Tác giả hoặc người sở hữu tác phẩm cần đăng ký bản quyền cho bài hát để được bảo vệ trước các hành động xâm phạm bản quyền. Các cá nhân hoặc tổ chức khác cũng có thể mua bản quyền bài hát để được sử dụng, khai thác giá trị hợp pháp từ tác phẩm.
1. Bản quyền bài hát là gì?
Đăng ký Bản quyền âm nhạc là một hình thức bảo hộ tác phẩm của người sáng tác. Qua đó thể hiện quyền của của họ đối với tác phẩm sáng tác, sở hữu và khai thác giá trị.
Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký tới cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc. Thủ tục này giúp cơ quan nhà nước xác nhận, trao quyền và bảo vệ lợi ích cho họ.
Qua đó khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra. Đồng thời giúp ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Khi mà các hành động sử dụng, khai thác tác phẩm của người khác mà không xin phép được thực hiện phổ biến.
2. Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát:
Các bước Đăng ký bản quyền bài hát năm 2022 cụ thể như sau:
– Bước 1: Chủ sở hữu chuẩn bị một số thông tin cho việc đăng ký bài hát:
Để có thể soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền. Thành phần hồ sơ được trình bày ở mục bên dưới. Chủ sở hữu hoặc tác giả cần cung cấp thông tin cần thiết cho việc nộp hồ sơ đăng ký. Để xác nhận, chứng minh đối với quyền của mình.
– Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho bài hát:
Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy của pháp luật hiện hành. Dựa trên các thành phần hồ sơ yêu cầu, cũng như các nội dung cần triển khai.
– Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền đến Cục bản quyền:
Chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho bài hát tại cơ quan có thẩm quyền. Ở các tỉnh thành khác nhau, cần tìm hiểu các thông tin về cơ quan tiếp nhận đăng ký bản quyền.
– Bước 4: Theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát:
Theo dõi để kịp thời sửa đổi nếu cơ quan nhà nước yêu cầu. Cũng như biết thông tin về giai đoạn của hồ sơ đang được tiếp nhận, giải quyết. Nhanh chóng bổ sung để các nhu cầu được giải quyết nhanh nhất.
– Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký bản quyền:
Hồ sơ hợp lệ sẽ được đăng ký bản quyền cho bài hát.
Sau khi có thông báo hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn đăng ký cần nộp phí để nhận được giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm bài hát. Lệ phí này là khoản thanh toán để đảm bảo dịch vụ được cung cấp bởi cơ quan nhà nước. Mức lệ phí cũng được pháp luật quy định cụ thể.
3. Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát:
Dưới đây là thành phần hồ sơ cần có để thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho bài hát.
Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát là tài liệu sẽ nộp tại Cục bản quyền tác giả thuộc các tỉnh. Hoạt động này thể hiện nhu cầu, để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận đăng ký. Hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu sau đây:
– Đơn đăng ký bản quyền bài hát (Mô tả sơ lược về nội dung bài hát, thông tin tác giả và chủ sở hữu); Đơn phải được sử dụng theo mẫu mà pháp luật ban hành còn giá trị pháp lý sử dụng.
– Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân của tác giả và chủ sở hữu bài hát (trường hợp chủ sở hữu là cá nhân); Các thông tin cá nhân để xác định, xác lập quyền gắn với tác giả, người sở hữu tác phẩm.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập (trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân/tổ chức); Các tổ chức này chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tác phẩm thông qua các hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này.
– Hợp đồng ủy quyền/Giấy giới thiệu (Chủ sở hữu ủy quyền hoặc giới thiệu nhân viên của mình đi nộp hồ sơ thay); Trong trường hợp người có quyền không tự thực hiện việc đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu.
– Giấy cam đoan đăng ký bản quyền âm nhạc (Tác giả cam đoan về nội dung tác phẩm do mình tự sáng tác); Để đảm bảo người đầu tiê đăng ký, người này phải chứng minh được giá trị sáng tác, sáng tạo là tác phẩm của mình. Để có căn cứ bảo vệ quyền lợi, cũng như xử lý trong trường hợp vi phạm.
– Tuyên bố tác giả và chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc (Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tuyên bố quyền của mình đối với tác phẩm); Trong trường hợp tác giả thực hiện việc đăng ký quyền tác giả của mình.
– Quyết định giao việc (Chủ sở hữu giao việc cho nhân viên công ty mình thực hiện công việc sáng tác tác phẩm âm nhạc); Xác định trách nhiệm, công việc của người làm việc cho tổ chức, đơn vị.
– Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền âm nhạc (Trong trường hợp chủ sở hữu thuê, mua bài hát từ tác giả).
– 2 Bản in bài hát được thể hiện theo quy định./
Lưu ý:
Nội dung nêu trên là các hồ sơ cơ bản cần phải có khi chủ sở hữu hoặc tác giả tiến hành đăng ký bản quyền bài hát. Cũng là các thành phần giấy tờ cơ bản, thường phải cung cấp trong hồ sơ. Tuy nhiên, nội dung hồ sơ có thể phát sinh thêm hoặc bớt tùy theo tình trạng bài hát cần đăng ký. Trong trường hợp các chủ thể khác nhau thực hiện việc đăng ký cũng đã thay đổi thành phần hồ sơ.
4. Mua bản quyền bài hát:
4.1. Liên hệ với tác giả để mua bản quyền bài hát:
Việc mua bản quyền giúp việc sử dụng, khai thác giá trị của bài hát được hợp pháp. Khi đó, chủ sở hữu cho phép bên mua bản quyền thực hiện các hoạt động phát sinh quyền lợi của họ. Theo đó:
Các tổ chức, cá nhân phải xin phép tác giả, người sở hữu bài hát và được đồng ý. Đồng thời phải trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền khi sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền thuộc về tác giả. Thỏa thuận về giá trị thanh toán được các bên thống nhất.
Các quyền thuộc về tác giả bao gồm:
– Quyền làm tác phẩm phái sinh. Tức là các tác phẩm phái sinh, có sự sáng tạo được ra đời, cải biên, chuyển thể,… dựa trên tác phẩm gốc.
– Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
– Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Được biểu diễn và kiếm tiền từ các cuộc biểu diễn đó.
– Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. Sử dụng các phương tiện truyền thông để nhiều người biết đến tác phẩm. Khi đó, cũng gắn với thông tin của người xin phép sử dụng bài hát.
– Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
– Quyền sao chép tác phẩm.
4.2. Quyền của người mua bản quyền bài hát:
Khi mua bản quyền bài hát, người mua có các quyền nhất định theo thỏa thuận quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng. Có thể thấy được các mục đích trong sử dụng, biểu diễn và khai thác lợi nhuận từ tác phẩm được đặt lên hàng đầu. Trong đó, quyền này theo quy định như sau:
Quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, cụ thể có thể hiểu:
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Phân phối, nhập khẩu thể hiện các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận từ việc đưa tác phẩm rộng rãi ra thị trường. Càng nhiều người tiếp cận thì lợi nhuận nhận về càng lớn.
– Sao chép tác phẩm. Để thực hiện các mục đích khác trong lưu trữ, sử dụng khi cần thiết.
– Làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Để thực hiện việc hát, ra tác phẩm gắn với tên tuổi của họ.
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
– Truyền đạt tác phẩm đến công chứng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
4.3. Mua bản quyền âm nhạc ở đâu?
Do đó, có thể nhận thấy rằng, mua bản quyền âm nhạc quý bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với tác giả hay chủ sở hữu. Đây là các chủ thể có quyền định đoạt, sử dụng đối với tác phẩm của họ. Tuy nhiên, để xin phép và trả tiền bản quyền tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí. Khi mà các chủ sở hữu thường có tâm huyết lớn đối với tài sản tinh thần của họ.
Trường hợp bạn có quan hệ với nhiều tác giả thì việc liên hệ rất dễ dàng. Hoặc các bên thấy được năng lực, hiệu quả hợp tác để cùng tìm kiếm lợi ích, tăng giá trị cho tác phẩm. Tuy nhiên trường hợp bạn không có mối quan hệ với các tác giả thì việc liên hệ mất khá nhiều thời gian.
Nội dung cơ bản cần thỏa thuận:
Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 46 – Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019, quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản. Các nội dung thỏa thuận liên quan đến xác lập quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên. Bao gồm:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng. Các thông tin gắn với nhân thân, thông tin quyền tác giả, quyền sở hữu.
– Căn cứ chuyển nhượng.
– Giá, phương thức thanh toán.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Để có phương thức, cơ quan được lựa chọn để giải quyết khi có tranh chấp.
Căn cứ pháp lý:
– Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019.
– Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan,…