Đề thi cuối học kì 2 môn Hoá học lớp 8 có đáp án năm 2023

Dưới đây là đề thi cuối học kì 2 môn Hoá học lớp 8 có đáp án năm 2023. Đề thi này được thiết kế để đánh giá kiến thức của học sinh về các khái niệm cơ bản trong môn Hoá học, bao gồm các đơn vị đo lường, các phản ứng hóa học cơ bản, cấu trúc nguyên tử và bảng tuần hoàn. Để giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi này, chúng tôi đã bao gồm đáp án chi tiết để học sinh có thể tự kiểm tra và sửa chữa bài của mình.

1. Bí quyết làm bài thi đạt điểm cao môn hoá học

Để có thể làm bài kiểm tra môn hóa học đạt điểm cao bạn cần phải lắm những lý thuyết của bài học, đồng thời nắm vững một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình,…).

– Liệt kê tất cả các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) đã yêu cầu.

– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)

– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)

– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …

– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích,…) để giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 có đáp án 2023

2. Đề thi cuối học kì 2 môn Hoá học lớp 8 có đáp án năm 2023 chuẩn nhất:

2.1. Đề thi:

I. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vão chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.

Câu 1: Dãy hợp chất gồm các chất thuộc loại muối là:

A. Na2O, CuSO4, KOH

B. CaCO3, MgO, Al2(SO4)3

C. CaCO3, CaCl2, FeSO4

D. H2SO4, CuSO4, Ca(OH)2

Câu 2: Cho những oxit sau: SO2, K2O, CaO, N2O5, P2O5, BaO. Dãy gồm những oxit tác dụng với H2O, tạo ra bazơ là:

A. SO2, CaO, K2O

B. K2O, N2O5, P2O5

C. CaO, K2O, BaO

D. K2O, SO2, P2O5

Câu 3: Những oxit sau: CaO, SO2, Fe2O3, Na2O, CO2, P2O5. Dãy gồm những oxit tác dụng với nước tạo ra axit là:

A. CaO, SO2, Fe2O3

B. SO2, Na2O, CaO

C. SO2, CO2, P2O5

D. CO2, Fe2O3, P2O5

Câu 4: Cho các bazơ sau: LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3. Dãy bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm là:

A. Ca(OH)2, LiOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2

B. Ca(OH)2, KOH, LiOH, NaOH

C. KOH, LiOH, NaOH, Al(OH)3

D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2, KOH

Câu 5: Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:

A. H2SO4, giấy quỳ tím.

B. H2O, giấy quỳ tím.

C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.

D. dung dịch HCl, giấy quỳ tím.

Câu 6: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. số gam chất tan tan trong 100 gam nước.

B. số gam chất tan tan trong 100 gam dung môi.

C. số gam chất tan tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. số gam chất tan tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

II. Tự luận

Câu 7: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than (chứa 95% cacbon). Những tạp chất còn lại không cháy được.

(Biết H=1, C=12, O=16, Fe=56, K=39, N=14).

Câu 8: Viết phương trình hóa học biểu diễn dãy biến hóa sau:

a)     S → SO2 → H2SO3

b)     Ca → CaO → Ca(OH)2

Câu 9: Ở 20ºC, hòa tan 60 gam KNO3 vào 190 gam H2O thì thu được dung dịch bão hòa. Hãy tính độ tan của KNO3, ở nhiệt độ đó.

2.2. Đáp án:

I. Trắc nghiệm

Câu 1: chọn C

Muối là hợp chất hóa học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

Câu 2: chọn C

Chỉ có oxit kim loại (K2O, BaO, CaO) tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng.

Câu 3: chọn C

Chỉ có những oxit axit mới tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit tương ứng.

Câu 4: chọn B

Chỉ có 5 bazơ tan trong nước tạo ra dung dịch bazơ là: LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.

Câu 5: chọn B

Cho nước lần lượt vào các chất rắn. Chất rắn không tan là FeO, các chất còn lại tan. P2O5 + 3H2O  2H3PO4

Nhúng quỳ tím vào các dung dịch thu được:

+) Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là sản phẩm của P2O5

+) Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là Ba(OH)2

+) Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO3

Câu 6: chọn D

II. Tự luận

Câu 7: Khối lượng C có trong 1 tấn than là:

Đề thi Hóa học 8Đề thi Hóa học 8

 

Câu 8:

Đề thi Hóa học 8Đề thi Hóa học 8

Câu 9: Cứ 190 gam H2O hòa tan hết 60 gam KNO3 tạo dung dịch bão hòa

100 gam H2O hòa tan hết x gam KNO3.

Đề thi Hóa học 8Đề thi Hóa học 8

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Tin học lớp 8 có đáp án năm 2023

3. Đề thi cuối học kì 2 môn Hoá học lớp 8 có đáp án năm 2023 phổ biến nhất:

3.1. Đề thi:

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Khử 12g sắt(III) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc) là

A. 5,04 lít

B. 7,36 lít

C. 10,08 lít

D. 8,2 lít

Câu 2: Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo thành bazơ tương ứng?

A. Fe2O

B. CaO

C. SO3

D. P2O5

Câu 3: Oxit của một nguyên tố có hóa trị II chứa 20% oxi (về khối lượng). Nguyên tố đó là:

A. đồng

B. nhôm

C. canxi

D. magie

Câu 4: Trong dãy chất sau đây, dãy chất nào toàn là oxit?

A. H2O, MgO, SO2, FeSO4

B. CO2, SO2, N2O5, P2O5

C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO

D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4

Câu 5: Cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là:

A. 2 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 4 lít

Câu 6: Trường hợp nào sau đây chứa khối lượng nguyên tử hiđro ít nhất?

A. 6.1023 phân tử H2

B. 3.1023 phân tử H2O

C. 0,6g CH4

D. 1,50g NH4Cl

II. Tự luận

Câu 7: Dẫn khí hiđro đi qua CuO nung nóng.

Viết phương trình hóa học xảy ra.

Sau phản ứng, thu được 19,2 gam Cu. Tính khối lượng CuO tham gia phản ứng và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.

(Biết O=16, Cu=64, Al=27, H=1, S=32).

Câu 8: Hãy định nghĩa: axit, bazơ, muối và cho ví dụ minh họa.

Câu 9: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

Fe2O3 + ? −to→ Fe + ?

Zn + HCl → ZnCl2 + ?

Na + H2O  NaOH + ?

KClO3 −to→ KCl + ?

Al + H2SO4 (loãng)  ? + ?

3.2. Đáp án:

I. Trắc nghiệm

Câu 1: chọn A

Ta có: nFe2O3= 12/160 = 0,075 (mol)

Phản ứng: Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O (1)

(mol) 0,075 → 0,225

Từ (1) → nH2= 0,225 (mol) → VH2= 0,225 x 22,4 = 5,04 (l)

Câu 2: chọn B

Câu 3: chọn A

Gọi công thức axit của kim loại hóa trị II, có dạng; RO.

Theo đề bài, ta có: %O = 16/(R+16) x 100% = 20%

R + 16 = 1600/20 = 80 → R = 64: đồng (Cu)

Câu 4: chọn B

Câu 5: chọn C

Ta có: nZn = 6,5/65 = 0,1 (mol)

Phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1)

(mol) 0,1 → 0,1

Từ (1) → nH2= 0,1 (mol) → VH2= 0,1 x 22,4 (l)

Câu 6: chọn D

– Số nguyên tử H trong 6.1023 phân tử H2 là:

2.6.1023 = 1,2.1024 (nguyên tử)

– Số nguyên tử H trong 3.1023 phân tử H2O là:

2.3.1023 = 6.1023 (nguyên tử)

– Số mol CH4 là 0,6 : 16 = 0,0375 mol

→ Số nguyên tử H trong 0,6 gam CH4 là:

0,0375.4. 6.1023 = 9.1022 (nguyên tử)

– Số mol NH4Cl là 1,5 : 53,5 = 0,028 mol

→ Số nguyên tử H trong 1,5 gam NH4Cl là:

0,028.4. 6.1023 = 6,72.1022 (nguyên tử)

Vậy trong 1,5 gam NH4Cl có số nguyên tử H ít nhất, nên khối lượng H cũng là ít nhất.

II. TỰ LUẬN

Câu 7: a) Phản ứng

CuO + H2 −to→ Cu + H2O (1)

(mol) 0,3          0,3 ← 0,3

b) Ta có: nCu = 19,2/64 = 0,3 (mol)

Từ (1) → nCu = 0,3 (mol) → mCuO = 0,3 x 80 = 24 (gam)

Và nH2= 0,3 (mol) → VH2 0,3 x 22,4 = 6,72 (lít)

Câu 8:

– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ HCl, H2SO4, …

– Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH). Ví dụ NaOH, Ca(OH)2 …

– Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Ví dụ BaSO4, NaCl, FeCl3 …

Câu 9:

Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O

Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

Na + H2O  NaOH + 1/2H2↑

KClO3 −to→ KCl + 3/2O2↑

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 8 có đáp án năm 2023

4. Đề thi cuối học kì 2 môn Hoá học lớp 8 có đáp án năm 2023 thông dụng nhất:

4.1. Đề thi:

I. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vão chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng để trả lời từ câu 1 đến câu 4.

Câu 1: Hãy chọn chữ (Đ) đánh vào câu đúng và chữ (S) vào câu sai trong các câu sau:

1)     Chất khử là chất nhường oxi cho các chất khác. □

2)     Oxit axit thường là oxit của kim loại và tương ứng với một axit. □

3)     Dung dịch axit làm cho quỳ tím hóa xanh. □

4)     Trong thành phần của hợp chất muối phải có gốc axit. □

Câu 2: Hợp chất nào trong các chất sau đây có tên gọi là natri đihiđrophotphat?

A. Na3PO4

B. Na2HPO4

C. NaH2PO4

D. Na2SO4

Câu 3: Dãy các hợp chất nào sau đây gồm các hợp chất muối?

A. K2O, KNO3, NaOH, Fe(NO3)2

B. H2SO4, Na3PO4, Cu(OH)2, Fe2O3

C. Pb(NO3)2, NaCl, ZnSO4, K2S

D. KNO3, FeO, K2S, H2SO4

Câu 4: Hòa tan 50 gam muối ăn vào 200 gam nước thu được dung dịch có nồng độ là:

A. 15%

B. 20%

C. 25%

D. 28%

Câu 5: Khối lượng của NaOH có trong 200ml dung dịch NaOH 2M là:

A. 16 gam

B. 28 gam

C. 30 gam

D. 35 gam

Câu 6: Ghép ý ở cột I và cột II cho phù hợp (1,0 điểm)

Đề thi Hóa học 8Đề thi Hóa học 8

II. Tự luận

Câu 7: Cho 8,1 gam Al tác dụng với dung dịch có chứa 21,9 gam HCl.

Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Sau phản ứng chất nào còn dư? Dư bao nhiêu gam?

Tính khối lượng AlCl3 tạo thành.

Lượng khí hiđro sinh ra ở trên có thể khử được bao nhiêu gam CuO?

(Biết Al=27, H=1, Cu=64, O=16, Cl=35,5).

Câu 8: Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

Đề thi Hóa học 8Đề thi Hóa học 8

4.2. Đáp án:

I. Trắc nghiệm

Câu 1: 1 – S, 2 – S, 3 – S, 4 – Đ

Câu 2: chọn C

Câu 3: chọn C

Câu 4: chọn B

mdd = 50 + 200 = 250 (gam)

Đề thi Hóa học 8Đề thi Hóa học 8

Câu 5: chọn A

Ta có: nNaOH = 0,2 x 2 = 0,4 (mol)

→ mNaOH = 0,4 x 40 = 16 (gam)

Câu 6: 1 – e, 2 – d, 3 – c, 4 – b

II. Tự luận

Câu 7:

Đề thi Hóa học 8Đề thi Hóa học 8

Câu 8:

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

2O2 + 3Fe −to→ Fe3O4

Fe3O4 + 4H2  3Fe + 4H2O

Fe + 2HCl  FeCl2 + H2↑

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 8 có đáp án năm 2023

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com