian từ 3 đến 5 phút/ Học sinh.

– Dựa vào nội dung bài đọc, giáo viên đặt câu hỏi để cho học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

ĐÀ LẠT

Đà Lạt nằm ở tỉnh Lâm Đồng với khí hậu mát mẻ và những dòng thác nổi tiếng.

Những du khách đặt chân đến Đà Lạt sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ của thành phố này. Nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng lại se lạnh vào buổi tối nên nó được mới được gọi với cái tên mỹ miều là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”. Ở Đà Lạt có rất nhiều hồ nước đẹp cùng với những khu vườn bạt ngàn hoa. Những thác nước cao vút tuôn trắng xóa mang vẻ đẹp kì ảo cũng là một điểm thu hút khách du lịch ở nơi đây.

Những du khách đến đây rất thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương hay thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận. Ngoài ra tại Đà Lạt, khách du lịch trong và ngoài nước có thể tham quan những làng dân tộc, cùng người dân bản địa giao lưu và thưởng thức những món ăn truyền thống như thịt lợn rừng hoặc rượu cần…

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Thành phố Đà Lạt nằm ở tỉnh nào nước ta? (0,5 điểm)

A. Đà Lạt

B. Lâm Đồng

C. Đắk Lắk

Câu 2: Những du khách đến Đà Lạt bị choáng ngợp bởi điều gì? (0,5 điểm)

A. Khí hậu mát mẻ

B. Vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ

C. Sự thân thiện, nhiệt tình của người dân

Câu 3: Vì sao Đà Lạt được gọi với cái tên là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”? (0,5 điểm)

A. Vì nơi đây se lạnh vào buổi tối.

B. Vì nơi đây có các loài hoa mùa xuân nở quanh năm.

C. Vì nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng se lạnh vào buổi tối.

Câu 4: Những du khách tới Đà Lạt thích làm gì? (0,5 điểm)

A. Du khách thích tham quan những làng dân tộc và thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận.

B. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương và thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận.

C. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương và thưởng thức những món ăn truyền thống như thịt lợn rừng hoặc rượu cần…

Câu 5: Đoạn văn trên đã cung cấp cho em những thông tin gì về Đà Lạt? (1 điểm)

……….

Câu 6: Viết 2 – 3 câu nói về một địa điểm du lịch mà em đã đi đến. (1 điểm)

……….

Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: (0,5 điểm)

Mát mẻ Bó hoa Kì ảo Thành phố Ấm áp

– Từ ngữ chỉ sự vật:……….

– Từ ngữ chỉ đặc điểm:……….

Câu 8: Tìm trong bài thơ một từ có nghĩa trái ngược với từ cẩu thả. (0,5 điểm)

………

Câu 9: Đặt câu với từ mà em tìm được trong câu 8. (1 điểm)

……….

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Bãi ngô

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần.

(Nguyên Hồng)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể về một hoạt động khi em ở trường học.

Gợi ý:

– Giới thiệu về hoạt động (thời gian, nơi diễn ra, người tham gia).

– Diễn biến của hoạt động đó.

– Suy nghĩ khi thực hiện hoạt động đó.

– Nêu cảm xúc của em khi hoàn thành hoạt động đó.

Đáp án đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

Câu 1. B (0,5đ)

Câu 2. B (0,5đ)

Câu 3. C (0,5đ)

Câu 4. B (0,5đ)

Câu 5:

Các thông tin mà đoạn văn cung cấp là: vị trí, thời tiết, cảnh đẹp, hoạt động của du khách tham quan. (1đ)

Câu 6:

Học sinh liên hệ với bản thân (1đ)

Câu 7: (0,5đ)

– Các từ ngữ chỉ sự vật đó là: thành phố, bó hoa

– Các từ ngữ chỉ đặc điểm đó là: mát mẻ, ấm áp, kì ảo.

Câu 8. Cẩn thận (0,5đ)

Câu 9:

Ví dụ: Bé An cẩn thận viết nắn nót từng câu, từng chữ,… (1đ)

B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ) 

1. Chính tả (4đ)

– Viết kiểu chữ thường và cỡ chữ nhỏ (0,5đ)

– Viết đúng chính tả các từ ngữ và các dấu câu (3 đ)

– Trình bày đúng theo mẫu, sạch sẽ (0,5đ)

2. Luyện tập (6đ) 

Hôm nay, trường của em có tổ chức một buổi tham quan Làng văn hóa – Du lịch của các dân tộc Việt Nam. Chúng em đã có mặt ở trường từ 6 giờ 30 phút, sau đó khoảng bảy giờ, xe đến nơi đón chúng em. Chúng em đã được tận mắt tham quan các gian nhà ở của người dân tộc Việt Nam. Sau đó, cả lớp em còn được chơi các trò chơi dân gian ở nơi đây. Hôm nay em đã có một chuyến đi tham quan rất tuyệt vời và vui vẻ.

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Mĩ thuật 3 năm học 2023 – 2024 có đáp án

4. Ma trận đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3:

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo

Kĩ năng NỘI DUNG  

Số điểm

MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3  

Tổng điểm

TN TL TN TL TN TL

Đọc tiếng &

Đọc hiểu

(ngữ liệu truyện đọc từ 195 đến 200 chữ)

Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. – Đọc từ 70 đến 80 tiếng/phút

– Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói)

 

4 điểm

Đọc hiểu văn bản

 

 

2 điểm

Câu 1,2,3 Câu 4  

 

 

 

6 điểm

Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn 1 điểm Câu 6
Từ ngữ: thuộc các chủ điểm trong học kì I 1 điểm Câu 5
Biện pháp tu từ (từ so sánh, từ có nghĩa giống nhau, từ trái nghĩa, từ so sánh) 0,5 điểm Câu 7
Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, câu kể, câu hỏi 1 điểm Câu 9
0,5 điểm Câu 8

Viết

(Chính tả – Tập làm văn)

Chính tả

 

Viết bài Nghe – viết đoạn văn từ 50 đến 55 chữ/15 phút  

3 điểm

Bài tập Nối đúng từ ngữ 1
Viết đoạn văn Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu theo chủ đề đã học  

6

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Tự nhiên xã hội 3 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com