Bộ đề đọc hiểu Vợ chồng A Phủ và hướng dẫn cách làm đúng

Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong văn học Việt Nam, đồng thời, là tác phẩm thường xuyên xuất hiện trong kỳ thi, kiểm tra đánh giá. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những câu hỏi đọc hiểu Vợ chồng A Phủ và hướng dẫn cách làm đúng. Mời các bạn tham khảo.

1. Phần trắc nghiệm:

1.1. Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Ý nào sau đây chưa chính xác về nhà văn Tô Hoài?

A. Ông là một nhà văn lớn, với các tác phẩm văn xuôi hiện thực

B. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

C. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có, có truyền thống văn học

D. Nghệ thuật trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có,  nhiều khi rất bình dân và thông tục.

Câu 2. Tội ác lớn nhất của nhà thống lí là đã cướp mất của Mỵ là…?

A. Tự do.

B. Tình yêu.

C. Tuổi trẻ.

D. Sự ý thức, xúc cảm.

Câu 3. Dòng nào sau đây là đúng nhất khi nói về tác phẩm “Truyện Tây Bắc”?

A. Là một truyện ngắn về đề tài miền núi.

B. Là một tập truyện kí về đề tài miền núi gồm: Cứu đất, cứu mường, Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ.

C. Là một tập truyện về đề tài miền núi.

D. Là một tập truyện về đề tài miền núi gồm các truyện: Truyện Tây Bắc; Cứu Đất Cứu Mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ.

Câu 4 Ý nào dưới đây nhận xét chưa thỏa đáng về ý nghĩa bức tranh mùa xuân mở đầu cho những đêm tình mùa xuân của Mị?

A. Đó là một phần nằm ngoài cốt truyện để nhà văn thể hiện những hiểu biết nhiều mặt của hiện thực cuộc sống.

B. Là một bức tranh thiên nhiên, phong tục, đời sống để nhà văn gửi vào đó lòng mến yêu đất nước và con người Tây Bắc.

C. Là hình ảnh biểu tượng cho tâm hồn Mị đang bừng lên một sức sống thanh xuân.

D. Một không gian nghệ thuật thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả: về sự kì diệu của mùa xuân, về sức mạnh của khát vọng sống.

Câu 5. Trong truyện “Vợ Chồng A Phủ” hình ảnh “nắm lá ngón” được nhắc đến mấy lần?

A. Một lần.

B. Hai lần.

C. Ba lần.

D. Bốn lần.

Câu 6. Tập Truyện Tây Bắc đã đạt giải thưởng nào dưới đây?

A.   Giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

B.   Giải Nhì giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

C. Giải Ba giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955

D. Giải Nhất giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1954 -1955

Câu 7. Chủ đề của tác phẩm Vợ chồng A Phủ là:

A.   Phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của các dân tộc ít người ở Đông Bắc.

B. Phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạngcủa các dân tộc ít người ở Tây Bắc.

C.   Phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của các dân tộc ít người ở Nam Bộ

D.   Phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của đồng bào miền xiên.

Câu 8. Vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?

A.   Vì cha mẹ A Phủ nợ tiền nhà thống lí Pá Tra

B.   Vì A phủ đánh con quan. Bị phạt vạ

C.   Vì A Phủ làm mất bò của nhà thống lí

D.   Tất cả các đáp án trên

Câu 9. Tô Hoài xuất thân trong gia đình như thế nào?

A.   Gia đình công chức

B.   Gia đình có truyền thống yêu nước

C.   Gia đình thợ thủ công

D.   Gia đình nha nho khi Hán học đã suy tàn

Câu 10. Tô Hoài đã từng làm công việc nào sau đây?

A.   Dạy trẻ

B.   Bán hàng

C.   Kế toán hiệu buôn

D.   Tất cả các đáp án trên

Câu 11. Chi tiết nào không thể hiện sự phản kháng lại kiếp sống tủi nhục của Mỵ?

A. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc. B. Ngày tết, Mị cũng uống ruợu. Mị lén lấy hũ ruợu, cứ uống ừng ực từng bát.

C. Mị không còn tưởng đến Mỵ có thể ăn lá ngón để tự tử nữA.

D. Mị chuẩn bị để đi chơi xuân.

Câu 12. Truyện Vợ chồng A Phủ đã đạt được giải thưởng cao quý nào sau đây?

A. Giải nhất – giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

B. Giải nhất – giải thưởng Báo Văn nghệ

C. Giải nhất – liên hoan văn nghệ toàn quốc

D. Giải Nhất – giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam

Câu 13. Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)?

A. Chăm chỉ.

B. Hiếu thảo.

C. Thổi sáo giỏi.

D. Hát hay.

Câu 14. Trong truyện “Vợ chồng A Phủ”  địa danh Hồng Ngài gắn với sự kiện nào trong dường đời của Mỵ và  A Phủ?

A. Hai người nên vợ nên chồng.

B. Hai người bị hành hạ như nô lệ.

C. Gặp gỡ cách mạng.

D. Trở thành du kích.

Câu 15. Nhận định nào sau đây là đúng với đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tô hoài?

A. Màu sắc dân tộc đậm đà, chất thơ chất chữ tình thấm đượm, ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.

B. thể hiện một sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, giàu tính chính luận triết lí.

C. Tài hoa uyên bác, ý tưởng sâu sắc, diễn đạt độc đáo, chữ nghĩa giàu có và giàu tính tạo hình.

D. Văn phong vừa đậm chất trí tuệ vừa hiện đại

Câu 16. Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:

A.   Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do

B.   Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt

C.   Cả hai đáp án trên đều đúng

D.   Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 17. Tên khai sinh của Tô Hoài là:

A.   Nguyễn Sen

B.   Nguyễn Mạnh Khải

C.   Đinh Trọng Đoàn

D. Phạm  Minh Tài

Câu 18. Tác giả Tô Hoài đoạt giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956 với tác phẩm nào?

A.   Truyện Tây Bắc

B.   Tiểu thuyết Quê nhà

C.   Tiểu thuyết Miền Tây

D.   Ba người khác

Câu 19. Chi tiết nào sau đây thể hiện sự phản khảng đầu tiên của Mị khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí?

A.   Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc

B.   Mị trốn về nhà, cầm theo một nắm lá ngón.

C.   Mỗi ngày mị càng không nói, Mị lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa

D.   Đáp án A và B

1.2. Đáp án phần trắc nghiệm:

Câu 1: C                      Câu 5: D                         Câu 9: C                          Câu 13: D                     Câu 17: A

Câu 2: D                      Câu 6: A                         Câu 10: A                         Câu 14: B                     Câu 18: A

Câu 3: C                      Câu 7: B                        Câu 11: C                          Câu 15: A                     Câu 19: D

Câu 4: C                      Câu 8: B                        Câu 12: D                          Câu 16: C

2. Phần tự luận:

Câu 1: Vì sao A Phủ lại trở thành người ở nợ cho nhà thống lí Pá Tra?

Trả lời

– Chính vì gan dạ mà A Phủ dám đánh A Sử- con nhà quan, anh bị bắt và bị phạt vạ.

– A Phủ đã trở thành người ở nợ, làm nô lệ, quanh năm A Phủ một mình rong ruổi ngoài rừng làm nương, rẫy, chăn bò, ngựa, bẫy nhím, hổ…

Câu 2: Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa, nhưng Mị đã đổi thay, Mị đổi thay nhờ gì?

Trả lời

Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa; nhưng Mị đã đổi thay. Mị nhìn thấy A Phủ khóc “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại”, dòng nước mắt đau đớn, dòng nước mắt của sự tuyệt vọng. Dòng nước mắt đã đưa Mị ra khỏi cõi vô cảm, khiến Mị ra khỏi cõi quên để trở về cõi nhớ… Mị nhớ ra mình, xót cho mình. Từ xót thương cho mình, Mị mới xót thương cho A Phủ- người cùng cảnh ngộ.

Câu 3: Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa, nhưng Mị đã đổi thay, Mị đổi thay nhờ gì?

Trả lời

Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa; nhưng Mị đã đổi thay. Mị nhìn thấy A Phủ khóc “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại”, dòng nước mắt đau đớn, dòng nước mắt của sự tuyệt vọng. Dòng nước mắt đã đưa Mị ra khỏi cõi vô cảm, khiến Mị ra khỏi cõi quên để trở về cõi nhớ… Mị nhớ ra mình, xót cho mình. Từ xót thương cho mình, Mị mới xót thương cho A Phủ- người cùng cảnh ngộ.

Câu 4: Sức sống và khát vọng tự do của A Phủ được thể hiện qua những chi tiết nào trong tác phẩm?

Trả lời

– A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh, lao động giỏi như“con trâu tốt” của núi rừng Tây Bắc.

– A Phủ có khát vọng tự do, sẵn sàng phản kháng đánh lại con nhà giàu .

– Bị phạt vạ một cách tàn nhẫn, A Phủ vẫn gan lì chịu đựng. Bị trói đứng, A Phủ dùng hàm răng to khỏe cắn đứt dây trói…

=> A Phủ là một chàng trai mạnh mẽ, táo bạo ,có ý thức phản kháng mãnh lịêt và tự phát.

Câu 5: Qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ hãy phát biểu ý kiến về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm?

Trả lời

Nêu khái niệm “nhân đạo”?

+ Niềm cảm thông thương xót những con người bất hạnh, bị chà đạp, bị lăng nhục bởi xã hội hoặc một tầng lớp thống trị nào đó.

+ Thái độ thấu hiểu trân trọng những đức tín cao quí của con người trong nghịch cảnh.

– Giá trị hiện thực: phản ánh cuộc sống cơ cực tăm tối của nhân dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân và chúa đất.

– Giá trị nhân đạo:

+ Niềm cảm thông, thương xót của tác giả đối với số phận bất hạnh của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân phong kiến qua:

++ Nhân vật Mị: cuộc sống tủi cực của Mị khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá – Tra: bị bốc lột sức lao động, bị hủy hoại về đời sống tinh thần.

++ Nhân vật A Phủ: tuổi thơ bất hạnh; tủi cực khi ở đợ cho nhà thống lí; nạn nhân của chế độ xử kiện bất công.

+ Thấu hiểu trân trọng và ca ngợi tinh thần phảng kháng, sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua: đêm tình mủa xuân; chứng kiến cảnh A Phủ bị trói và cắt dây trói cứu A Phủ.

Câu 6: Ở cuối tác phẩm, Tô Hoài có miêu tả không gian tối mịt, vậy cảnh tối ở tác phẩm này có gì khác so với “đêm tối như mực” trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố?

Trả lời

Với tác phẩm Tắt đèn thì đó là màn đêm thăm thẳm vô biên của sự bế tắc, thì khi đến với Vợ chồng A Phủ màn đêm đã có chút ánh sáng tuy còn lu mờ, nhưng về sau Mị đã tìm ra nguồn sáng từ đó giác ngộ và đi theo con đường Cách mạng để chống lại sự bóc lột của giai cấp phong kiến.

Câu 7:  Em có nhận xét về nghệ thuật xây dựng tác phẩm của nhà văn?

Trả lời

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc ( A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm trạng).

– Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động có cá tính đậm nét.

– Trần thuật uyển chuyển linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khóe léo.

– Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi ( cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ,…).

– Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên sinh động hấp dẫn.

– Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi.

Câu 8: Diễn biến tâm lí của Mị ra sao? Vì sao Mị quyết định cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ?

Trả lời

Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ. Mị không nghĩ đến sự giải thoát cho bản thân mà nghĩ đến cho A Phủ. A Phủ ở vào cảnh ngộ khác, không bị ràng buộc và có lẽ nào lại phải chết ở nhà này.

– Mị nhớ lại “Đêm năm trước A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ. Không biết lau đi được.”

– Nhớ tới cảnh: Người đàn bà ngày trước bị trói đến chết.

– Mị càng hiểu hơn sự độc ác của cha con nhà thống lí Pá – Tra.

– Thấy rõ sự nguy khốn vô lí đang ập xuống với A Phủ.

– Mị nghĩ đến việc A Phủ chạy trốn và hậu quả của việc này là Mị sẽ là người trói thay vào cái cột đấy.

=> Tình thương cứ lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết, những cơ sở tâm lí ấy đã thúc đẩy Mị hành động: cô đã mạnh dạn cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ.

3. Những đề văn hay về Vợ Chồng A Phủ:

Đề 1: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của Vợ chồng A Phủ

Đề 2: Sức mạnh của tình yêu thương con người trong Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt

Đề 3: Ý nghĩa tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Đề 4: So sánh nhân vật Tnú (Rừng xà nu) và A Phủ (Vợ chồng A Phủ)

Đề 5: So sánh và liên hệ tác phẩm Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ.  

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com