Cảm nhận bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chọn lọc hay nhất

Ai đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm trọng điểm trong chương trinh học lớp 12 và là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong kì kì thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, tác phẩm này rất khó để tiếp thu chính vì vậy tại bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu tác phẩm này.

1. Dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông:

1.1. Mở bài:

Tác giả

– Hoàng Phủ Ngọc Tường có sở trường với bút kí

– Ông là người có công đưa thể tuỳ bút lên tầm cao mới và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào

– Các sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ, trữ tình, nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều

– Lối hành văn hướng nội súc tích mê đắm tài hoa

Tác phẩm

– Bài kí được sáng tác vào ngày 4-1-1981, sau được in trong tập cùng tên năm 1986.

– Tác phẩm được gợi cảm hứng trước vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương.

– Chính nhà văn cũng từng viết: “Chính sông Hương và thành phố của nó đã gợi cho tôi chút gì vang bóng của thời gian. Hình tượng gặp tình nhân lí tưởng của Thuý Kiều tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc cả hai cùng kết hợp gắn bó trong một tình yêu muôn thưở.”

1.2. Thân bài:

a. Hình tượng sông Hương

*Dòng sông thiên nhiên

Vẻ đẹp của sông  thượng nguồn: “bản trường ca của rừng già”, “rầm rộ”,”chói lọi”,“người con gái Di-gan”,”hun đúc”, “người con gái của rừng già”, “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”,….

Vẻ đẹp của sông Hương từ thượng nguồn đến Huế: sông Hương như một người con gái dịu dàng, đầy nữ tính, quyến rũ, lả lơi đang chờ đợi người tình trăm năm.

Vẻ đẹp của sông Hương trong lòng Huế: sông Hương hiện lên mang những cảm xúc rất con người sau hành trình dài mong đợi tìm kiếm người yêu nay trở nên vui sướng, yên tâm hạnh phúc quấn quýt, say đắm trong tình yêu.

Vẻ đẹp của sông Hương khi từ biệt người yêu- thành phố Huế để đi ra biển: Sông Hương lưu luyến, bịn rịn với một khát vọng được gắn bó, được lưu lại mãi với mảnh đất Huế.

*Dòng sông lịch sử

Người con gái Hương giang như là một nhân chứng lịch sử của Huế: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến bao cảnh đau thương, mất mác của các cuộc khởi nghĩa,…

Người con gái Hương giang đầy anh hùng: trong bao cuộc chiến đấu anh hùng trong thời kì trung đại đến những chiến công vang dội của cách mạng tháng Tám, sông Hương đều gắn bó không rời với thành phố Huế.

*Dòng sông văn hóa

Hương giang là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở” với toàn bộ nền nhã nhạc, âm nhạc cổ điển Huế hay những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều,….đều được sinh thành trên dòng sông Hương.

Người con gái Hương giang còn là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya và nàng không bao giờ lặp lại mình trong các tác phẩm, cảm hứng thơ ca của các thi nhân.

b. Hình tượng cái tôi tác giả

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn ngắm dòng sông ở nhiều góc độ, miêu tả, khắc hoạ dòng sông ở nhiều phương diện. Qua đó có thể thấy ông là một nhà văn luôn độc đáo, sáng tạo trong liên tưởng, so sánh cùng một lối viết tài hoa, uyên bác. Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thực mang trong mình một cái tôi nghệ sĩ có tình yêu nồng nàn, yêu say đắm, yêu tha thiết với dòng sông Hương, với thành phố Huế và với quê hương, đất nước.

1.3. Kết bài:

– Đánh giá giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

2. Cảm nhận bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chọn lọc hay nhất:

Dòng sông Hương xinh đẹp là một đặc trưng của Huế với những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, dịu dàng, thơ mộng. Có lẽ bởi vì thế nên các nhà thơ, nhà văn khi viết về dòng sông này đều hết sức nâng niu, trân trọng. Và Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng không ngoại lệ, ông cũng đã dành cho sông Hương những rung cảm như thế. Bằng ngòi bút nghệ thuật tài năng cùng tình yêu thương, sự gắn bó với Hương giang, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết lên tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, từ đó mang đến cho người đọc những vẻ đẹp của người con gái Hương Giang.

Trước hết, tác giả làm nổi bật lên vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn.”Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói… thành phố duy nhất”. Nhà văn đã đặt dòng sông thương ở thế so sánh ngang với những dòng sông đẹp khác trên thế giới. Qua đây, ông khẳng định sông Hương là một dòng sông đẹp, thơ mộng, tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp sông Hương, đồng thời thể hiện tình yêu Huế, yêu thiên nhiên đất nước của tác giả. “Chỉ sông Hương…duy nhất”. Câu văn đã khẳng định được sự độc đáo, thuỷ chung của sông Hương, song song với đó làm nổi bất được vổn hiểu biết phong phú về địa lý của tác giả.

Sông Hương mang một vẻ đẹp đầy dữ dội mà hết sức trữ tình.”Trước khi về đến vùng châu thổ…bí ẩn”. Đây là một biện pháp so sánh đầy tinh tế, khiến sông Hương hiện lên giống như bản trường ca dài, hào hùng đầy nguyên sơ và mang âm hưởng sử thi. Bản trường ca ấy là sự kết hợp hoàn hảo bởi nhiều cung bậc, tiết tấu. Ở câu văn tiếp theo, tác giả sử dụng một loạt các động từ, tính từ, tạo một hiệu quả nghệ thuật hết sức độc đáo”rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn….đáy vực bí ẩn”. Các từ như “rầm rộ,mãnh liệt,cuộn xoáy,…” đã gợi lên sự mãnh liệt, hùng vĩ, dữ dội, tràn đầy sức sống của sông Hương. Một lần nữa, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại tiếp tục thể hiện được vốn hiểu biết sâu rộng của mình về kiến thức âm nhạc.

Sông Hương khoác lên mình một vẻ đẹp hết sức trữ tình. “Và cũng có lúc…của hoa đỗ quyên rừng.” Đây là một hình ảnh đầy sức gợi. “Chói lọi” đã gợi lên một sắc đỏ tươi như phát sáng, gợi lên một vẻ đẹp rực rỡ, nóng bỏng, quyến rũ của Hương giang. “Dặm dài” gợi lên một sắc đỏ như được trải dài đến không gian bao la, rộng lớn. Một câu văn dài kết hợp với cách ngắt nhịp nhanh, dồn đạp cùng thủ pháp đối lập đã giúp sông Hương hiện lên vừa mang vẻ đẹp dữ dội mãnh liệt vừa thơ mộng, trữ tình biết bao.

Người con gái Hương giang ấy mang trong mình tâm hồn, tính cách của một cô gái Di-gan. “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương….man dại.”Ở đây, tác giả đã so sánh sông Hương như một người con gái Di-gan. Cô gái Di-gan là một cô gái trẻ trung, sống du mục thích ca hát, nhảy múa. Hình ảnh sông Hương lúc này hiện lên nổi bật với cá tính riêng biệt, một dòng sông mang vẻ đẹp tự do, phóng khoáng, trong sáng, hồn nhiên, tràn đầy sức sống song cũng rất bản lĩnh, gan dạ.

Sông Hương còn mang trong mình một mối quan hệ với rừng già “Rừng già đã hun đúc cho…của mình.” “Hun đúc” là một động từ chỉ sự nuôi dưỡng, tôi luyện. Do cấu trúc đặc biệt của rừng già mà nó đã làm lên bản lĩnh gan dạ cho dòng sông. Rừng già đã “chế ngự”, ngăn lại bản năng hoang dã của cô gái Di-gan và biến sông Hương trở thành người mẹ phù sa dịu dàng, trí tuệ. Hai hình ảnh so sánh và nhân hoá khiến sông Hương trở nên trưởng thành, sang trọng, quý phái, mang cốt cách văn hoá. Hình ảnh “người mẹ phù sa…xứ sở” đã nhấn mạnh được vai trò của sông Hương khi nó bồi đắp phù sa phì nhiêu màu mỡ cho những mảnh đất mà nó đi qua và sinh thành, nuôi dưỡng những giá trị văn hoá cho quê hương xứ sở. Có một lời nhắn nhủ và nhắc nhở khiến người đọc hết sức tâm đắc. “Nếu chỉ mải mê…Kim Phụng”. Hoàng Phủ Ngọc Tường am hiểu tường tận về dòng sông Hương cùng sự công phu, muốn lên đến tận cùng nơi thượng nguồn để ngắm vẻ đẹp của nó. Điều này đã lí giải vì sao sông Hương ra khỏi núi không còn man dại ở nơi thượng nguồn. Dòng sông đã khoá cửa tâm hồn, đã giấu đi một phần bản chất, một phần tâm hồn sâu thẳm của nó ở những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

Ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường tiếp tục bay cao bay xa, vẽ ra trước mắt chúng ta là vẻ đẹp của dòng sông Hương và ngoại ô thành phố Huế. Trước hết, sông Hương hiện lên mang vẻ đẹp đầy nữ tính qua biện pháp nhân hoá và ẩn dụ: ‘Phải nhiều…hoa dại”. Đây là một hình ảnh giàu sức gợi,, gợi ra dáng nằm của sông Hương đầy thơ mộng, gợi cảm và duy dáng. Sông Hương hiện lên như một người con gái đầy nữ tính, quyến rũ, lả lơi đang chờ đợi người tình trăm năm đến đánh thức dậy. Câu văn nhuốm màu cổ tích ‘nàng công chúa ngủ trong rừng” đang “mơ màng” trong một giấc ngủ đẹp đầy quyến rũ, dòng sông như thực như mơ- cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại. Đây là một không gian diễm lệ, trong trẻo, thơ mộng, nhuốm màu cổ tích.

Sông Hương hiện lên với một vẻ đẹp mạnh mẽ, chủ động. Người con gái Hương giang ấy chuyển dòng một cách liên tục. “Vừa ra khỏi vùng núi…liên tục”. Có lúc “nó theo hướng nam bắc….xuôi dần về Huế”. Sông Hương lúc này giống như một người con gái bắt đầu một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp người tình mong đợi của nó-thành phố Huế thân yêu. Sự chuyển dòng đã bừng tỉnh dòng, bừng dáng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân. Người con gái Hương giang lúc này như đang vội vã, háo hức bắt đầu tìm kiếm người tình mong đợi sau bao ngày xa cách. Khi chảy qua vùng đồng bằng, sông Hương còn có nhiều ngã rẽ, khúc quanh. “Sông Hương vòng giữa….chân đồi Thiên Mụ.”Sông Hương đã uốn mình theo những đường cong thật mềm mại,nữ tính, gợi cảm và đầy quyến rũ. Lại một lần nữa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện được vốn hiểu biết đầy phong phú của mình về lĩnh vực địa lý. Hình ảnh dòng sông lúc này gợi liên tưởng đến nét”ngoằn ngoèo” của áng tóc trữ tình tuôn dài, tuôn dài của sông Đà.

Sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ với cảnh quan đôi bờ. “Từ Tuần về đây…của Trường Sơn.” Hai từ “dư vang” đã gợi lên một dư âm vang vọng, gợi ra dòng chảy sông Hương vẫn mang sức sống mãnh liệt của đại ngàn. “Vượt qua một…con thoi”. Hai từ “sừng sững” cùng biện pháp so sánh “như thành quách” đã diễn tả vẻ đẹp hùng vĩ, uy nghiêm của những dãy đồi bên bờ. “Những điểm cao đột ngột… Lựu Bảo” đã gợi lên một bức tranh sông Hương như chạm như khắc. Chính những dãy đồi sừng sững ấy như kiềm chế sức mạnh của sông Hương khiến cho dòng sông mềm mại, nhỏ bé và dịu dàng hẳn đi như một tấm lụa.

Chính “những chiếc…thoi” đã dệt lên tấm lụa khổng lồ. Để từ đó, sông Hương hiện lên với một vẻ đẹp lộng lẫy. Khi qua lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản “sắc nước trở nên xanh thăm thẳm” Đây là một màu xanh đậm có chiều sâu thăm thẳm. Khi đi qua những ngọn đồi thì sông Hương phản chiếu màu sắc trên nền trời tây nam, thành phố “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” Hình ảnh ấy đã gợi lên vẻ đẹp lộng lẫy như một đoá hoa phù dung mà chỉ riêng Huế mới có. Cảnh sắc đôi bờ hiện lên thật diễm lệ, sông Hương như có một diện mạo xinh đẹp, lộng lẫy, quyến rũ. Người con gái sông Hương như đang sửa soạn, điểm trang để chuẩn bị gặp người mình yêu thương.

Sông Hương mang vẻ đẹp như triết lí như cổ thi.”Giữa đám quần sơn…thượng lưu”. Khi chảy qua lăng tẩm đền đài- nơi yên nghỉ của các vua chúa, sông Hương như trầm mặc hẳn đi bởi nó đang chảy qua một giấc ngủ nghìn năm của các vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch. Những từ ngữ “u tịch, âm u, thiên cổ,…” đã gợi ra không khí cổ lính, chính trầm tích lịch sử ấy mang lại vẻ trầm mặc cho sông Hương.Hình ảnh so sánh sông Hương “như triết lĩ, như cổ thi” mang đầy sức gợi. “Triết lí” là sự trải nghiệm mà được đúc kết thành chân lí.”Cổ thi” là thơ cổ giàu chất thơ chất hoạ. Hình ảnh trừu tượng nhưng giúp dòng sông hội tụ dấu ấn của thi ca, triết học và nhạc hoạ. Sông Hương còn như hoà nhập với mảnh đất, con người xứ Huế khi nó gặp “tiếng chuông…tiếng gà.”

 Giữa lòng thành phố thương yêu, sông Hương mềm mại như một dải lụa, lưu tốc của sông Hương ở đoạn này cũng giảm hẳn đi. “Những chi lưu…yên tĩnh.” Nhà Văn còn liên tưởng tới dòng chảy hùng vĩ của sông Nê-va nước Nga với những câu văn giàu chất thơ “Tôi đã đến…Ban-tich.” Hoàng Phủ Ngọc Tường con liên tưởng tới nhà triết học Hô-ra-clit đã khóc suốt một đời vì những thành phố. Điệu chảy khác thường của sông Hương lúc này được tác giả gọi là điệu slow tình cảm mà sông Hương dành riêng cho Huế. Điệu slow tình cảm ấy còn gắn với văn hoá tâm linh của xứ Huế “có thể cảm nhận…trôi về.”

Người con gái Hương giang còn là nhân vật ghi dấu lại bao nét văn hoá của dân tộc, đó là những khi về đêm với làn điệu ca Huế ngọt ngào trên dòng sông Hương, là người tài nữ trên khoang thuyền với tiếng đàn tinh tế, say đắm lòng người khi đêm khuya xuống, là những câu hò dân gian khiến bao người mê đắm.

Dường như với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã trở thành một phần đặc biệt của vùng đất cố đô Huế thân thương- nơi mà ông gửi bao thương, gửi bao nhớ. Dưới ngòi bút nghệ thuật tài tình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đẫ khiến Sông Hương hiện lên như hồn thơ của những người thi sĩ, có tâm trạng, có cảm xúc buồn, có cảm xúc vui, có cảm xúc thương, có cảm xúc nhớ, có cảm xúc dịu dàng, có cảm xúc e ấp và có cả sự quật cường,mạnh mẽ, mãnh liệt, dữ dội. Sông Hương hiện lên như có linh hồn tràn đầy sức sống của một cô gái si tình say đắm trong tình yêu. Qua đó, thể hiện được tình yêu, niềm tự hào tha thiết của tác giả với dòng sông Hương và xứ Huế mộng mơ.

3. Những nhận định về tác giả và tác phẩm:

“Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hoá và lịch sử của các điều kiện đời sống… Văn anh giàu những tư liệu lấy từ sử sách tri thức khoa học và huyền thoại kí ức cá nhân loé lên những ánh sáng bất ngờ… Cái mới của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khám phá bình diện văn hoá với tư liệu lịch sử phong phú và một tâm hồn Huế nồng nàn”.-Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử từng nhận định về Hoàng Phủ Ngọc Tường và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Hoàng Cát cũng từng có những nhận định về Hoàng Phủ Ngọc Tường : “Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn hiện lên là một nhà văn hoá hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế” .

Có thể nói Hoàng Phủ Ngọc Tường và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã trở thành một trong những dấu ấn khó phai trong nền văn học Việt Nam. Đi cùng thời gian, người đọc vẫn sẽ mãi nhớ về người nghệ sĩ một lòng với Huế cùng người con gái Hương giang lúc dữ dội, man dại, lúc lại đằm thắm, trữ tình, nhẹ nhàng.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com